Việc làm sau tốt nghiệp

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp liên kết đào tạo nghề giữa trường Cao đẳng nghề thành phố Hồ Chí Minh với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề (Trang 77)

9. Cấu trúc luận văn

3.1.6. Việc làm sau tốt nghiệp

 Mục tiêu

Nhà trường liên kết, bố trí việc làm thích hợp cho người học nghề sau khi tốt nghiệp.

 Nội dung

Nhà trường liên hệ, tìm và kí các hợp đồng, biên bản ghi nhớ cam kết doanh nghiệp nhận sinh viên tốt nghiệp của trường vào làm việc.

Thu thập thông tin phản hồi từ doanh nghiệp về sinh viên tốt nghiệp làm việc tại doanh nghiệp để có những điều chỉnh kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.

 Tổ chức thực hiện

+ Đối với nhà trường

Tìm kiếm thị trường việc làm, tư vấn, cung cấp thông tin tuyển dụng, giới thiệu các địa chỉ tin cậy cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Thành lập trung tâm tư vấn, dịch vụ việc làm cho sinh viên có nhiệm vụ liên hệ chặt chẽ với doanh nghiệp để cập nhật nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Định kì hằng năm tổ chức hội nghị việc làm có sự tham gia của các đại diện của doanh nghiệp, sinh viên sắp tốt nghiệp ra trường, sinh viên đang học tập tại trường đểcùng nhau trao đổi thông tin tuyển dụng. Từ đó, doanh nghiệp tuyển dụng được lao động phù hợp với vị trí của mình hơn, sinh viên nắm được yêu cầu tuyển dụng của các công ty để phấn đấu học tập và ứng tuyển vào công ty sau khi tốt nghiệp. Nhà trường và doanh nghiệp có cơ hội quảng bá được hình ảnh của mình. Doanh nghiệp được người lao động biết đến nhiều hơn, đồng thời cũng nắm được năng lực của sinh viên qua các vòng phỏng vấn được thực hiện tại trường. Nhà trường cũng

nắm được thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp, sinh viên biết được yêu cầu của nhà tuyển dụng cho các vị trí mà mình sẽứng tuyển trong tương lai.

Qua các đợt đi thực tập của sinh viên, nhà trường lấy ý kiến đánh giá của doanh nghiệp về kiến thức, kỹnăng, thái độ nghề nghiệp của sinh viên đểlàm cơ sở kiểm tra đánh giá và điều chỉnh mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo cho phù hợp hơn với yêu cầu của doanh nghiệp.

Hàng năm, trường cập nhật thông tin về sinh viên đã tốt nghiệp (tỷ lệ đã đi làm, chưa đi làm, làm đúng nghề hay trái nghề...) đểcó cơ sởđiều chỉnh mục tiêu, nội dung chương trình cho phù hợp.

Tổ chức khảo sát doanh nghiệp về đánh giá của doanh nghiệp đối với sinh viên tốt nghiệp để có những điều chỉnh phù hợp, kịp thời về nội dung chương trình đào tạo, cách thức tổ chức đào tạo.

+ Đối với doanh nghiệp

Doanh nghiệp cam kết ưu tiên nhận sinh viên tốt nghiệp vào làm việc ở các vị trí phù hợp năng lực người học, với mức lương hợp lý, với thời gian học việc tại doanh nghiệp ít hoặc không cần qua thời gian học việc (tùy năng lực từng học viên).

Doanh nghiệp cung cấp nhu cầu tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp vào làm tại doanh nghiệp và cung cấp thông tin phản hồi về sinh viên tốt nghiệp làm việc tại doanh nghiệp lại cho trường.

Doanh nghiệp gửi yêu cầu tuyển dụng tới nhà trường để lựa chọn sinh viên đạt yêu cầu vào các vị trí đang thiếu tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó doanh nghiệp cùng với nhà trường tổ chức các hội nghị việc làm nhằm trao đổi, tuyển dụng lao động phù hợp với vị trí cần tuyển dụng của doanh nghiệp mình.

Cung cấp thông tin về số sinh viên tốt nghiệp vào làm việc tại doanh nghiệp cho nhà trường và thông tin phản hồi đánh giá sinh viên tốt nghiệp vào làm việc tại doanh nghiệp để nhà trường có những điều chỉnh kịp thời mục tiêu, nội dung chương trình cho phù hợp.

3.1.7. Thành lập bộ phận quan hệ doanh nghiệp

- Mục tiêu:

Tìm hiểu thị trường lao động và nắm bắt nhanh chóng các thông tin về nhu cầu của doanh nghiệp, thị trường lao động và khả năng hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp.

Thu thập, đánh giá, cung cấp thông tin về nhu cầu của doanh nghiệp và thực trạng của đào tạo nghề so với nhu cầu xã hội để phục vụ công tác dự báo, xây dựng kế hoạch đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội.

Cung cấp cho các doanh nghiệp về thông tin ngành nghềđào tạo, chương trình đào tạo, và các vấn đềliên quan đến khảnăng đáp ứng của nhà trường với nhu cầu của doanh nghiệp, thu hút sựquan tâm và đóng góp của doanh nghiệp.

Cung cấp cho người học nghề có thông tin chính xác về các ngành nghề đào tạo, giúp học có những lựa chọn đúng những nghề cần học và tìm kiếm việc làm.

Nôi dung:

Đẩy mạnh trao đổi thông tin giữa nhà trường và doanh nghiệp vềđào tạo và sử dụng nhân lực. Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo trao đổi thông tin liên kết, các hội nghị việc làm với sự tham gia của đại diện các doanh nghiệp và sinh viên của nhà trường. Qua đó, nhà trường đánh giá lại tình hình nhiệm vụ công tác khai thác và xử lý thông tin về nhu cầu của doanh nghiệp, của thị trường lao động.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo cho bộ phận chuyên trách để khai thác và xử lý các thông tin về nhu cầu của doanh nghiệp.

Tăng cường công tác quản lí, phát huy vai trò của bộ phận này. Xây dựng các tiêu chí cụ thể để đánh giá, kiểm tra chất lượng và hiệu quả của bộ phân chuyên trách nhằm điều chỉnh kịp thời và có biện pháp để bộ phận này đạt được hiệu quả cao hơn.

Tổ chức thực hiện

+ Đối với nhà trường

Xây dựng kế hoạch để thành lập bộ phận chuyên khai thác và xử lý thông tin về việc liên kết đào tạo với doanh nghiệp nhằm làm cầu nối giữa nhà trường với doanh nghiệp, bộ phận này có chức năng thu thập thông tin, tổ chức các cuộc tham quan, hội nghị, hội thảo về nghề nghiệp có sự tham gia của các doanh nghiệp.

Xác định các nội dung thông tin cần khai thác về nhu cầu của doanh nghiệp, các đối tượng cần tiếp cận để khai thác và xử lý thông tin. Chuẩn bị các cơ sở vật chất trang thiết bị để thực hiện việc thành lập bộ phận này, dự kiến về cơ cấu tổ chức, nhân sựđể thực hiện việc thành lập bộ phận quan hệ doanh nghiệp.

Tổ chức thành lập bộ phận chuyên trách đảm nhiệm công việc khai thác và xử lý thông tin. Trong đó quy định chức năng, nhiệm vụ và quy chế hoạt động của bộ phận chuyên trách. Có kế hoạch cử các cán bộđi bồi dưỡng nghiệp vụ khai thác và xử lý thông tin về nhu cầu và yêu cầu của doanh nghiệp.

Bộ phận này có nhiệm vụ:

Thường xuyên cập nhật chủtrương, chính sách của đảng và nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội và đào tạo nghềđể làm cơ sở cho việc xác định các mục tiêu, phương hướng hoạt động của bộ phận.

Thực hiện chức năng cầu nối quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp thông qua các hoạt động: trao đổi thông tin về thực trạng nhân lực đã được đào tạo đang làm việc tại các doanh nghiệp, kí kết hợp đồng đào tạo, mời các thành viên của doanh nghiệp tham gia các hoạt động đào tạo, tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên dạy nghề, học sinh đến doanh nghiệp tham quan và thực tập, học hỏi kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học.

Nghiên cứu nhân lực qua đào tạo nghề thông qua các hoạt động như: trao đổi thông tin với các doanh nghiệp, nghiên cứu biến động của thị trường lao động liên quan đến đào tạo nghề (tiến bộ của công nghệ; ngành nghề; việc làm…). Từđó xác định nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp, đánh giá chất lượng nhân lực của nhà trường với thịtrường lao động.

Trao đổi thông tin giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp về chương trình đào tạo, khảnăng cung ứng nhân lực, sốlượng trình độ nhân lực, nhu cầu nhân lực, yêu cầu thực tiễn sản xuất kinh doanh, chất lượng nhân lực đã qua đào tạo nghềđang làm việc tại doanh nghiệp. Điều tra tình hình việc làm sau tốt nghiệp của người học nghề; tỷ lệ không tìm được việc làm sau khi học xong. Căn cứ kết quảkhai thác thông tin đề nghị với nhà trường điều chỉnh, bổ sung nội dung, chương trình, cải tiến phương pháp đào tạo đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp.

Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo tư vấn nghề nghiệp, hội thảo chuyên đề, ngày hội việc làm, tuyển dụng với sự tham gia các doanh nghiệp giúp nhà trường nắm được nhu cầu nhân lực. Qua đó, người lao động biết được yêu cầu tuyển dụng, tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp.

Thường xuyên quảng bá thông tin về ngành, nghề đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh của từng nghề, chương trình đào tạo, cơ hội việc làm. Có bộ phận tư vấn cho người có nhu cầu học nghề chọn nghề học và hình thức học.

Thực hiện liên kết với các trung tâm giới thiệu việc làm để tìm kiếm doanh nghiệp, tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng, giới thiệu việc làm cho các sinh viên của trường.

Định kỳ tổ chức kiểm tra đánh giá lại hiệu quả làm việc của bộ phận quan hệ doanh nghiệp. Kiểm chứng chất lượng và hiệu quả nguồn thông tin

khai thác được thông qua khả năng hợp tác thực tế giữa nhà trường và doanh nghiệp.

+ Đối với doanh nghiệp

Hợp tác với bộ phận quan hệ doanh nghiệp của nhà trường trong các hoạt động liên kết như: tham dự các buổi hội thảo chuyên đề về liên kết đào tạo, các buổi tư vấn nghề nghiệp, ngày hội việc làm.

Thường xuyên cùng với bộ phận quan hệ doanh nghiệp trao đổi thông tin vềlao động và tuyển dụng.

3.1.8. Chủtrương chính sách của nhà trường

 Mục tiêu

Ban hành các chủ trương, chính sách tổ chức các hoạt động nhằm thúc đẩy hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp trong đào tạo đội ngũ lao động chất lượng.

Phát huy tiềm năng của trường trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp, đồng thời nâng cao nhận thức, trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với đào tạo nghề.

 Nội dung

Ban hành các chính sách hỗ trợ giáo viên tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường với doanh nghiệp.

Phổ biến cho giáo viên và cán bộnhà trường thấy rõ tầm quan trọng của liên kết đào tạo với doanh nghiệp.

Xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm ràng buộc trách nhiệm của nhà trường và doanh nghiệp trong việc tổ chức các hoạt động đào tạo và sử dụng nhân lực. Nhà trường tích cực trong việc thiết lập các mối quan hệ với doanh nghiệp đểtăng cường nguồn lực cho đào tạo nghề. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm và nghĩa vụđóng góp vì chất lượng đào tạo nghề.

 Tổ chức thực hiện + Đối với nhà trường

Tổ chức các buổi hội thảo, các đề tài nghiên cứu về vấn đề hoạt động gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp, những lợi ích mang lại, kinh nghiệm thực hiện trong và ngoài nước; thảo luận, trao đổi, phổ biến về hoạt động quan hệtrường và doanh nghiệp.

Hằng năm tổng kết đánh giá về việc thực hiện liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp. Từ đó lên kế hoạch khắc phục những hạn chế và phát huy những thế mạnh nhân rộng ra nhiều ngành nghề và ở cấp độcao hơn.

Thường xuyên phổ biến, quán triệt cho cán bộgiáo viên nhà trường thấy rõ sự quan trọng trong việc gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp. Khi thực hiện liên kết tốt với doanh nghiệp thì có thểđào tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng được đòi hỏi thịtrường lao động, phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Thu hút các doanh nghiệp đầu tư máy móc trang thiết bị cho nhà trường. Từ đó, tiết kiệm chi phí đầu tư máy móc, trang thiết bị phục vụ và cho sản xuất

Kí các biên bản, hợp đồng nghi nhớ tới các doanh nghiệp hợp tác tới nhà trường nhằm ràng buộc trách nhiệm của hai bên trong các hoạt động tăng cường quan hệ hợp tác giữa các hoạt động đào tạo và sử dụng nhân lực. Trong hợp đồng quy định cụ thể quyền và trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với đào tạo nghề, đặc biệt là nghĩa vụ về tài chính, hỗ trợ cơ sở vật chất cho nhà trường trong công tác đào tạo.

Nhà trường tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tiêu chuẩn kĩ năng nghềđào tạo, giảng dạy thực hành kĩ năng nghề, tham gia quá trình đánh giá kết quảsinh viên, tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên. Nhà trường chủ động kí các hợp đồng liên kết đào tạo ngắn hạn, hợp đồng giáo viên thỉnh giảng với các cán bộ của doanh nghiệp có

tay nghề cao, bề dày kinh nghiệm tham gia vào công tác giảng dạy của nhà trường.

Thường xuyên trao đổi thông tin giữa nhà trường và doanh nghiệp về chương trình đào tạo, khả năng cung ứng nguồn nhân lực, số lượng, trình độ nhân lực được đào tạo, nhu cầu nhân lực, yêu cầu thực tiễn sản xuất, chất lượng nhân lực đã qua đào tạo làm việc tại doanh nghiệp.

+ Đối với doanh nghiệp

Doanh nghiệp lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độnăng lực nguồn lao động của mình và lên kế hoạch tuyển dụng lao động hằng năm để từ đó phối hợp với nhà trường đểđào tạo và tuyển dụng lao động phù hợp.

Doanh nghiệp có trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia vào các hoạt động liên kết đào tạo nghề của nhà trường như: hội thảo xây dựng nội dung chương trình đào tạo, hỗ trợ tài chính hoặc cơ sở vật chất cho quá trình đào tạo, lập kế hoạch đào tạo và hưỡng dẫn thực tập tại doanh nghiệp, tham gia quá trình đánh giá tốt nghiệp của người học nghề nhằm đạt được hiệu quả liên kết cao nhất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường cũng là nâng cao chất lượng lao động của chính doanh nghiệp.

3.2. Kiểm chứng tính logic, cấp thiết và khả thi của các giải pháp

3.2.1. Mục đích

Người nghiên cứu tiến hành nghiên cứu tính cấp thiết, logic và khả thi của các giải pháp nhằm lấy ý kiến đánh giá hiệu quả của các giải pháp trong luận văn.

3.2.2. Nội dung

Sau khi đề xuất ra các giải pháp người nghiên cứu sẽ lập phiếu khảo sát xin ý kiến chuyên gia về các giải pháp đã đề xuất trong luận văn. Đối tượng được hỏi là các cán bộ quản lí, chuyên gia có uy tín hiện nay.

Tính logic được chia thành 4 cấp độ (1 – không logic; 2 – ít có tính logic; 3 – logic; 4 – rất logic). Tương tự tính cấp thiết và khả thi cũng được chia thành 4 cấp

độ (1 – không cấp thiết, khả thi; 2 – ít cấp thiết, khả thi; 3 – cấp thiết, khả thi; 4 – rất cấp thiết, khả thi).

3.2.3. Kết quảthăm dò

Kết quảthăm dò tại bảng 3.1 cho thấy: tính logic, cấp thiết và khả thi của các giải pháp được các cán bộ quản lí và giáo viên đồng ý với tỷ lệ rất cao. Cụ thể:

- Xây dựng nội dung chương trình đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp Logic và rất logic: 80%

Cấp thiết và rất cấp thiết: 80% Khả thi và rất khả thi: 85% - Phát triển giáo viên

Logic và rất logic: 85% Cấp thiết và rất cấp thiết: 90% Khả thi và rất khả thi: 80% - Xây dựng cơ sở vật chất Logic và rất logic: 95% Cấp thiết và rất cấp thiết: 75% Khả thi và rất khả thi: 85%

- Chủ trương chính sách của nhà trường Logic và rất logic: 85%

Cấp thiết và rất cấp thiết: 80% Khả thi và rất khả thi: 70% - Việc làm sau khi tốt nghiệp

Logic và rất logic: 85% Cấp thiết và rất cấp thiết: 75% Khả thi và rất khả thi: 80% - Đánh giá kết quả học nghề

Khả thi và rất khả thi: 90%

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp liên kết đào tạo nghề giữa trường Cao đẳng nghề thành phố Hồ Chí Minh với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)