Phân tích rủi ro

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng (Trang 61)

 Phân tích các rủi ro chủ yếu của việc cấp tín dung cho khách hàng:

1.3.5.1 Rủi ro cơ chế, chính sách:

Trong cam kết khi gia nhập WTO, rào cản về thuế để bảo hộ các nhà sản xuất trong nước sẽ dần mất đi và chúng ta phải cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu từ các nước thứ ba .

1.3.5.2 Rủi ro xây dựng, hoàn tất:

Trong quá trình triển khai dự án, việc xây dựng chậm tiến độ của nhà máy sẽ ảnh hưởng đến thời gian khai thác mỏ, hiệu quả kinh tế của dự án cũng như khả năng trả nợ ngân hàng.

1.3.5.3 Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán:

Hiện tại nền kinh tế đã có dấu hiệu phuc hồi, song vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn có thể ảnh hưởng tới các khách hàng và làm giảm thị trường đầu ra của Công ty.

1.3.5.4 Rủi ro về cung cấp các yếu tố đầu vào:

Khi đi vào sản xuất nếu các yếu tố đầu vào như điện, nước,.. không được đảm bảo sẽ dẫn tới sản xuất tạm dừng, doanh thu giảm và hiệu quả của dự án bị ảnh hưởng.

1.3.5.5 Rủi ro về kỹ thuật và vận hành:

Trong quá trình chạy thử sản phẩm và vận hành nhà máy sẽ không tránh khỏi việc có những sản phẩm không đạt chất lượng. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật không có trình độ hoặc đào tạo cơ bản sẽ khó tiếp nhận được công nghệ từ nhà cung cấp, vận hành

không đạt yêu cầu sẽ dẫn đến chất lượng sản phẩm không đảm bảo, hiệu quả kinh tế của dự án bị ảnh hưởng.

 Các biện pháp phòng ngừa:

Biện pháp phòng ngừa của khách hàng:

• Rủi ro cơ chế, chính sách:

Thường xuyên cập nhập thông tin về kinh tế xã hội, các chính sách của nhà nước, tự trau dồi khả năng phán đoán, dự báo các biến động về nền kinh tế vĩ mô, vi mô để có thể điều chỉnh kịp thời các biến động của thị trường và thay đổi của chính sách nhà nước.

Đối với thị trường xuất khẩu cũng thường xuyên cập nhật chính sách của nước xuất khẩu, những thay đổi (nếu có) để có những định hướng kinh doanh phù hợp,tránh những tổn thất do không nắn được cơ chế chính sách của nước xuất khẩu.

• Rủi ro xây dựng, hoàn tất:

Căn cứ vào đó công ty sẽ có giám đốc dự án cùng cán bộ kỹ thuật trực tiếp có mặt tại công trường phối hợp cùng với đơn vị tư vấn giám sát để kiểm tra chất lượng và tiến độ thực hiện từng hạng muc công việc trên công trường để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án đề ra.

• Rủi ro thị trường:

Thường xuyên đánh giá những tác động của tình hình trong nước lẫn thế giới, dự báo tình hình thị trường để có kế hoạch sản xuất phù hợp đảm bảo hiệu quả dự án.

• Rủi ro về cung cấp các yếu tố đầu vào:

Công ty đã phối hợp với các sở ban ngành để cung cấp các yếu tố cần thiết: điện, xăng , dầu, lao động... để có thể thực hiện được dự án.

Bên cạnh đó công ty tiếp tuc xây dựng những kênh cung cấp nguyên liệu đầu vào truyền thống và tại địa phương .

• Rủi ro về kỹ thuật và vận hành:

Đội ngũ cán bộ kỹ thuật của công ty được đào tạo cơ bản, có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực này nên có kinh nghiệm trong việc vận hành nhà máy. Ngoài ra đơn vị cung cấp và vận hành máy móc thiết bị sẽ thực hiện hỗ trợ đào tạo, chuyển giao công nghệ trong quá trình lắp đặt và chạy thử. Đối với công nhân lao động sẽ được công ty tổ chức đào tạo theo các khóa ngắn hạn để đáp ứng được yêu cầu công việc.

Nhận xét: Trên cơ sở phân tích những rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng đến dự án và

các giải pháp mà công ty đưa ra cho thấy trong quá trình lập dự án công ty cũng đã nghiêm túc đánh giá tác động tiêu cực đến dự án và đưa ra các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra.

Biện pháp phòng ngừa của ngân hàng

• Rủi ro cơ chế, chính sách:

Thường xuyên cập nhật các thông tin kinh tế – xã hội, chính sách của nhà nước, chính sách của các thị trường công ty xuất nhập khẩu để có ý kiến tư vấn cho công ty và có biện pháp quản lý phù hợp theo từng thời kỳ.

• Rủi ro xây dựng, hoàn tất:

Yêu cầu công ty hàng tháng cung cấp báo cáo thực hiện dự án và thường xuyên kiểm tra thực tế tại công trường để đối chiếu tiến độ báo cáo so với thực tế. Đồng thời kiểm tra tiến độ giải ngân xem có phù hợp với tiến độ thực hiện dự án không để có những biện pháp quản lý phù hợp theo tiến độ thực hiện.

• Rủi ro thị trường:

Căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty, ngân hàng sẽ tiến hành đánh giá tính khả thi của kế hoạch thông qua công suất hoạt động, thị trường đầu ra và năng lực tài chính của khách hàng để có chính sách và biện pháp quản lý phù hợp trong trường hợp tài trợ vốn lưu động. Đồng thời duy trì thường xuyên việc cập nhật thông tin kinh tế – xã hội của đất rủi ro trong cho vay.

Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư trên:  Ưu điểm:

- Dự án đã được thẩm định theo đúng quy trình mà BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng đặt ra, đảm bảo trình tự thẩm định khách quan và logic.

- Cán bộ thẩm định đã sử dung linh hoạt, đầy đủ cả năm phương pháp phổ biến hiện nay để đánh giá các nội dung.

- Các nội dung thẩm định nhìn chung khoa học, phân tích được những mặt quan trọng của dự án.

- Số liệu phân tích được thu thập khá đầy đủ, từ ba năm trở lên góp phần hỗ trợ việc đánh giá được chính xác hơn.

 Nhược điểm:

- Mặc dù đã vận dung đầy đủ các phương pháp nhưng việc sử dung một số phương pháp còn hạn chế như: việc dự báo các chỉ tiêu rất mờ nhạt, mang tính chủ quan hơn là dùng các mô hình toán, thống kê để ước lượng. Các biện pháp đề phòng rủi ro còn mang tính chung chung. Các căn cứ để so sánh còn ít và sơ sài: Đánh giá phần kỹ thuật cán bộ mới chỉ dựa vào các số liệu của chủ đầu tư nên chưa đảm bảo tính khách quan và chính xác, các căn cứ về tiêu chuẩn của các thiết bị, máy móc còn thiếu,..

- Một số nội dung thẩm định còn thiếu hoặc bị xem nhẹ như: việc đánh giá tài chính của chủ đầu tư còn đơn giản, thiếu các chỉ số tài chính.Trong thẩm định khía cạnh pháp lý, cán bộ chưa chú trọng đối chiếu dự án với văn bản pháp lý, quy hoạch, chiến lược phát triển trung và dài hạn của vùng, ngành, địa phương trong khi đặc điểm của dự án là thời gian vận hành dài (trên 20 năm); Hiệu quả kinh tế – xã hội chưa được xem xét chi tiết; phân tích kỹ thuật của dự án còn sơ sài. Đặc biệt nội dung đánh giá tài sản đảm bảo khá qua loa. Cán bộ mới chỉ nêu ra các nguồn tài sản để đảm bảo mà chưa chỉ ra các căn cứ xác thực chứng minh tài sản đáp ứng đủ điều kiện để làm tài sản đảm bảo.

- Các nguồn thông tin, dữ liệu làm căn cứ để thẩm định chủ yếu từ doanh nghiệp cung cấp, cán bộ tín dung chưa đi thực tế để kiểm tra, đánh giá do vậy chất lượng nguồn thông tin chưa cao.

1.3.6 Thẩm định tài chính dư án đầu tư:

1.3.6.1 Thẩm định tổng mức đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn: 1.3.6.1.1 Tổng mức đầu tư của dự án:

 Đề nghị của khách hàng:

Do đặc thù của dự án là đầu tư xây dựng nhà máy tuyển quặng Graphit và khai thác mỏ để sản xuất do vậy chi phí xây dựng chiếm phần lớn tổng chi phí đầu tư, cu thể:

Đơn vị: nghìn đồng

ST

T Loại chi phí

Giá chưa có VAT

Thuế VAT

10% Thành tiền

1 Xây lắp 80,487,964 8,048,796 88,536,760

2 Thiết bị sản xuất chính (nhập khẩu)

30,581,818 3,058,182 33,640,000

3 Thiết bị khai thác + phu trợ 26,188,182 2,618,818 28,807,000

4 Xây dựng cơ bản mỏ 33,954,545 2,545,455 36,500,000

5 Chi phí xây dựng cơ bản khác

6,196,648 604,807 6,801,455

6 Lãi vay trong quá trình xây dựng

Tổng cộng 184,694,600 16,876,058 201,570,658

Cơ cấu nguồn vốn của Công ty như sau:

STT Nguồn vốn Giá trị (nghìn đồng) Tỷ lệ/TVĐT

1 Vốn tự có 60,471,197 30%

2 Vốn vay tín dung thương mại 141,099,461 70%

2.1 Vay để thanh toán XDCB, thiết bị và chi phí đầu tư

133,814,018 2.2 Vay để trả lãi trong thời gian XD 7,285,443

Tổng vốn đầu tư 201,570,658 100%

Đánh giá của cán bộ ngân hàng:

Sau khi kiểm tra tổng mức đầu tư của dự án do đơn vị tư vấn lập, có một số ý kiến sau: - Tại muc “Xây dựng cơ bản mỏ” thuế VAT là 3,395,454 nghìn đồng nhưng đơn vị tư vấn lập là 2,545,455 nghìn đồng nên dẫn Chi phí xây dựng cơ bản mỏ và tổng mức đầu tư không chính xác. Tổng mức đầu tư sau khi được hiệu chỉnh số sẽ là 202,435,516 nghìn đồng. Cơ cấu vốn thực hiện như sau:

STT Nguồn vốn Giá trị (nghìn đồng) Tỷ lệ/TVĐT

1 Vốn tự có 60,730,655 30%

2 Vốn vay tín dung thương mại 141,704,861 70%

Tổng vốn đầu tư 202,435,516 100%

- Tổng mức đầu tư do đơn vị tư vấn lập không có chi phí dự phòng nên chủ đầu tư sẽ gặp khó khăn về tài chính trong trường hợp số vốn đầu tư thực tế vượt dự toán ban đầu.

Căn cứ thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây Dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, đối với công trình có thời gian thi công đến 2 năm: chi phí dự phòng được tính bằng 10% trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chí phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và các chi phí khác. Do đó cán bộ thẩm định tính bổ sung chi phí dự phòng theo công thức trên là 17,740,916 nghìn đồng (chưa tính VAT) vào tổng mức đầutư của dự án để làm cơ sở tính toán hiệu quả dự án. - Lãi vay trong thời gian xây dựng: đơn vị tư vấn tính là 7,285,443 nghìn đồng được cán bộ thẩm định tính lại là 13,961,532 nghìn đồng, tăng hơn so với đơn vị tư vấn lập là 6,676,089 nghìn đồng. Nguyên nhân thay đổi là số tiền rút vốn được tính toán lại phù hợp với tiến độ thực hiện dự án.

Phần lãi vay tăng thêm của dự án với những lý do sau: Đơn vị tư vấn tính lãi suất vay là 17.6%/năm được điều chỉnh lại theo lãi suất chiết khấu dự án là 17.5%/năm.

Đơn vị tư vấn tính toán lãi vay chưa phù hợp với tiến độ rút vốn của dự án nên cán bộ đã tính toán lại lãi vay trên cơ sở tiến độ rút vốn, dự kiến sẽ rút vốn bắt đầu từ 01/01/2012 đến hết 30/06/2013.

Tổng mức đầu tư của dự án sau khi được tính toán lại để làm cơ sở tính toán hiệu quả dự án như sau:

Đơn vị: Nghìn đồng

ST

T Nội dung đầu tư Giá trị Thuế VAT10% Tổng cộng (+/-) so vớitư vấn lập

1 Xây lắp nhà sản xuất 80,487,964 8,048,796 88,536,760 - 2 Thiết bị sản xuất chính 30,581,818 3,058,182 33,640,000 - 3 Thiết bị khai thác + TB

phu trợ 26,188,182 2,618,818 28,807,000 -

4 Xây dựng mỏ 33,954,545 3,395,455 37,350,000 -

5 Chi phí XDCB khác 6,196,648 619,665 6,816,313 -

6 Lãi vay trong quá trình

xây dựng 13,961,532 - 13,961,532 6,676,089

7 Chi phí dự phòng 17,740,916 1,774,092 19,515,007 19,515,007

Tổng cộng 209,111,605 19,515,007 228,626,612 26,191,097

Căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008 được quốc hội khóa 12 thông qua, thuế VAT của dự án sẽ được Cơ quan thuế hoàn trong năm nên xác định tổng mức đầu tư được dùng để xem xét tính toán hiệu quả tài chính của dự án là 209,11,605 nghìn đồng (chưa bao gồm thuế VAT và vốn lưu động).

Nh

ận xét của sinh viên:

- Cán bộ thẩm định đã tiến hành đánh giá theo đúng trình tự quy định, sử dung phương pháp khoa học kết hợp với nghiệp vu xây dựng cơ bản, xem xét tổng vốn đầu tư một cách chi tiết, nghiêm túc nên đã phát hiện ra các lỗi sai tính toán như chưa không tính thuế VAT cho chi phí xây dựng cơ bản mỏ hay tìm ra việc thiếu các khoản muc cấu thành tổng vốn như thiếu chi phí dự phòng.

- Tuy nhiên cán bộ thẩm định chưa chú ý đến việc thiếu một số khoản muc khác như chủ đầu tư không đề cập đến nhu cầu vốn lưu động để đưa dự án đi vào hoạt động hay chưa có chi phí quản lý. Bên cạnh đó việc thẩm định tổng vốn đầu tư mới quan tâm đến mặt lượng các khoản muc cần thiết chứ chú trọng đến đánh giá tính hợp lý, chính xác của giá trị các khoản muc cấu thành.

Theo đơn vị tư vấn lập báo cáo thì vốn tự có của công ty tham gia vào dự án chiếm 30% tổng mức đầu tư, tương đương 60,471,197 nghìn đồng. Như đã phân tích ở trên, tổng mức đầu tư do đơn vị tư vấn lập bị sai số và chưa tính đến chi phí dự phòng nên theo tổng mức đầu tư được xác định lại thì vốn tự có của công ty tham gia 30% tổng mức đầu tư không tính VAT là 62,733,482 nghìn đồng. Theo đó vốn tự có của công ty phải tăng thêm so với đơn vị tư vấn lập là 2,262,285 nghìn đồng.

Đánh giá của ngân hàng:

Nguồn vốn đầu tư do đơn vị tư vấn lập chưa chính xác do sai số và thiếu khoản muc dự phòng. Đến thời điểm hiện tại công ty mới góp được 8,816 triệu đồng. Công ty chưa cung cấp kế hoạch góp vốn đủ để thực hiện dự án nên ngân hàng sẽ yêu cầu công ty bổ sung thêm để làm rõ khả năng góp đủ vốn thực hiện dự án.

Nhận xét của sinh viên:

- Cán bộ ngân hàng đã tiến hành thẩm định một cách cẩn thận, dựa vào quy định của chi nhánh, đã phát hiện ra việc tính sai sót cũng như đưa ra được giá trị tính lại để chính xác hơn.

- Tuy nhiên nội dung thẩm định nguồn vốn đầu tư ở trên còn sơ sài, chưa đề cập đến các căn cứ như năng lực tài chính nhằm cho thấy tính khả thi của các phương án nguồn vốn để chứng minh khả năng tham gia của các nguồn vốn, đặc biệt là vốn tự có.

1.3.6.2 Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án 1.3.6.2.1 Cơ sở tính toán

 Căn cứ tính toán:

- Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài Chính về ban hành chế độ quản lý, sử dung và trích khấu hao tài sản cố định.

- Luật thuế GTGT của Quốc hội khóa XII số 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008 - Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế GTGT và Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT.

- Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây Dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/2/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

1.3.6.2.2 Các thông số đầu vào của dự án

Hiện tại Việt Nam chỉ có hai đơn vị thực hiện đầu tư dự án khai thác mỏ và tinh luyện quặng Graphit: một là Công ty CP Khoáng sản Yên Bái đã thực hiện đầu tư từ những năm 90 và đang trong giai đoạn khai thác cuối; Hai là công ty Haten chuẩn bị đầu tư nên tại thời điểm thẩm định việc so sánh các thông số như tổng mức

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w