Phát triển giáo viên

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp liên kết đào tạo nghề giữa trường Cao đẳng nghề thành phố Hồ Chí Minh với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề (Trang 68 - 71)

9. Cấu trúc luận văn

3.1.2.Phát triển giáo viên

 Mục tiêu

Phát triển đội ngũ giáo viên, nâng cao năng lực đảm bảo đủ số lượng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quảđào tạo góp phần tăng cường năng lực của nhà trường, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.

 Nội dung

Nhà trường định kì tổ chức đánh giá, kiểm tra tổng thể trình độ, năng lực sư phạm của từng giáo viên so với yêu cầu thực tiễn của doanh nghiệp. Từ đó, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm phù hợp với yêu cầu của nhà trường, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Tổ chức khóa đào tạo, tự đào tạo bồi dưỡng cho giáo viên tại doanh nghiệp hoặc các khóa học ngắn hạn, dài hạn nhằm bổ sung kiến thức, cập nhật công nghệ sản xuất mới.

Mời các chuyên gia, cán bộ kĩ thuật có tay nghề cao, kinh nghiệm lâu năm tại các doanh nghiệp tham gia quá trình giảng dạy tại nhà trường, hướng dẫn thực tập tại các doanh nghiệp.

Bổ sung giáo viên cho các ngành còn thiếu nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quảđào tạo.

 Tổ chức thực hiện

+ Đối với nhà trường

Thông qua mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp, nhà trường có cơ hội cử các giáo viên đi tham quan, tập huấn (dài hoặc ngắn hạn) tại các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất mới, hiện đại nhằm cập

nhật kịp thời các công nghệ sản xuất tiên tiến, tích lũy kinh nghiệm sản xuất thực tế tại doanh nghiệp. Giáo viên được trực tiếp rèn luyện và tiếp cận với thực tế sản xuất hiện đại sẽ nâng cao trình độ giảng dạy và nghiên cứu công nghệ giúp cho công tác đào tạo đạt chất lượng và hiệu quảhơn.

Nhà trường thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo hoặc các khóa đào tạo bồi dưỡng có mời chuyên gia có tay nghề cao, có bề dày kinh nghiệm nghề nghiệp của các doanh nghiệp đến trường tập huấn cho giáo viên mà nội dung, chương trình tập huấn do nhà trường đã thống nhất với doanh nghiệp.

Nhà trường chủđộng kí hợp đồng với các chuyên gia kỹ thuật có kinh nghiệm, tay nghề cao từ các doanh nghiệp tham gia vào công tác giảng dạy tại nhà trường, hướng dẫn thực tập sản xuất và tốt nghiệp tại xí nghiệp, tham gia các hội đồng đánh giá thi tốt nghiệp tại nhà trường.

Nhà trường chủđộng đăng ký các đề tài nghiên cứu khoa học cho giáo viên nhà trường hợp tác với chuyên gia của doanh nghiệp nghiên cứu, nhờđó các thực nghiệm khoa học, các kết quả nghiên cứu sẽđược thống kê, xử lý qua thực tiễn sản xuất ở doanh nghiệp. Bên cạnh đó có chính sách quy định giáo viên hằng năm phải tham gia các công trình nghiên cứu khoa học, tổ chức khen thưởng cho giáo viên có tay nghề xuất sắc, có đề tài nghiên cứu khoa học gắn kết đào tạo với sản xuất.

Huy động tài trợ từ nhiều nguồn khác nhau nhằm tạo điều kiện cho các giáo viên dạy nghề và cán bộ quản lí có cơ hội đi học tập ởnước ngoài, ở các doanh nghiệp hoặc các khóa đào tạo để nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ. Hằng năm, lên danh sách kinh phí dự kiến đầu tư cho việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên và tận dụng một phần từ nguồn kinh phí được cấp để đào tạo cho các nghề trọng điểm quốc gia và khu

Thường xuyên khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các giáo viên trẻcó năng lưc, phẩm chất tốt tham gia vào các buổi hội thảo, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm với các doanh nghiệp, các đề tài nghiên cứu khoa học với các chuyên gia của doanh nghiệp, cử đi bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn, kiến thức thực tế nhằm kế thừa và phát huy và trong công tác đào tạo.

Qua các cuộc thi tay nghềdo nhà trường tổ chức nhà trường mời các cán bộ của doanh nghiệp tham gia làm giám khảo đánh giá tay nghề cho học sinh nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nắm rõ được tình hình tay nghề của các sinh viên được đào tạo tại nhà trường.

Định kì rà soát, đánh giá những ưu điểm, hạn chế của các hoạt động liên kết trong phát triển nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên để có các biện pháp phát huy và khắc phục.

+ Đối với doanh nghiệp

Doanh nghiệp sắp xếp cho giáo viên của nhà trường được thường xuyên tham quan, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, tiếp cận với công nghệ sản xuất mới nhằm cập nhật kiến thức mới, học hỏi kinh nghiệm thực tếđể nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của bản thân.

Doanh nghiệp lựa chọn, khuyến khích và tạo điều kiện để các cán bộ có tay nghề cao, bề dày kinh nghiệm tham gia vào các buổi hội thảo, tập huấn cho giáo viên của trường do nhà trường tổ chức.

Doanh nghiệp đưa các nội dung liên kết với nhà trường như: tham dự hội thảo, trao đổi kinh nghiệm sản xuất với nhà trường, tổ chức hướng dẫn cho sinh viên thực tập, định kì tổ chức cho giáo viên, học sinh tham quan thực tế tại doanh nghiệp vào kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp, có kế hoạch phân công thực hiện theo đúng tiến độ đã thống nhất với nhà trường.

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp liên kết đào tạo nghề giữa trường Cao đẳng nghề thành phố Hồ Chí Minh với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề (Trang 68 - 71)