Hiện trạng môi trường nước

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG và đề XUẤT các BIỆN PHÁP bảo vệ môi TRƯỜNG LÀNG NGHỀ mỳ kế PHƯỜNG DĨNH kế THÀNH PHỐ bắc GIANG (Trang 67 - 74)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59 Bảng 3.4: Kết quả phân tích nước thải TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Kết quả QCVN 40:2011 BTNMT (cột B) Cmax NT 1 NT 2 NT 3 NT 4 NT 5 NT 6 1 pH - 7,27 7,27 7,19 7,12 7,02 7,09 5,5 – 9 2 BOD5 mg/l 580 220 121 180 350 190 50 3 COD mg/l 3769,6 340 183 270,41 476,16 337,28 150 4 Chất rắn lơ lửng mg/l 988 246 162 108 260 367 100 5 Sắt (Fe) mg/l 0,77 1,04 0,47 0,37 0,59 1,57 5 6 Thủy ngân (Hg) mg/l <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 0,01 7 Chì (Pb) mg/l <0,01 <0,013 <0,013 <0,01 <0,01 <0,01 0,5 8 Asen (As) mg/l <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 0,1 9 Mangan (Mn) mg/l 0,21 0,025 0,017 0,30 0,45 0,48 1 10 Dầu mỡ khoáng mg/l 2,92 1,34 1,5 2,03 2,68 2,44 10 11 Amoni (tính theo N) mg/l 14,28 60,58 36,63 18,14 37,38 17,12 10 12 Tổng Nitơ mg/l 68,65 114,88 71,32 50,48 95,27 68,37 40 13 Tổng Phốt pho mg/l 3,21 1,54 4,56 1,67 2,41 4,57 6 14 Coliform MPN/100ml 210000 1100000 430000 75000 110000 36000 5000

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60

Ghi chú:

(-) không qui định, Cmax= C

Cmax: Là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải (không áp dụng với: nhiệt độ, pH,Coliform).

QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

Nhận xét: Kết quả phân tích mẫu cho thấy:

- Tất cả các mẫu nước thải đều có các thông số COD, BOD5, chất rắn lơ lửng, amoni, tổng nito, coliform vượt quá quy chuẩn cho phép theo QCVN 40: 2011/BTNMT cột B, Cmax.

- Các thông số còn lại đều nằm trong quy chuẩn cho phép

Bảng 3.5: Thống kê so sánh các thông số với QCVN 40:2011 (B) TT Ký hiệu Vượt QCVN 40: 2011 (B) (lần) BOD5 COD Chất rắn lơ lửng amoni Tổng N coliform 1 NT1 11,6 25,13 9,88 1,43 1,72 42 2 NT2 4,4 2,27 2,46 6,06 2,87 220 3 NT3 2,42 1,22 1,62 3,66 1,78 86 4 NT4 3,6 1,8 1,08 1,81 1,26 15 5 NT5 7 3,17 2,6 3,74 2,38 22 6 NT6 3,8 2,25 3,67 1,71 1,71 7,2 Từ kết quả trên cho thấy nước thải làng nghề chứa các chất ô nhiễm vượt quy chuẩn nhiều lần, thể hiện bởi các thông số hữu cơ (COD, BOD5), chất rắn lơ lửng, amoni, tổng nito, coliform.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61

Bảng 3.6: Kết quả phân tích nước ngầm

TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị KẾT QUẢ QCVN 09:2008/BTNMT

NN01 NN02 NN03 NN04 NN05 NN06 1 pH - 6,98 7,02 6,29 6,34 5,97 6,40 5,5 – 8,5 2 Độ cứng (tính theo CaCO3) mg/l 905 1535 438 560 600 480 500 3 Chất rắn tổng số mg/l 704 1632 1252 860 1608 1148 1500 4 Amoni (tính theo N) mg/l 14,05 0,27 1,09 1,00 0,15 0,83 0,1 5 Clorua (Cl -) mg/l 100,69 239,66 152,45 60,27 167,34 141,1 250

6 Nitrat (NO3-) (tính theo N) mg/l 2,37 39,40 5,51 12,5 37,2 32,9 15

7 Sulfat (SO4 2-) mg/l 20,9 21,5 21,06 21,42 19,4 17,5 400 8 Xianua (CN-) mg/l <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 0,01 9 Cadimi (Cd) mg/l <0,0012 <0,0012 <0,0012 <0,0012 <0,0012 <0,0012 0,005 10 Chì (Pb) mg/l <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 0,01 11 Sắt (Fe) mg/l 0,25 0,08 1,4 0,62 0,26 0,062 5,0 12 Coliform MPN/100ml 700 900 700 360 400 1100 3,0 13 Mangan (Mn) mg/l 0,061 0,073 0,038 0,046 0,058 0,043 0,5 14 Đồng (Cu) mg/l <0,003 <0,003 <0,003 <0,003 <0,003 <0,003 1,0

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62

Ghi chú: (-) không quy định; kph: Không phát hiện

QCVN 09: 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm

Nhận xét: Kết quả phân tích mẫu nước ngầm cho thấy:

NN01: Hàm lượng Độ cứng vượt QCCP 1,81 lần.. Hàm lượng Amoni vượt QCCP 140,5 lần. Hàm lượng Coliform vượt QCCP 233,3 lần.

NN02: Hàm lượng Độ cứng vượt QCCP 3,07 lần. Hàm lượng Chất rắn tổng số vượt QCCP 1,08 lần. Hàm lượng Amoni vượt QCCP 2,7 lần. Hàm lượng Nitrat vượt QCCP 2,62 lần. Hàm lượng Coliform vượt QCCP 300 lần.

NN03:. Hàm lượng Amoni vượt QCCP 10,9 lần. Hàm lượng Coliform vượt QCCP 233,33 lần.

NN04: Hàm lượng Độ cứng vượt QCCP 1,12 lần. Hàm lượng Amoni vượt QCCP 10 lần. Hàm lượng Coliform vượt QCCP 120 lần.

NN05: Hàm lượng Độ cứng vượt QCCP 1,2 lần. Hàm lượng Chất rắn tổng số vượt QCCP 1,07 lần. Hàm lượng Amoni vượt QCCP 1,5 lần. Hàm lượng Nitrat vượt QCCP 2,48 lần. Hàm lượng Coliform vượt QCCP 133,33 lần.

NN06: Hàm lượng Amoni vượt QCCP 8,3 lần. Hàm lượng Nitrat vượt QCCP 2,19 lần. Hàm lượng Coliform vượt QCCP 366,67 lần.

Hàm lượng các chỉ tiêu phân tích khác tại các vị trí đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 09: 2008/BTNMT.

Theo kết quả phân tích hầu hết các chỉ tiêu phân tích ở các mẫu đều nằm trong giới hạn cho phép (QCVN 09:2008/BTNMT). Riêng chỉ tiêu về độ cứng có các mẫu số 1,2,4,5 vượt quá quy chuẩn cho phép. Độ cứng của nước

được quyết định bởi hàm lượng chất khoáng hòa tan trong nước, chủ yếu là

do các muối có chứa ion Ca++ và Mg++. Các muối bicarbonat Ca và Mg: Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2 là các muối hòa tan hoàn toàn nhưng không ổn

định, không bền. Chúng dễ dàng bị phân hủy thành các muối kết tủa CaCO3, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63

kết tủa trong cơ thể sinh vật. Chúng là nguyên nhân gây ra sỏi thận và một trong các nguyên nhân gây tắc động mạch do đóng cặn vôi ở thành trong của động mạch. Ngoài ra các mẫu nước giếng khơi số 3 có chỉ tiêu chất rắn tổng số cũng vượt tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng các yếu tố vi lượng như sắt (Fe) dao động trong khoảng 0,012 mg/l đến 4,209mg/l; hàm lượng Mangan (Mn) dao động trong khoảng 0,024mg/l đến 0,348 mg/l, hàm lượng Đồng trong các mẫu nước còn lại dao động trong khoảng 0,012 mg/l đến 0,022 mg/l đều nằm trong giới hạn cho phép, không phát hiện As trong 6 mẫu nước ngầm Từ kết quả phân tích trên cho thấy nước giếng trong các hộ dân làng nghề mỳ Kế chưa bị ô nhiễm bởi hoạt động sản xuất mỳ, các mẫu nước chủ yếu có hàm lượng độ cứng và chất rắn tổng số vượt QCCP, hàm lượng coli form vượt quy chuẩn rất lớn cao nhất 366,67 lần thấp nhất là 120 lần, amoni vượt quy chuẩn cao nhất là 140,05 lần thấp nhất là 2,7 lần. Hiện nay, các hộ dân trong làng nghề chủ yếu dùng nước sinh hoạt là nước sạch của thành phố Bắc Giang, nước giếng chỉ dùng cho vệ sinh chuồng trại chăn nuôi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64

Bảng 3.7: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt

TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Kết quả QCVN 08:2008/

BTNMT (cột B1) NM1 NM2 NM3 1 pH - 7,11 7,23 6,91 5,5 – 9,0 2 DO mg/l 4,1 2,76 0,74 ≥ 4 3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 106 194 363 50 4 BOD5 mg/l 119 50 80 15 5 COD mg/l 460 89,28 138,88 30 6 Amoni (NH4+) (tính theo N) mg/l 23,13 16,32 28,78 0,5

7 Nitrit (NO2-) (tính theo N) mg/l <0,001 0,29 <0,01 0,04

8 Nitrat (NO3-) (tính theo N) mg/l 0,29 0,53 0,21 10

9 Phosphat (PO43-) (tính theo P) mg/l 6,14 2,14 8,81 0,3

10 Tổng dầu mỡ mg/l 1,68 1,72 1,34 0,1

11 Coliform MPN/100ml 4300 15000 21000 7500

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65

Ghi chú: (-) Không quy định

QCVN 08: 2008/BTNMT (cột B1)– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm

Nhận xét: Kết quả phân tích mẫu nước ngầm cho thấy:

Hàm lượng BOD5 ở cả 3 mẫu đều vượt quá quy chuẩn cho phép 3 đến 8 lần, mẫu nước số NM3 lấy từ ao ông Đáng tổ dân phố Phú Mỹ 3 (thôn Hạc) có hàm lượng COD vượt QCCP 4,63 lần. Hàm lượng Amoni vượt QCCP 57,56 lần. Hàm lượng Phosphat vượt QCCP 29,37 lần. Hàm lượng Tổng dầu mỡ vượt QCCP 13,4 lần. Hàm lượng Coliform vượt QCCP 2,8 lần. Đây là ao nằm ở giữa khu dân cư, nước thải của các hộ làm mỳ xả trực tiếp ra ao này. Nước ao đục, nổi váng, bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường xung quanh. BOD5 là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật tiêu thụ trong quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong nước. Chỉ số này thể hiện mức độ ô nhiễm của nước. Kết quả phân tích BOD5 cho thấy cả 3 mẫu nước ở 3 tổ dân phố đều ô nhiễm trầm trọng. Không chỉ có BOD5 vượt QCCP, hàm lượng COD trong các mẫu cũng vượt QCCP. COD là lượng oxy cần để oxy hoá toàn bộ các chất hoá học trong nước. Hàm lượng COD và BOD cao sẽ làm giảm lượng oxy hoà tan trong nước có hại cho sinh vật nước và hệ sinh thái nước nói chung. Hầu hết mẫu nước lấy ở các ao của 3 tổ dân phố (thôn Hạc, Mé, Nợm) đều vượt quy chuẩn cho phép từ 3 đến 4 lần. Như vậy so với các mẫu khác đây là mẫu nước có mức độ ô nhiễm trầm trọng nhất. Không chỉ BOD5 và COD vượt quá quy chuẩn cho phép, chỉ tiêu vi sinh coliform, tổng dầu mỡ của tất cả các mẫu cũng cao hơn QCCP. Kết quả phân tích cho thấy các ao, mương của cả 3 tổ dân phố sản xuất mỳ Kế đang trong tình trạng ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường và sức khoẻ của người dân làng nghề.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG và đề XUẤT các BIỆN PHÁP bảo vệ môi TRƯỜNG LÀNG NGHỀ mỳ kế PHƯỜNG DĨNH kế THÀNH PHỐ bắc GIANG (Trang 67 - 74)