Một số biện pháp kỹ thuật để bảo vệ môi trường làng nghề

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG và đề XUẤT các BIỆN PHÁP bảo vệ môi TRƯỜNG LÀNG NGHỀ mỳ kế PHƯỜNG DĨNH kế THÀNH PHỐ bắc GIANG (Trang 32)

Trong những năm vừa qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đề ra biện pháp xử lý ô nhiễm. Hiện nay, các nhà khoa học đã tìm ra một số giải pháp công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường các làng nghề để đưa vào ứng dụng trong thực tế như xử lý nước thải các làng nghề (làng nghề chế biến NSTP, làng nghề dệt nhuộm, làng nghề thủ công mỹ nghệ, làng nghề tái chế giấy, làng nghề tái chế kim loại) (Đặng Kim Chi, 2005).

+ Xử lý nước thải làng nghề chế biến NSTP: Trước tiên là xử lý nước thải chế biến NSTP kết hợp với nước thải chăn nuôi bằng hầm Biogas tại các

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24

hộ gia đình. Nước thải từ các hộ sản xuất sau khi xử lý sơ bộ tách các tạp chất thô và nước thải sau xử lý sẽ đi ra cống thải chung. Trên hệ thống cống chung có bố trí các hố gas để tiếp tục lắng, tách tạp chất sau đó nước thải được đưa vào hệ thống xử lý nước thải chung cho cả làng;

+ Xử lý nước thải làng nghề thủ công mỹ nghệ: Với những làng nghề chế biến gỗ, hệ thống tách bụi bằng xycol (ở máy cưa) và lọc kết hợp bụi túi vải (ở máy chà gỗ), đối với mặt hàng sơn mài, chọn hệ thống xử lý hơi dung môi hữu cơ bằng hấp phụ than hoạt tính;

+ Xử lý nước thải làng nghề tái chế giấy: Thu hồi xơ sợi bằng bể lắng kết hợp lọc túi hoặc kết hợp tuyển nổi và lắng, nước thải làng nghề tái chế giấy còn có thể xử lý bằng hồ sinh học hiếu khí kết hợp làm thoáng khí nhân tạo, phương pháp hấp thụ bằng bentonite, phương pháp xử lý hiếu khí bằng bể Aeroten.

+ Xử lý ô nhiễm làng nghề tái chế kim loại: Dùng xyclo khử mùi áp dụng ở làng nghề tái chế sắt thép, đối với làng nghề tái chế nhôm kết hợp thêm tháp hấp phụ bằng nước vôi xử lý khí thải….

Hiện nay trên cả nước đã áp dụng thí điểm một số loại công nghệ thí

điểm: Hệ thống kênh oxy hoá hồi lưu áp dụng ở Minh Khai – Hà Tây, hệ

thống cống rãnh thu gom nước thải tập trung xử lý trong các hố phân huỷ lớn ở Cát Quế - Hà Tây…Nhìn chung, các công nghệ xử lý này khá đắt tiền, quy trình vận hành phức tạp, trong thời gian tới cần đánh giá lại tính hiệu quả và khả năng giảm giá thành, đồng thời nghiên cứu các biện pháp mới hữu hiệu, tích cực áp dụng các biện pháp để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25

1.5. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA BẮC GIANG

1.5.1.Tình hình phát trin làng ngh truyn thng ca Bc Giang

Với lịch sử hình thành lâu đời, là nơi quần cư của nhiều dân tộc anh em, Bắc Giang đã hình thành nên những làng nghề cổ truyền vừa mang nét tiêu biểu của văn hóa Kinh Bắc, văn hóa vùng đồng bằng Sông Hồng vừa mang nét văn hóa của các dân tộc vùng trung du, miền núi Bắc Bộ. Thời gian qua, nhằm đa dạng hóa ngành nghề, chính quyền các cấp tỉnh Bắc Giang đã chú trọng đầu tư phát triển Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn, thu được kết quả tích cực. Tính đến hết năm 2010, toàn tỉnh có gần 15 ngàn hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, khôi phục và phát triển gần 500 làng nghề, trong đó có 33 làng nghề đạt tiêu chí làng nghề theo quy định; hỗ trợ xây dựng hạ tầng làng nghề Vân Hà, Tăng Tiến, Đông Thượng, Nam Dương… (Hoàng Trọng Đông, 2010).

Hàng năm, các làng nghề đã tạo việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động tại chỗ và nộp ngân sách hàng trăm tỷ đồng. Nhiều mặt hàng thủ công, mỹ nghệ của địa phương được thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc và EU ưa chuộng…

Trên cơ sở đánh giá cao vai trò, vị trí, tầm quan trọng của làng nghề, những năm qua, tỉnh Bắc Giang đã xây dựng nhiều chương trình, kế hoạch nhằm tạo mọi điều kiện để làng nghề phát triển, đồng thời chú trọng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn; hỗ trợ công tác đào tạo nghề, thực hiện chương trình khuyến công, đào tạo nâng cao trình độ quản trị hợp tác xã; hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề truyền thống. Hàng năm, tổ chức bình xét, công nhận và vinh danh những làng nghề tiêu biểu, những thợ giỏi, người có công đưa nghề vào phát triển nông thôn và đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cộng đồng (Hoàng Trọng Đông, 2010).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26 1.5.2. Tình hình qun lý nhà nước v bo v môi trường ca tnh

1.5.2.1. Khái quát sơ bộ về bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về BVMT tỉnh

Hình 1.2: Sơđồ bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về BVMT tỉnh Bắc Giang

(nguồn: bacgiang.gov.vn)

1.5.2.2. Sự phân công nhiệm vụ

- Sở Tài nguyên và Môi trường: Là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực môi trường, đất đai, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn toàn tỉnh.

- Ban Quản lý các khu công nghiệp: Là cơ quan quản lý Nhà nước, có chức năng tham mưu, giúp cơ quan quản lý môi trường cấp trên thực hiện nhiệm vụ quản lý môi trường tại các khu công nghiệp tập trung.

- Chi cục Bảo vệ môi trường: Là cơ quan quản lý Nhà nước trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực

UBND tỉnh Sở tài nguyên và môi trường Chi cục BVMT Ban quản lý các KCN DN trong KCN tập trung UBND tỉnh UBND cấp huyện UBND cấp xã Phòng tài nguyên môi trường huyện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27

bảo vệ môi trường.

- Phòng Tài nguyên môi trường cấp huyện: Là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường trên địa bàn

- UBND cấp xã: Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn, khu dân cư thuộc phạm vi quản lý của mình; kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường của các hộ gia đình, cá nhân; phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp; xác nhận Bản đăng ký cam kết bảo vệ môi trường theo sự uỷ quyền của cơ quan cấp trên.

1.5.2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

a. Thuận lợi

- Nhận thức của người dân, chủ các doanh nghiệp về bảo vệ môi trường có những chuyển biến tích cực và đạt được một số kết quả ban đâu.

- Công tác quản lý môi trường đang từng bước đi vào hoạt động có nề nếp và ngày càng hiệu quả.

- Sự phối kết hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan ngày càng chặt chẽ và đạt hiệu quả.

- Hoạt động thanh tra, kiểm tra ngày càng được tăng cường và có chiều sâu. b. Khó khăn

- Ý thức chấp hành Luật bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, không đầu tư xây dựng các hệ thống xử lý chất thải đạt quy chuẩn môi trường Việt Nam, hầu hết các cơ sở đều không tổ chức thực hiện chương trình quan trắc chất lượng môi trường hàng năm.

- Việc thanh tra, kiểm tra, xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng chưa được sự ủng hộ của các ngành,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28

chức năng có liên quan nên chưa phát huy được hiệu lực quản lý Nhà nước về môi trường.

- Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật để tiến hành kiểm soát chất lượng môi trường của Sở TN&MT còn thiếu, đặc biệt là thiết bị quan trắc môi trường không khí chưa được đầu tư nên phụ thuộc rất nhiều vào các Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường của trung ương. Đây là một trong những trở ngại lớn cho công tác chủ động quản lý môi trường ở địa phương.

- Tình trạng ô nhiễm môi trường đang có chiều hướng gia tăng cả về mức độ và phạm vi. Đặt biệt là các làng nghề truyền thống, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư.

- Cơ sở hạ tầng về BVMT tại các làng nghề, cụm công nghiệp làng nghề chưa được đầu tư tương xứng, không đồng bộ; đa phần các cụm công nghiệp làng nghề đều không có cơ sở hạ tầng.

- Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường đối với các doanh nghiệp thuộc các cụm công nghiệp và làng nghề chưa phát huy được hiệu lực

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Làng nghề Mỳ Kế, phường Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

Phạm vi nghiên cứu: trong khu vực làng nghề và khu vực lân cận . Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10/2013 đến tháng 6/2014

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội phường Dĩnh Kế.

- Tình hình sản xuất và phát sinh các nguồn phát thải của làng nghề Mỳ Kế - Hiện trạng môi trường làng nghề Mỳ Kế:

+ Kết quả khảo sát hiện trạng môi trường nước + Kết quả khảo sát hiện trạng môi trường không khí

- Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường cho làng nghề Mỳ Kế.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Phương pháp thu thp s liu th cp

Thu thập số liệu, số liệu thông tin có sẵn từ các cơ quan, phòng ban chức năng, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang, Trung Tâm Quan trắc Môi trường Bắc Giang, phòng TN&MT thành phố Bắc Giang, UBND phường Dĩnh Kế

+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực phường Dĩnh Kế.

+ Tình hình sản xuất, phát triển làng nghề, tình trạng ô nhiễm môi trường của làng nghề

2.3.2. Phương pháp điu tra, phng vn

Sử dụng phiếu điều tra phỏng vấn dân cư khu vực sản xuất của làng nghề với 60 phiếu điều tra ngẫu nhiên về: tình hình sản xuất, quy trình sản xuất, nguyên liệu sản xuất, đầu ra của sản phẩm, hiện trạng môi trường tại địa phương...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30 2.3.3. Phương pháp ly mu, phân tích:

Các mẫu không khí, mẫu nước được lấy và được phân tích tại phòng hóa nghiệm của Trung tâm Quan trắc môi trường Bắc Giang

* Đối vi mu không khí

Phương pháp lấy mẫu theo các tiêu chuẩn: TCVN 5067: 1995, TCVN 5498: 1995.

Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu không khí

hiệu

Vị trí Thi đim

KK1 Lấy trên đường giao thông của tổ dân phố Phú Mỹ

Trời không mưa, có gió nhẹ

KK2 Lấy trên đường giao thông của tổ dân phố Phú Mỹ 2

KK3 Lấy trên đường giao thông của tổ dân phố Phú Mỹ 3

KK4 Lấy tại khu vực sản xuất mỳ của hộ

gia đình ông Ngô Văn Tuấn – tổ

dân phố Phú Mỹ

KK5 Lấy tại khu vực sản xuất mỳ của hộ gia đình ông Nguyễn Văn Tình – tổ dân phố Phú Mỹ 2

KK6 Lấy khu vực sản xuất mý của hộ

gia đình ông Nguyễn Văn Thiều –

Tổ dân phố Phú Mỹ 3

Ngày lấy mẫu : 5/3/2014

Phương pháp bảo quản mẫu: Mẫu khí lấy được và bảo quản theo TCVN 5993- 1995 (ISO 5667- 3: 1985) và chuyển thẳng đến phòng thí nghiệm ngay sau khi việc lấy mẫu kết thúc.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31

Bảng 2.2: Phương pháp phân tích mẫu khí

TT Thông số Phương pháp phân tích 1 Bụi lơ lửng TCVN5067:1995 2 CO TCVN 5972:1995 3 SO2 TCVN 5971 : 1995 4 NOx TCVN 6137:1995 5 O3 TCVN 7171 : 2002 6 H2S Thường quy bộ y tế 7 Tiếng ồn Đo trực tiếp

8 NH3 TCVN 5293 : 1995 ∗Đối vi môi trường nước

-Phương pháp lấy mẫu nước:

+ Môi trường nước thải: Phương pháp lấy mẫu nước thải: TCVN 5992: 1995 và TCVN 5999: 1995.

+ Môi trường nước mặt: Phương pháp lấy mẫu được thực hiện theo TCVN 5994: 1995 (ISO 5667- 4: 1987)

+ Môi trường nước ngầm: Phương pháp lấy mẫu được thực hiện theo TCVN 6000:1995 (ISO 5667 – 11: 1992)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32 Bảng 2.3. Vị trí lấy mẫu nước hiệu Vị trí Thời điểm Nước mặt

NM1 Lấy tại ao Trụ Sở của tổ dân phố Phú Mỹ Trời không mưa NM2 Lấy tại ao Đình Ngõ của tổ dân phố Phú

Mỹ 2

NM3 Lấy tại ao Ông Đáng của tổ dân phố Phú Mỹ 3

Nước ngầm

NN01 Lấy tại giếng nhà ông Nguyễn Văn Đợi – Tổ dân phố Phú Mỹ

Trời không mưa NN02 Lấy tại giếng nhà ông Nguyễn Văn Đích –

tổ dân phố Phú Mỹ

NN03 Lấy tại giếng nhà bà Nguyễn Thị Dung – Tổ dân phố Phú Mỹ 2

NN04 Lấy tại giếng nhà ông Nguyễn Văn Tình – TDP. Phú Mỹ

NN05 Lấy tại giếng nhà ông Nguyễn Đức Toàn – Tổ dân phố Phú Mỹ 3

NN06 Lấy tại giếng nhà ông Nguyễn Văn Nam – Tổ dân phố Phú Mỹ 3

Nước thải

NT1 Lấy tại điểm xả nước thải của hộ gia đình ông Nguyễn Văn Hùng vào cống nước thải của tổ dân phố Phú Mỹ

trời không mưa

NT2 Lấy tại cống thải của tổ dân phố Phú Mỹ trước khi thải vào ao Trụ Sở

NT3 Lấy tại cống tập trung nước thải của tổ dân phố (Cống Cao Tốc) trước khi chảy vào trạm bơm của tổ dân phố Phú Mỹ

NT4 Lấy tại điểm xả nước thải của hộ gia đình ông Nguyễn Văn Tình vào cống nước thải của tổ dân phố Phú Mỹ 2

NT5 Lấy tại cống thải của tổ dân phố Phú Mỹ 2 trước khi thải vào ao Đình Ngõ

NT6 Lấy tại cống thải của tổ dân phố Phú Mỹ 3 trước khi thải vào ao Ông Đáng

Ngày lấy mẫu: 9,10/3/2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33

Bảng 2.4: Phương pháp phân tích mẫu nước mặt

TT Thông số Phương pháp phân tích 1 pH Máy Hanna Hi 8424

2 DO Máy đo YSI 55

3 BOD5 TCVN 6001-1: 2008 4 COD TCVN 6491:1999 5 Chất rắn lơ lửng (TSS) TCVN 6625: 2000 6 Tổng dầu mỡ TCVN 5070: 1995 7 Asen (As) TCVN 6626: 2000 8 Amoni (theo N) TCVN6179-1:1996 9 Nitơrat (theo N) TCVN6180:1996 10 Nitorit TCVN6178:1996 11 Photphat (theo P) TCVN6193:1996 12 Coliform TCVN6187-1:1996

Bảng 2.5: Phương pháp phân tích chất lượng nước ngầm TT Tên chỉ tiêu Phương phắp phân tích

1 pH Máy Hanna Hi 8424 2 Độ cứng (theo CaCO3) TCVN 6224 : 1996 3 Chất rắn tổng số TCVN 4560 : 1988 4 Sulfat (SO42-) TCVN 6200 : 1996 5 Xianua (CN-) TCVN 6181 : 1996 6 Cadimi (Cd) TCVN 6193 : 1996 7 Fe TVVN 6177: 1996 8 Mn TCVN 6002: 1995 9 Cu TCVN 6193:1996 10 Coliform TCVN 6187- 1: 1996 11 Clorua TCVN 6194:1996 12 Pb TCVN 6193:1996 13 Nitrat (NO3-) tính theo N TCVN 6180 : 1996 14 Amoni (tính theo N) TCVN 5988 : 1995

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34

Bảng 2.6: Phương pháp phân tích nước thải

TT Thông số Phương pháp phân tích 1 pH Máy Hanna Hi 8424 2 BOD5 TCVN 6001-1:2008 3 COD TCVN 6491:1999 4 Chất rắn lơ lửng TCVN 6625: 2000 5 Tổng Phốt pho TCVN 6202:2008 6 Tổng Nitơ TCVN 5987:1995 7 Amoni (tính theo N) TCVN 5988:1995 8 Hg TCVN 7877 : 2008 9 Dầu mỡ khoáng TCVN 5070 : 1995 10 Fe TCVN 6177: 1996 11 Zn TCVN 6193: 1996 12 Cr (VI) TCVN 7939:2008 13 Coliform TCVN 6187-2 : 2009

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG và đề XUẤT các BIỆN PHÁP bảo vệ môi TRƯỜNG LÀNG NGHỀ mỳ kế PHƯỜNG DĨNH kế THÀNH PHỐ bắc GIANG (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)