Kiểm chứng tính logic, cấp thiết và khả thi của các giải pháp

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp liên kết đào tạo nghề giữa trường Cao đẳng nghề thành phố Hồ Chí Minh với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề (Trang 84 - 117)

9. Cấu trúc luận văn

3.2. Kiểm chứng tính logic, cấp thiết và khả thi của các giải pháp

3.2.1. Mục đích

Người nghiên cứu tiến hành nghiên cứu tính cấp thiết, logic và khả thi của các giải pháp nhằm lấy ý kiến đánh giá hiệu quả của các giải pháp trong luận văn.

3.2.2. Nội dung

Sau khi đề xuất ra các giải pháp người nghiên cứu sẽ lập phiếu khảo sát xin ý kiến chuyên gia về các giải pháp đã đề xuất trong luận văn. Đối tượng được hỏi là các cán bộ quản lí, chuyên gia có uy tín hiện nay.

Tính logic được chia thành 4 cấp độ (1 – không logic; 2 – ít có tính logic; 3 – logic; 4 – rất logic). Tương tự tính cấp thiết và khả thi cũng được chia thành 4 cấp

độ (1 – không cấp thiết, khả thi; 2 – ít cấp thiết, khả thi; 3 – cấp thiết, khả thi; 4 – rất cấp thiết, khả thi).

3.2.3. Kết quảthăm dò

Kết quảthăm dò tại bảng 3.1 cho thấy: tính logic, cấp thiết và khả thi của các giải pháp được các cán bộ quản lí và giáo viên đồng ý với tỷ lệ rất cao. Cụ thể:

- Xây dựng nội dung chương trình đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp Logic và rất logic: 80%

Cấp thiết và rất cấp thiết: 80% Khả thi và rất khả thi: 85% - Phát triển giáo viên

Logic và rất logic: 85% Cấp thiết và rất cấp thiết: 90% Khả thi và rất khả thi: 80% - Xây dựng cơ sở vật chất Logic và rất logic: 95% Cấp thiết và rất cấp thiết: 75% Khả thi và rất khả thi: 85%

- Chủ trương chính sách của nhà trường Logic và rất logic: 85%

Cấp thiết và rất cấp thiết: 80% Khả thi và rất khả thi: 70% - Việc làm sau khi tốt nghiệp

Logic và rất logic: 85% Cấp thiết và rất cấp thiết: 75% Khả thi và rất khả thi: 80% - Đánh giá kết quả học nghề

Khả thi và rất khả thi: 90%

- Thành lập bộ phận quan hệ khách hàng Logic và rất logic: 80%

Cấp thiết và rất cấp thiết: 80% Khả thi và rất khả thi: 75%

Các ý kiến cho rằng các giải pháp ít logic, cấp thiết và khả thi chiếm tỷ lệ không cao chỉ từ5% đến 20%.

Bảng 3.1. Đánh giá của chuyên gia về các giải pháp liên kết đào tạo nghề giữa trường Cao đẳng nghề Tp HCM với doanh nghiệp

Tỷ lệ % S

T T

Nội dung các biện pháp

Tính logic Tính cấp thiết Tính khả thi

1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4

1

Xây dựng nội dung chương trình đáp ứng

yêu cầu doanh nghiệp 0 20 45 35 0 20 40 40 0 15 45 40 2 Phát triển giáo viên 0 15 40 45 0 10 45 45 0 20 30 50 3 Xây dựng cơ sở vật chất 0 5 55 40 0 25 40 35 0 15 40 45 4 Chủ trương chính sách của nhà trường 0 15 40 45 0 20 35 45 0 30 35 35 5 Việc làm sau khi tốt nghiệp 0 15 45 40 0 25 45 30 0 20 40 40 6 Đánh giá kết quả đào

tạo 0 25 40 35 0 35 40 25 0 10 35 55 7 Xây dựng bộ phận

quan hệ doanh nghiệp 0 20 55 25 5 15 40 40 0 25 45 30

Từ các nhận xét nêu trên, có thể nhận thấy các biện pháp liên kết đào tạo nghề giữa trường Cao đẳng nghề TP Hồ Chí Minh với doanh nghiệp của người nghiên cứu đề ra trong luận văn là có tính logic, cấp thiết và khả thi.

Tuy nhiên kết quảđánh giá của thầy cô về mức độ liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp ở nội dung doanh nghiệp tham gia quá trình đánh giá chất lượng đào tạo và doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí cho đào tạo trong giải pháp đã đề xuất là chưa

bộ trong dây chuyền sản xuất của mình tham gia công tác đánh giá cùng nhà trường, và vì lợi ích kinh tế của doanh nghiệp nên vấn đề yêu cầu doanh nghiệp tham gia liên kết hỗ trợkinh phí đào tạo cho nhà trường là vấn đề hết sức khó khăn.

Kết luận

Qua phân tích thực trạng về việc liên kết giữa trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh với doanh nghiệp và tìm hiểu các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề của trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh người nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp liên kết đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp sao cho phù hợp với các điều kiện thực tế với nhà trường và yêu cầu của doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo lợi ích của các bên tham gia nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp.

Các giải pháp liên kết đào tạo giữa trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh với doanh nghiệp nêu trên sẽnâng cao được chất lượng và hiệu quảđào tạo nghề.

Khi có sự liên kết về xây dựng nội dung chương trình đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp thì học sinh, sinh viên sẽđược học tập sát hơn với yêu cầu thực tế sản xuất, các doanh nghiệp sau khi tiếp nhận sinh viên được đào tạo tại trường sẽ đưa vào đảm nhận vị trí sản xuất trong doanh nghiệp luôn mà không phải đào tạo lại tránh lãng phí kinh phí đào tạo lại cho doanh nghiệp.

Khi nhà trường và doanh nghiệp liên kết đào tạo thì giáo viên của nhà trường có nhiều cơ hội tiếp cận với các công nghệ sản xuất mới, nâng cao trình độ chuyên môn và tích lũy kinh nghiệm sản xuất thực tế cho bản thân. Qua các giải pháp liên kết nhà trường cũng tận dụng được thế mạnh của cả nhà trường và doanh nghiệp. Đội ngũ giáo viên dạy nghềđược tăng lên về quy mô và chất lượng đặc biệt là giáo viên đào tạo thực hành có tay nghề cao, bề dày kinh nghiệm, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụcho đào tạo là một trong những yếu tố cơ bản đảm bảo chất lượng dạy nghề. Liên kết đào tạo với doanh nghiệp thì cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo sẽ được tăng lên, thiết bị phục vụ cho đào tạo cũng được thường xuyên cập nhật. Đồng thời học sinh sinh viên được tiếp cận với thực tế sản xuất với những thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến tại doanh nghiệp.

Đánh giá người học và giải quyết việc làm cho người học nghề sau khi tốt nghiệp là khâu rất quan trọng trong quá trình đào tạo nghề. Nếu có sự liên kết chặt chẽ giữa nhà trường với doanh nghiệp sẽ khắc phục được tình trạng thất nghiệp của những học viên học nghề. Học viên được đào tạo sau khi tốt nghiệp sẽcó địa chỉ sử dụng, được học theo nhu cầu của doanh nghiệp. Từ đó giúp người học an tâm học tập, nâng cao chất lượng đào tạo, giảm lãng phí cho xã hội.

Bên cạnh đó các chủ trương và chính sách của nhà trường và các bộ ngành liên quan sẽ khuyến khích thúc đẩy quan hệnhà trường với doanh nghiệp được chặt chẽhơn. Và đảm bảo các yếu tố như: mục tiêu chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, kiểm tra đánh giá công nhận tốt nghiệp và giải quyết việc làm, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho đào tạo và tài chính sẽđược thực hiện với hiệu quả cao.

Như vậy, việc thực hiện liên kết đào tạo giữa trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh với doanh nghiệp với các giải pháp ở trên sẽnâng cao được chất lượng và hiệu quảđào tạo.

TÓM TẮT CHƯƠNG III

Qua cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát, phân tích, tổng hợp các kết quả thực tiễn người nghiên cứu đề xuất các giải pháp liên kết đào tạo giữa trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh với doanh nghiệp gồm các nội dung như sau:

 Xây dựng nội dung chương trình đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp  Phát triển giáo viên

 Xây dựng cơ sở vật chất  Đánh giá kết quả học nghề

 Giải quyết việc làm sau tốt nghiệp

 Thành lập bộ phận quan hệ doanh nghiệp  Chủtrương chính sách của nhà trường

Qua phân tích thực trạng về liên kết đào tạo nghề giữa trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh với doanh nghiệp về mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, tuyển sinh và giải quyết việc làm, đánh giá kết quả học nghề, cùng với việc thu thập thông tin từ các doanh nghiệp về nhu cầu kết hợp với nhà trường đểđào tạo đội ngũ lao động chất lượng cao. Người nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp liên kết đào tạo phù hợp với điều kiện thực tếvà đảm bảo lợi ích của nhà trường và doanh nghiệp, phân rõ trách nhiệm và vai trò của các bên tham gia. Người nghiên cứu đã tiến hành xin ý kiến chuyên gia về các giải pháp đã đề xuất nhằm đánh giá tính khả thi của các giải pháp đã đưa ra.

Tuy nhiên, để áp dụng thành công các giải pháp này còn tùy thuộc và thực tế của trường và thực tế từng doanh nghiệp ở từng thời điểm mà có thể có những chi tiết hóa hơn nữa về kế hoạch thực hiện, phân rõ nhiệm vụ các bên. Vấn đề liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp được đề cập khá nhiều nhưng chưa có quy định cụ thể ràng buộc trách nhiệm của hai bên. Do đó, việc liên kết với doanh nghiệp hiện nay phụ thuộc rất lớn vào sự chủđộng của nhà trường.

PHN KT LUN VÀ KIN NGH

1. Kết luận

Sau thời gian thực hiện đề tài “Đề xuất một số giải pháp phát triển đào tạo nghề giữa trường Cao đẳng nghề thành phố Hồ Chí Minh với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề” người nghiên cứu đã hoàn thành các nội dung cơ bản như sau:

1. Xây dựng cơ sở lý luận vềđề xuất các giải pháp liên kết đào tạo nghề 2. Đánh giá được thực trạng việc đào tạo nghề Điện tử công nghiệp và cắt gọt kim loại giữa trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh với doanh nghiệp. 3. Tìm hiểu nhu cầu liên kết đào tạo nghề giữa nhà trường và doanh nghiệp, tổng hợp và phân tích số liệu khảo sát nhà trường và doanh nghiệp.

4. Trên cơ sở khảo sát nhu cầu doanh nghiệp và thực trạng đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh đề xuất một số giải pháp liên kết đào tạo nghề giữa trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh và doanh nghiệp bao gồm các nội dung:

 Xây dựng nội dung chương trình đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp  Phát triển giáo viên

 Xây dựng cơ sở vật chất  Đánh giá chất lượng đào tạo  Tuyển sinh

 Giải quyến việc làm sau tốt nghiệp

 Thành lập bộ phận quan hệ doanh nghiệp  Chủtrương chính sách của nhà trường

Trong từng nội dung, người nghiên cứu phân tích rõ mục tiêu và nội dung việc tổ chức thực hiện các giải pháp. Tuy nhiên, đề tài chỉ tập trung

Tp Hồ Chí Minh với doanh nghiệp và đề xuất một số giải pháp tăng cường mối liên kết này. Đề tài chỉ dừng lại ở mức tham khảo ý kiến của các chuyên gia mà không tiến hành thực nghiệm. Cần thiết phải có sự thực nghiệm và áp dụng để kiểm nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp trong thực tế nhà trường.

2. Hướng phát triển của đề tài

Đề tài này thực hiện nghiên cứu, đánh giá thực trạng việc liên kết đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh với doanh nghiệp và chỉ mới dừng lại ở mức tham khảo ý kiến của các chuyên gia mà không tiến hành thực nghiệm. Do đó, trong tương lai người nghiên cứu sẽ tiến hành thực nghiệm các giải pháp tại thực tế trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh và tiến hành kiểm nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp này.

3. Kiến nghị

Qua quá trình nghiên cứu, người nghiên cứu xin kiến nghị với nhà trường: - Cần chủđộng thiết lập và tăng cường các mối liên kết, hợp tác đào

tạo chặt chẽhơn với phía doanh nghiệp.

- Việc xây dựng nội dung, chương trình đào tạo phải gắn với thực tế sản xuất, mời đại diện các doanh nghiệp tham gia đóng góp ý kiến nhiều hơn và được tiến hành việc này thường xuyên.

- Tích cực tìm kiếm nguồn tài trợ các máy móc, thiết bị mới phục vụ giảng dạy của các tổ chức trong và ngoài nước.

- Thành lập bộ phận thông tin, quan hệ với các doanh nghiệp, phụ trách việc tổ chức các hoạt động liên kết với doanh nghiệp trong đào tạo nghề.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng cộng sản Việt Nam, Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam 2011 - 2020, Hà Nội (2011).

2. Trần Khánh Đức (2008), Chất lượng đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo nhân lực trong nền giáo dục hiện đại, Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội

3. Ngô Xuân Đạt (2012), Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp liên kết

đào tạo giữa trường Cao đẳng nghề lilama2 với doanh nghiệp thuộc khu vực

Đông nam bộ, ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP HCM, Hồ Chí Minh.

4. Trịnh Thị Mai Hoa, “Liên kết đào tạo giữa nhà trường đại học với doanh nghiệp ở Việt Nam” Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật 24 (2008) 30 – 34

5. Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý giáo dục, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

6. Phan Minh Hiền (2011), Phát triển đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hôi, Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục, Viện khoa học giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 7. Nguyễn Phan Hòa, Xây dựng mô hình liên kết giữa cơ sở dạy nghề và doanh

nghiệp tại Tp Hồ Chí Minh nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo, đề tài khoa học, sở khoa học công nghệ Tp Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh.

8. Phùng Xuân Nhạ, “Mô hình đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp ở

Việt Nam hiên nay”, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 25 (2009) 1-8

9. Phạm Thành Nghị (2000), Quản lý chất lượng giáo dục đại học, Nhà xuất bản Đại học quốc gia – Hà Nội

10. Trương Nguyễn Ái Nhân (2012), Xây dựng mô hình liên kết đào tạo nghề

May giữa trường Cao Đẳng Nghề Cần Thơ và các Doanh nghiệp, ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP HCM, Hồ Chí Minh.

11. Quốc hội nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật giáo dục, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội.

12. Quốc hội nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật dạy nghề, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội.

13. Trần Anh Tài, “Gắn đào tạo với sử dụng, nhà trường với doanh nghiệp”, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 25 (2009) 77-81

14. Phan Chính Thức (2003), Những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần

đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án Tiến sĩ giáo dục học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 15. Tiêu chuẩn Việt Nam ISO 9004-4, Quản lý chất lượng và các yếu tố của hệ

thống chất lượng, 1996

16. Viện ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt phổ thông, Nhà xuất bản Phương Đông, Hà Nội.

17. Viện ngôn ngữ học (2002), Từ điển Anh – Việt, Nhà xuất bản Tp HCM, Tp Hồ Chí Minh.

18. Viên ngôn ngữ học (2008), Đại từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh.

19. Từđiển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng

20. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Hà

Nội (2011).

http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNa m/ThongTinTongHop/noidungvankiendaihoidang?categoryId=10000716&ar ticleId=10038382

21. Hội thảo “Vấn đề và giải pháp gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội

(http://gdtd.vn/channel/2741/201203/Van-de-va-giai-phap-gan-dao-tao-voi- nhu-cau-su-dung-lao-dong-cua-xa-hoi-1960322/)

22. Kinh nghiệm trong công tác đào tạo nghề của một số nước (http://training-farmersunion.edu.vn/portal/index.php/vi/news/Tin-tuc/Kinh- nghiem-trong-cong-tac-dao-tao-nghe-cua-mot-so-nuoc-50/ )

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp liên kết đào tạo nghề giữa trường Cao đẳng nghề thành phố Hồ Chí Minh với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề (Trang 84 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)