Hiện trạng phát thải ô nhiễm môi trường ở các làng nghề

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG và đề XUẤT các BIỆN PHÁP bảo vệ môi TRƯỜNG LÀNG NGHỀ mỳ kế PHƯỜNG DĨNH kế THÀNH PHỐ bắc GIANG (Trang 26 - 29)

Trong những năm qua, nhờ có chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước, các làng nghề Việt Nam từng bước khôi phục và phát triển mạnh, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên môi trường làng nghề cũng đã trở thành vấn đề bức xúc và tập trung sự chú ý nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và quản lý môi trường Theo kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình ô nhiễm tại các làng nghề diễn ra khá nghiêm trọng, các chỉ tiêu phân tích nước thải như COD, BOD, SS ..., hàm lượng các chất khí thải CO2, SO2, bụi, tiếng ồn đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên mức độ ô nhiễm các môi trường nước, không khí, đất do sản xuất ngành nghề gây ra là không giống nhau giữa các phân ngành. Mức độ ô nhiễm diễn ra phụ thuộc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18

vào đặc điểm sản xuất, tính chất sản phẩm và thành phần chất thải, thải ra

môi trường. (Đặng Kim Chi, 2005).

Do đó, để tìm hiểu về tình hình ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, trước tiên ta phải biết về tải lượng và thành phần chất thải của mỗi ngành sản xuất. Kết quả tính toán tải lượng các chất ô nhiễm do hoạt động sản xuất làng nghề.

Ô nhiễm môi trường có những ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống con người và thực tế ô nhiễm môi trường luôn phát triển cùng chiều với các hoạt động sản xuất.

Ở các làng nghề do quá trình hình thành và phát triển mang tính tự phát, thiết bị đơn giản thủ công, công nghệ lạc hậu, hiệu quả sử dụng nguyên nhiên liệu thấp, mặt bằng sản xuất hạn chế, việc đầu tư cho xây dựng các hệ thống sử lý nước, khí thải hầu như không được quan tâm. ý thức bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ sức khỏe cho chính gia đình của người lao động còn rất hạn chế. Do đó vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề nước ta trở nên bức xúc nhất hiện nay.

Tìm hiểu vấn đề ô nhiễm môi trường do sản xuất làng nghề một cách

đầy đủ hơn cả là tìm hiểu theo các nhóm nghề. Theo cách này hiện trạng ô

nhiễm ở các làng nghề được xét theo các nhóm sau: - Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm (NSTP) - Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá - Làng nghề tái chế phế thải

- Làng nghề dệt nhuộm

- Làng nghề thủ công mỹ nghệ

* Hin trng phát thi ô nhim môi trường làng ngh chế biến nông sn thc phm (NSTP)

Ngành chế biến nông sản là ngành có nhu cầu nước rất lớn và thải ra một lượng nước không nhỏ giàu chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường. Tùy theo quy trình chế biến, nước thải chế biến nông sản thực phẩm có BOD5 lên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19

tới 5000 - 125000mg/l, COD 13300 - 20000mg/l (nước tách bột đen trong sản xuất tinh bột sắn). Nước thải cống chung của các làng nghề này đều vượt quy chuẩn cho phép từ 5 - 32 lần.

Chất thải trong nghề chế biến lương thực thực phẩm rất đa dạng. Nhìn chung chất thải trong nghề chế biến lương thực thực phẩm là những chất hữu cơ dễ bị phân hủy. Trong khu vực các làng nghề này thường có thêm ngành nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi thuỷ sản để tận thu các nguồn nguyên liệu còn thừa ra. Chất thải của ngành nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm chất thải chủ yếu là chất hữu cơ, định mức chất thải rắn đối với gia súc, gia cầm (lợn thải ra 1,5 kg/con/ngày, gà, vịt, ngan thải ra 0,1 kg/con/ngày, trâu, bò thải ra 3 kg /con/ngày). Chất thải ngành chăn nuôi là những chất hữu cơ dễ bị phân hủy, gây ô nhiễm môi trường, tạo mùi khó chịu, nếu không được xử lý tốt sẽ gây ô nhiễm cả 3 môi trường: đất, nước và không khí.(Đặng Kim Chi, 2005).

Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí đặc trưng nhất của các làng nghề chế biến NSTP là mùi hôi do sự phân hủy yếm khí các chất hữu cơ dạng rắn và chất hữu cơ tồn đọng trong nước thải sinh ra. Các khí ô nhiễm gồm H2S, CH4, NH3 đặc biệt là làng nghề sản xuất nước mắm do phơi cá ngoài trời nên mùi hôi tanh bốc lên rất khó chịu làm giảm chất lượng môi trường không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân làng nghề, giảm hiệu suất lao động. Mặt khác tại các làng nghề chế biến NSTP sử dụng than và củi làm chất đốt đã thải vào không khí bụi và các chất khí CO2, SO2, NO, NO2 tuy nhiên do được phát tán nên các chỉ tiêu về bụi và các chất khí này trong khu vực sản xuất đều nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép. Tại 16 làng nghề chế biến NSTP được khảo sát thuộc đề tài KC 08-09 đều có hàm lượng H2S vượt TCCP, trong đó, tại làng nghề tinh bột, rượu sắn Tân Độ, miến Yên Ninh nồng độ H2S trong không khí gấp từ 25 - 33 lần TCCP (Cục kiểm soát ô nhiễm, 12/2010).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20

ngoài không qua bất kỳ khâu xử lý nào gây ô nhiễm không khí, suy giảm chất lượng nước mặt và nước ngầm. Chất lượng nước ngầm tại các làng nghề chế biến NSTP phần lớn đều có dấu hiệu ô nhiễm với hàm lượng COD, TS, NH4+ trong nước giếng cao. Nước giếng của làng Tân Độ và Ninh Vân còn nhiễm vi khuẩn coliform, đặc biệt nước giếng của làng nghề sản xuất nước mắm Hải Thanh (Thanh Hoá) đã bị ô nhiễm nghiêm trọng (COD = 186mg/l); người dân trong làng phải mua nước ngọt ở nơi khác để sử dụng (Đặng Kim Chi, 2005)

Hiện trạng môi trường đất và chất thải rắn tại các làng nghề chế biến nông sản có sự khác nhau giữa các làng nghề. Làng nghề chế biến tinh bột sắn, dong thải ra lượng chất thải rắn như vỏ, sơ. Hiện nay bã thải sắn được tận dụng làm thức ăn cho cá và chăn nuôi. Bã dong chứa hàm lượng sơ cao, một phần được đem phơi khô làm nhiên liệu, phần lớn được đổ xuống cống rãnh gây tắc nghẽn, khi bị phân hủy gây mùi xú uế. Nguồn thải này góp phần chính làm ô nhiễm môi trường đất và trực tiếp gây ô nhiễm môi trường không khí cũng như ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt, nước ngầm ở làng nghề.

Các làng nghề nấu rượu, làm tương, đậu phụ và nước mắm có nguồn chất thải rắn chủ yếu là bỗng rượu, bã đậu, bã cá là những thức ăn giàu dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm. Vì vậy, tại các làng này thường phát triển chăn nuôi để tận dụng nguồn bã thải đó và chất thải chăn nuôi cũng góp phần làm tăng mức độ ô nhiễm làng nghề. Còn tại các làng nghề sản xuất bún, bánh lượng chất thải rắn không đáng kể, chủ yếu chỉ có xỉ than.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG và đề XUẤT các BIỆN PHÁP bảo vệ môi TRƯỜNG LÀNG NGHỀ mỳ kế PHƯỜNG DĨNH kế THÀNH PHỐ bắc GIANG (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)