Nghề làm mỳ Kế cũng vậy. Tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu vực làng nghề hiện nay đang là mối quan tâm của các cấp, ngành và toàn thể người dân phường Dĩnh Kế.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66
Bảng 3.8: Tổng hợp kết quảđiều tra thực trạng môi trường làng nghề Mỳ Kế
TT Nội dung Tỷ lệ
%
1
Tham gia học lớp tập huấn về các kiến thức bảo vệ môi trường
Đã được tập huấn 11.4 Chưa được tập huấn 88.6
2
Các kiến thức về bảo vệ môi trường người dân muốn được tập huấn
Luật và các văn bản chính sách 48.3
Các kiến thức về tác hại của ô nhiễm môi trường 64.4 Các kiến thức về bảo vệ/xử trí ô nhiễm môi trường 66.4 Tất cả các kiến thức trên 36.2
3
Nguồn nước dùng làm mỳ
Nước giếng khoan 2 Nước máy 98 4 Nhiên liệu dùng để sản xuất Than, củi 98.0 Điện 1.3 5 Tình hình chăn nuôi ở làng nghề Có chăn nuôi 76.5 Không chăn nuôi 23.5 6
Biện pháp xử lý chất thải đang được áp dụng
Thu gom và đổ ra bãi rác thành phố 97.3 Xây hầm biogas 8.1
Đổ rác và nước thải trực tiếp xuống cống, ao hồ 3.4 7
Giải pháp để hạn chế ô nhiễm môi trường
Trồng nhiều cây xanh 75.2 Xây hầm biogas 78.5
Phân loại và xử lý rác thải theo quy định của thành phố 49.7 Qua điều tra, quan sát cho thấy hầu hết hệ thống cống rãnh ở làng nghề
đều ở tình trạng lộ thiên, ô nhiễm, chất thải trong sản xuất mỳ như nước vo gạo, nhiên liệu đốt đổ trực tiếp xuống cống và ao, hồ. 98% các hộ làm mỳ sử dụng than, củi làm nhiên liệu để sản xuất; hầu hết các hộ đều sử dụng nước
máy để sản xuất (98%). Một vấn đề bất cập đáng quan tâm nữa là các biện
pháp xử lý chất thải đang được áp dụng, 97,3% các hộ thu gom rác và đổ ra bãi rác, tuy nhiên nước thải trong sản xuất và chăn nuôi người dân đang lúng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67
túng không biết xử lý, đổ trực tiếp xuống cống, gây mùi hôi thối khó chịu ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân. Theo điều tra, 76,5% các hộ có chăn nuôi, chủ yếu là nuôi lợn và gà tận dụng các phế, phụ phẩm trong chăn nuôi, chỉ có một tỷ lệ nhỏ người dân đã được tập huấn về các kiến thức bảo vệ môi trường (11,4%). Để tận dụng các phế, phụ phẩm trong sản xuất các hộ chăn nuôi thêm lợn, gà. Nước thải chăn nuôi cũng không được xử lý bằng bất cứ biện pháp nào, chỉ có 1 số ít hộ đã xây hầm biogas. Chất thải rắn từ nhiên liệu như than củi, người dân cũng đổ trực tiếp ra môi trường xung quanh...
Trước thực trạng này việc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề nói chung và làng nghề mỳ Kế nói riêng là rất khó khăn. Để cân bằng được giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là một bài toán khó. Mỗi hộ dân một ngày thu lãi khoảng vài chục đến vài trăm nghìn đồng từ nghề truyền thống nhưng để xây dựng được khu xử lý nước thải phải tốn hàng tỷ đồng. Mặt khác các hộ chỉ chú trọng đến lợi nhuận, chưa quan tâm đến việc đầu tư xử lý nước thải, trong khi chính quyền địa phương cũng chưa có quy hoạch, đề án và quy định được trách nhiệm của họ trong việc đầu tư xử lý môi trường. Đây cũng là một bài toán khó có lời giải cho các nhà quản lý cũng như chính quyền địa phương. Nguyện vọng của người dân ở làng nghề mong được các ngành chứcnăng quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí, tu sửa hệ thống cống rãnh sạch sẽ, cung cấp hoá chất, kỹ thuật xử lý nguồn nước thải trước khi thải ra môi trường.
Qua điều tra, 100% các cơ sở làm mỳ không có giấy phép hoạt động về môi trường (đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, xác nhận công trình xử lý môi trường). Điều này cho thấy nhận thức về trách nhiệm của các chủ cơ sở này trong bảo vệ môi trường còn hạn chế. Lý do hạn chế có thể:
- Chủ cơ sở chưa nhận thức được trách nhiệm phải thực hiện các nhiệm vụ này. Với các cơ sở: quy mô nào thì cần phải thực hiện cam kết? Hay không cần phải thực hiện thủ tục pháp lý này.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68
- Các chủ cơ sở làng nghề gặp nhiều khó khăn trong việc nắm bắt quy trình pháp lý trong việc thực hiện.
Một thực tế nữa là hầu hết người dân đều chưa được học qua một lớp tập huấn kiến thức về gìn giữ bảo vệ môi trường sống. Thậm chí một số người dân chỉ chú trọng đến sản xuất kinh doanh, lợi nhuận, khi được hỏi về tập huấn kiến thức bảo vệ môi trường thì được trả lời là họ chưa quan tâm. Như vậy cho thấy việc tuyên truyền phổ biến kiến thức, nâng cao trách nhiệm của người dân về bảo vệ môi trường cho người dân còn nhiều hạn chế.
Thêm vào đó tỷ lệ cây xanh ở làng nghề rất thấp. Số lượng ao hồ ít, nước thải xả trực tiếp nên quá tải, dẫn đến ứ đọng, ô nhiễm. Ảnh hưởng do mùi hôi thối bốc lên từ những nơi này gây khó chịu cho các hộ dân. Người dân sống ở đây thường mắc các bệnh về hô hấp.
Năm 2011 tổ dân phố Phú Mỹ 3 (một trong những thôn có số hộ sản xuất mỳ nhiều của xã) đã được hỗ trợ kinh phí, tu sửa, nạo vét và xây hệ thống cống thoát nước ngầm nên đã hạn chế rất nhiều ô nhiễm. Tuy nhiên ở các tổ dân phố làm mỳ còn lại tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn rất trầm trọng một phần do không có kinh phí xây dựng, phần khác do ý thức giữ gìn môi trường của người dân chưa cao cùng với phương thức sản xuất cũ, manh mún, nhỏ lẻ, không có kỹ thuật xử lý nước thải trước khi đổ ra môi trường
Trước thực trạng môi trường như vậy cần có sự quan tâm sâu sắc của các cấp, ngành cũng như ý thức của mỗi người dân cần phải trang bị kiến thức gìn giữ, bảo vệ môi trường.
Hoạt động của HTX Mỳ Kế còn mang tính nhỏ lẻ gặp nhiều khó khăn do chưa có đất và kinh phí để xây dựng trụ sở giao dịch, nhận thức của xã viên còn hạn chế, chưa quan tâm đến sự tác động của làng nghề đến môi trường .
Tỉnh cần quy hoạch phát triển và có chính sách khuyến khích phát triển theo quy hoạch của các ngành nghề cần ưu tiên. Hiện nay, các cơ sở sản xuất - kinh doanh trên địa bàn làng nghề chủ yếu tồn tại dưới hình thức hộ kinh tế gia đình, sản xuất kinh doanh diễn ra tại nơi ở của hộ gia đình. Đó vừa là nơi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69
ở, vừa là nơi sản xuất nên nhà xưởng hẹp, môi trường bị ô nhiễm, không có khả năng mở rộng sản xuất, kết cấu hạ tầng cho sản xuất - kinh doanh không đảm bảo.
Trong quá trình quan sát cho thấy: hầu hết nước thải sau sản xuất mỳ và chăn nuôi lợn của người dân không được xử lý và được chảy qua hệ thống rãnh thoát nước không có nắp đậy, xả thải ra ngoài môi trường, mương tiêu thoát nước xung quanh khu vực.
3.4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ MỲ KẾ.
Để làng nghề phát triển bền vững vừa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế vừa đảm bảo môi trường làng nghề Mỳ Kế, thì vấn đề khắc phục ô nhiễm là rất cần thiết trong quá trình phát triển sản xuất. Các giải pháp khắc phục ô nhiễm có rất nhiều nhưng cần phải lựa chọn sao cho phù hợp với công nghệ sản xuất, quy mô sản xuất và điều kiện của địa phương. Tuy nhiên dù phương pháp nào đi nữa thì cũng phải đạt được mục tiêu thay đổi thành phần chất thải thành những chất ít có hại với môi trường và làm giảm số lượng chất thải vào môi trường. Với suy nghĩ trên chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp trong công tác bảo vệ môi trường làng nghề Mỳ Kế như sau:
3.4.1. Giải pháp quản lý
Giải pháp quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường
Một trong những giải pháp hiệu quả nhất đối với làng nghề hiện nay là hình thành khu công nghiệp nhằm đưa các cơ sở sản xuất nằm trong khu dân cư ra khu sản xuất tập trung. Để tạo sự đồng lòng thực hiện chủ trương vào sản xuất tại cụm công nghiệp, các cơ quan quản lý cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục để người dân nhận thức được sự cần thiết trong việc bảo tồn, phát triển làng nghề cũng như bảo vệ môi trường. Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ vốn quy hoạch làng nghề, các chính sách thị trường tạo điều kiện cho nguồn tiêu thụ sản phẩm đầu ra của làng nghề ổn định. Đồng thời các cấp chính quyền cũng cần có biện pháp hạn chế, siết chặt các quy chế quy
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70
định đối với hộ sản xuất, cưỡng chế người dân ra cụm công nghiệp nhằm hạn
chế ảnh hưởng xấu của các cơ sở sản xuất đối với môi trường và người dân
xung quanh.
Xây dựng bộ máy quản lý môi trường tại làng nghề
Cần xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý môi trường cấp thôn, xã; xác định trách nhiệm của từng cấp trong quá trình tiến hành thực hiện các chính sách và hoạt động môi trường, lập các đội, tổ vệ sinh môi trường, thu phí môi trường. Các cán bộ địa phương cần có biện pháp tổ chức lại đội thu gom rác, tránh tình trạng bỏ rác thải, đặc biệt rác thải sản xuất một cách bừa bãi ra ao, hồ, kênh mương… gây ô nhiễm môi trường làng nghề. Hệ thống quản lý môi trường cấp xã được thể hiện trên hình.
UBND phường
Cán bộ chuyên môn VSMT phường Ban chuyên trách y tế, VSMT và ANTP Các ban ngành của phường (kinh tế, thủy lợi, giáo dục, điện…) Lãnh đạo TDP Tổ cán bộ chuyên môn VSMT của TDP Hộ gia đình thuần nông Hộ sản xuất (gia đình) Cơ sở sản xuất nhỏ (cụm gia đình)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71
Theo mô hình phân cấp quản lý nhà nước về BVMT, đề xuất chức năng và nhiệm vụ của cán bộ các cấp như sau:
‐ UBND phường:
+ Ban hành các văn bản pháp luật về BVMT
+ Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy định của nhà nước, của UBND các cấp tỉnh, huyện, xã về công tác BVMT trên địa bàn toàn phường.
‐ Cán bộ bán chuyên trách hoặc chuyên trách về môi trường chủ trì tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm giúp UBND phường thực hiện việc quản lý nhà nước về BVMT.
‐ Quản lý môi trường cấp tổ dân phố:
+ Tổ trưởng tổ dân phố và cán bộ lãnh đạo tổ dân phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vệ sinh môi trường trên địa bàn tổ dân phố.
+ Ở các tổ dân phố phải phân công cán bộ chuyên trách kiêm nhiệm để theo dõi về vệ sinh môi trường, giúp tổ trưởng tổ dân phố trong việc quản lý về vệ sinh môi trường trong địa bàn.
Các ban ngành của phường và cán bộ chuyên trách của tổ dân phố có trách nhiệm tổ chức và đôn đốc việc thực hiện các công tác vệ sinh môi trường trong quản lý của ngành theo quy định và các hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành và cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.
‐ Các hộ gia đình, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp phải tham gia công tác chung của phưởng và tổ dân phố về quản lý môi trường.
+ Tại các cơ sở sản xuất, để công tác quản lý môi trường được thực hiện tốt các cơ sở nên thành lập tổ/nhóm quản lý môi trường với sự tham gia của một số cán bộ có khả năng chuyên trách theo dõi về tình hình vệ sinh môi trường và an toàn lao động của cơ sở.
+ Xây dựng quy định về bảo vệ môi trường trong cơ sở sản xuất.
+ Xây dựng chương trình vệ sinh thường xuyên dọn vệ sinh, kiểm tra, quản lý vệ sinh môi trường của cơ sở sản xuất.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 72
+ Tổ chức học tập tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho người lao động.
Cần nâng cao vai trò và tích cực phối hợp sự tham gia của cộng đồng trong vấn đề bảo vệ môi trường làng nghề:
Cộng đồng làng nghề là những người trực tiếp tham gia sản xuất, cũng là tác nhân cơ bản nhất gây ô nhiễm môi trường, đồng thời lại là những người phải gánh chịu trực tiếp hậu quả của việc ô nhiễm. Do đó, cộng đồng có vai trò quan trọng và quyết định đối với vấn đề nâng cao năng lực sản xuất và bảo vệ môi trường. Có thể nói ở đây đang tồn tại một mâu thuẫn: Đó là giữa nhận thức về hiện trạng môi trường và hành động nhằm bảo vệ môi trường của cộng đồng.
Cách thức để thực hiện giải pháp:
+ Cần nâng cao nhận thức của người dân: Qua khảo sát thấy rằng, người dân nhận biết được môi trường đang ô nhiễm, song lại chưa ý thức được đầy đủ những hậu quả của nó nên chưa có những hành động giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Vì vậy, cần tích cực giáo dục môi trường cho cộng đồng với nội dung chính:
Môi trường là nơi chúng ta sống và lao động hàng ngày, nếu môi trường bị ô nhiễm sẽ thu hẹp không gian sống của con người; là nguyên nhân lây nhiễm các loại bệnh tật, giảm tuổi thọ của người già, thậm chí có thể gây đột biến gen, dẫn đến nguy cơ tàn tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh nếu môi trường bị nhiễm các chất độc hại…
+ Lên kế hoạch và lồng ghép thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường cho cộng đồng làng nghề, với các nội dung chính gồm:
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nơi ở, nơi sản xuất cũng như đường làng, ngõ xóm.
- Thu gom rác đúng nơi quy định của địa phương, không vứt rác bừa bãi ra các nơi công cộng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 73
- Vận động người dân tham gia các chương trình sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (nạo vét, khơi thông kênh mương, cống rãnh; dọn vệ sinh đường phố định kỳ;…)
- Trong quá trình sản xuất, có kế hoạch tận thu các sản phẩm phụ để tái sản xuất, vừa tăng thu nhập, vừa giảm nguồn thải.
- Người sản xuất chú ý tới việc “sản xuất sạch hơn”, vừa nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm, vừa bảo vệ môi trường. Như vậy là tự bảo vệ cho sức khỏe của mình, cộng đồng làng nghề cũng như người tiêu dùng sản phẩm…
+ Việc giáo dục môi trường cho người dân có thể tiến hành đa dạng dưới mọi hình thức:
- Tuyên truyền qua chương trình phát thanh của tổ dân phố, qua các cuộc thi tìm hiểu về sản xuất và môi trường; có thể lồng ghép với các dịp lễ hội (trung thu, tết nguyên đán…); và nên kết hợp giáo dục cho học sinh ngay tại trường học các cấp qua các buổi học ngoại khóa, các cuộc thi viết, thi thuyết trình
3.4.2. Giải pháp kỹ thuật
* Đối với nước thải:
- Đầu tư xây dựng hợp lý các hệ thống dẫn nước thải từ các hộ dân, quy hoạch kênh mương dẫn nước thải hợp lý nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường