Các nguồn gây ô nhiễm môi trường tại làng nghề mỳ kế

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG và đề XUẤT các BIỆN PHÁP bảo vệ môi TRƯỜNG LÀNG NGHỀ mỳ kế PHƯỜNG DĨNH kế THÀNH PHỐ bắc GIANG (Trang 60 - 65)

3.2.6.1. Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí:

a. Ngun phát sinh

Ô nhiễm môi trường không khí tại làng nghề Mỳ Kế có nguồn gốc chủ yếu từ đốt nhiên liệu và sử dụng các nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, quá trình chăn nuôi, từ quá trình phân hủy chất hữu cơ trong nước thải chất thải rắn tạo nên các chất khí như SO2, NO2, H2S, NH3, CH4 và các chất khi ô nhiễm gây mùi thối khó chịu.

Than là nguyên liêu chính được sử dụng phổ biến ở các làng nghề và thường là than chất lượng thấp. Đây là loại nhiên liệu gây phát sinh lượng lớn bụi các khí ô nhiễm. Do đó, khí thải khu vực này gồm các chất khí như Bụi, CO2, NOx, SO2, …

b. Đối tượng, phm vi b tác động

- Đối tượng bị tác động: Môi trường không khí, con người (dân cư sống trong khu vực ), động thực vật.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52

- Quy mô tác động: Chất thải khí phát sinh chủ yếu trong giai đoạn sản xuất ... tác động này đáng kể nhất trong thời gian hoạt động sản xuất, phạm vi

tác động trong khu vực sản xuất. Đối với các khu vực lân cận tác động do

chất thải khí là không đáng kể.

3.2.6.2. Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước:

a. Ngun phát sinh

Tình hình ô nhiễm môi trường nước ở làng nghề Mỳ Kế đang diễn ra trầm trọng. Tại các tổ dân phố Phú Mỹ, Phú Mỹ 2 có số lượng các hộ làm mỳ

rất đông, hệ thống cống rãnh không được nạo vét tu sửa thường xuyên hầu

hết đều lộ thiên, nước thải nhiều khi tràn cả ra ngoài đường. Khi thời tiết

thuận lợi trung bình mỗi hộ tráng khoảng 70-80 kg gạo, với số lượng như vậy lượng nước vo gạo của các hộ thải ra rất lớn. Người dân không biết cách xử lý lượng nước thải này, đổ trực tiếp ra cống gây mùi chua, hôi thối. Nước vo

gạo đặc đổ thường xuyên ra cống, phân huỷ chậm kết hợp với nước thải từ

chăn nuôi và sinh hoạt gây nên mùi hôi thối khó chịu đến môi trường sống. Đặc trưng của nước thải sản xuất làng nghề mì kế nhiều chất hữu cơ như chỉ số COD, BOD, SS, Coliform, NH4…

Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), BOD, COD, các vi sinh vật,...

Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, sự ô nhiễm do các chất hữu cơ sẽ dẫn đến suy giảm nồng độ oxy hoà tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hoà tan để phân huỷ chất hữu cơ. Oxy hoà tan giảm sẽ khiến cho các loài thuỷ sinh trong thủy vực thiếu oxy để sinh sống. Ngoài ra, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước.

b. Đánh giá tác động

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53

Với dân số của tổ dân phố Phú Mỹ 2 (thôn Nợm) là 766, Tổ dân phố Phú Mỹ (thôn Mé) 952 người, tổ dân số Phú Mỹ 3 (thôn Hạc) 900 người . Như vậy số dân thường xuyên thải nước thải sinh hoạt chủ yếu của 3 tổ dân phố làm mì là: 2618 người. Với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của xã khoảng 1,2%/năm thì tính đến năm 2020 thì dân số của 2 thôn này là khoảng 2.800 người.

Với định mức cấp nước sinh hoạt tính đến năm 2020 là 120 lít/người/ngày và lượng nước thải sinh hoạt tính bằng 80% lượng nước cấp thì lượng nước thải sinh hoạt tính đến năm 2020 là (tính cho 100% dân số được cấp nước):

Qsh = 2800 x 120 x 80% = 268.800 lít/ngày ≈ 268,8 m3/ngày.

- Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), BOD, COD, các vi sinh vật,...

- Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, sự ô nhiễm do các chất hữu cơ sẽ dẫn đến suy giảm nồng độ oxy hoà tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hoà tan để phân huỷ chất hữu cơ. Oxy hoà tan giảm sẽ khiến cho các loài thuỷ sinh trong thủy vực thiếu oxy để sinh sống. Ngoài ra, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước.

- Tác động do nước thải chăn nuôi:

Nước thải chăn nuôi chủ yếu phát sinh từ 3 tổ dân phố Phú Mỹ, Phú Mỹ 2, Phú Mỹ 3 . Tại các hộ làm mì số đầu lợn khoảng là 1.500 con/năm và định mức nước thải cho 1 đầu lợn khoảng 16,81 lít/con/ngày = 2.693 lít/lứa [đề tài “Đánh giá ảnh hưởng chất thải chăn nuôi lợn thịt quy mô trang trại và đề

xuất các giải pháp xử lý thích hợp”, năm 2010]

Và 1 lứa khoảng 160 ngày thì lượng nước thải sẽ là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qcn = 1.500 x 2.693 x 365/160 ≈ 9.215.109 lít/năm ≈ 25 m3/ngày. Lượng nước thải này phát sinh từ việc thải phân, nước tiểu của lợn, nước từ quá trình rửa chuồng, máng vệ sinh,… Nên thành phần chính là nước có chứa nhiều chất hữu cơ có nguồn gốc từ động thực vật, và các loại phụ gia

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54

được bổ sung trong quá trình chế biến thức ăn: như các chất tăng trọng, chất kháng sinh, vitamin… Đặc trưng của nước thải từ các chuồng nuôi lợn là lượng BOD5, Nitơ và photpho rất cao. Nước thải chứa lượng lớn các chất hữu cơ và khi bị phân hủy thường gây mùi hôi thối khó chịu, có khả năng gây ô nhiễm nặng tới môi trường nước, cụ thể như sau:

+ Nước tiểu: Có các thành phần: Urê, các loại axit amin, các loại axit hữu cơ: axít uric, các thành phần NH4+, SO42-,… Đặc tính của nguồn thải này có mùi khó chịu, chứa nhiều chất cặn lắng và thành phần dễ tan.

+ Nước thải trong việc rửa máng ăn và chuồng trại: Có chứa nhiều chất cặn, thức ăn thừa, và các chất hữu cơ như: Lipit, Protein có nguồn gốc từ thực vật, động vật, nội tạng, thịt tôm, cá,…Nồng độ BOD5, chất rắn lơ lửng trong nước thải rất cao.

Như vậy, mức ô nhiễm của nước thải chăn nuôi rất lớn. Thành phần chủ yếu của nước thải là các chất hữu cơ và dinh dưỡng, khi bị phân huỷ sẽ sinh ra nhiều tác nhân gây độc đối với hệ sinh thái thuỷ sinh. Nước thải phải được xử lý trước khi thải ra hệ thống thoát nước của khu vực.

- Tác động do nước thải từ quá trình sản xuất mì gạo:

Hiện tại 3 tổ dân phố Phú Mỹ, Phú Mỹ 2, Phú Mỹ 3 có khoảng 187 máy tráng mì gạo. Ước tính 01 máy tráng 1 ngày thải ra 1,2 m3/ngày thì lượng nước thải sẽ là:

Qb = 187 x 1,2 ≈ 244,4 m3/ngày

Khoảng 50% lượng nước thải này được tận dụng làm thức ăn chăn nuôi, do vậy lượng nước thải thải ra thực tế là:

Qb’ = Qb/2 = 244,4/2 = 112,2 m3/ngày

Đặc trưng của nước thải sản xuất bánh đa nem, mì gạo là hàm lượng các chất hữu cơ và các chỉ số COD, BOD, SS, Coliform, NH4+… trong nước thải ở mức cao.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55

Qxs = Qcn + Qb’ = 25 + 112,2 = 137,2 m3/ngày

Tính đến năm 2020, quy mô sản xuất tăng gấp 2 lần, lượng nước thải là: Qsx’ = Qsx x 2 = 137,2 x 2 = 274,4 m3/ngày.

Như vậy tổng lượng nước thải của làng nghề (tính đến năm 2020) là: Q = Qsh + Qsx’ = 268,8 + 274,4 = 534,2 m3/ngày

Toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt và sản xuất từ các hộ sản xuất và chăn nuôi trong khu vực làng mì kế được thải trực tiếp ra các cống rãnh, và ao làng hệ thống tưới tiêu của cách đồng làng mì kế, khu vực ô nhiễm cao nên sẽ gia tăng các tác động tới môi trường khu vực nếu nước thải không được xử lý đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường theo quy định.

3.2.6.3. Hệ thống thu gom, xử lý nước thải

Hệ thống thoát nước hiện trạng của làng nghề Mỳ Kế chủ yếu là loại rãnh hở, có kích thước khoảng 10- 20 cm, được thoát tự nhiên theo độ dốc địa hình và không qua xử lý đổ thẳng xuống ao làng, và hệ thống tưới tiêu của khu vực và đồng ruộng xung quanh khu vực gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường không khí xung quanh và ô nhiễm các nguồn nước tiếp nhận chỉ có một số khu vực hệ thống cống có nắp đậy.

Nhiều hộ gia đình tận dụng các phế, phụ phẩm sau khi sản xuất mỳ để chăn nuôi lợn, gà nhưng không có sự tách biệt giữa khu chăn nuôi và sản xuất, chuồng nuôi lợn, gà ngay cạnh sân phơi mỳ. Nghề làm mỳ gạo là nghề thu nhập chính của rất nhiều hộ ở phường Dĩnh Kế. Người dân học hỏi lẫn nhau, tự sắm trang thiết bị sản xuất tại nhà, số lượng các hộ làm mỳ đông, khi thời tiết thuận lợi tốc độ sản xuất liên tục nên lượng chất thải trong sản xuất như nước vo gạo, nhiên liệu dùng để đốt như than, củi… cũng thải ra nhiều.

Trong quá trình sản xuất mì có phát sinh các loại khí thải do sử dụng than làm chất đốt vào công đoạn tráng bánh... tuy nhiên làng mì kế chưa có hộ gia đình nào có hệ thống xử lý khí thải, chính vì vậy khí thải vẫn phát tán

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56

tự nhiên và ảnh hưởng trực tiếp tới người dân tham gia sản xuất và dân cư khu vưc lân cận.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG và đề XUẤT các BIỆN PHÁP bảo vệ môi TRƯỜNG LÀNG NGHỀ mỳ kế PHƯỜNG DĨNH kế THÀNH PHỐ bắc GIANG (Trang 60 - 65)