Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (Trang 49 - 51)

Sự tồn tại của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng gắn với những sản phẩm nhất định. Có thể nói, sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến tên tuổi, dấu ấn, thương hiệu của doanh nghiệp đó. Chính vì thế, các sản phẩm cung cấp ra có hiệu quả phải chiếm một vị trí nhất định trong tiềm thức của người tiêu dùng. Muốn được chấp nhận, sản phẩm trước hết phải mang tới cho khách hàng cảm giác xác thực và đáng tin cậy, theo đúng như những gì được quảng cáo về nó. Và muốn có được một vị thế nhất định trong tiềm thức khách hàng, chất lượng sản phẩm và các dịch vụ đi kèm là những điều quan trọng không thể thiếu. Doanh nghiệp nào hiểu rõ nhu cầu, thị hiếu của khách và đưa ra những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phù hợp tương ứng sẽ nhanh chóng thu hút được sự chú ý và quan tâm từ phía khách hàng, đồng thời sẽ tạo một lợi thế cạnh tranh nhất định cho doanh nghiệp so với các đối thủ khác trong cùng lĩnh vực hoạt động. Khi đã chiếm được lòng tin của khách hàng, doanh nghiệp đã có bước thành công đầu tiên trong việc phát triển sản phẩm của mình. Hoạt động của các ngân hàng thương mại cũng không nằm ngoài những tiêu chí mang tính quy luật đó. Muốn tạo ra hiệu quả hoạt đông tốt trong cho vay tiêu dùng thì việc đưa ra những sản phẩm đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng phong phú của khách hàng là điều kiện tiên quyết. Không những thế, các sản phẩm này phải không ngừng được nâng cao về chất lượng, dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng phải không ngừng được cải thiện, việc xây dựng mạng lưới phân phối, đưa thương hiệu tới tận tay người tiêu dùng cũng là điều cần thiết. Cùng hướng đến các đối tượng là khách hàng cá nhân, nhưng ngân hàng thương mại nào tạo ra được khác biệt ưu việt trong sản phẩm, dịch vụ thì ngân hàng đó sẽ nhận được sự ủng hộ và quan tâm sử dụng của khách hàng, từ đó sẽ càng củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Phần lớn các sản phẩm của SGD lại mang tính truyền thống, hầu hết các khoản vay là cho vay có tài sản thế chấp, và các hình thức cho vay để mua, sửa chữa nhà và ô tô. Trong thời gian tới, SGD nên mở rộng hình thức cho vay tín chấp không cần tài sản đảm bảo nhưng có kèm các chính sách tín dụng an toàn khác cho loại hình vay vốn này. Nhu cầu tiêu dùng của cán bộ công nhân viên là rất lớn. Có thể họ gặp phải khó khăn trong việc đưa ra các tài sản đảm bảo hợp lý, nhưng thực chất, họ lại có một nguồn thu nhập rất ổn định và hoàn toàn có khả năng trả nợ. Thực tế từ khi triển khai chương trình cho vay cán bộ công nhân viên ở một số ngân hàng, số khách hàng đến liên hệ vay theo chương trình này gần như quá tải. Tuy vậy, đối tượng được tiếp cận với hình thức này chủ yếu là các bộ công nhân viên Nhà nước, việc tiến hành ra với các đối tượng ngoài quốc doanh còn khá chậm chạp. Chính vì vậy, tiềm năng tín dụng cho khu vực này rất lớn, nếu SGD có những hướng đi hợp lý, nhất định sẽ thu được nhiều kết quả tốt.

Tại Việt Nam hiện nay, hình thức cho vay tiêu dùng bằng tín chấp đang được các ngân hàng thương mại chú ý. Nếu như trước đây, mức cho vay tín chấp cán bộ công nhân viên thường không quá 10 triệu đồng, thì nay các hạn mức đã được nâng lên và trở nên linh hoạt hơn. Một loạt các ngân hàng thương mại đều đưa ra những sản phẩm cho vay tiêu dùng rất hấp dẫn để thu hút sự chú ý của khách hàng. Muốn cạnh tranh được với những ngân hàng khác đòi hỏi SGD phải có những bước đi tiên phong trong việc triển khai loại hình tín dụng này, đồng thời nâng cao hơn nữa công tác thẩm định khách hàng để đảm bảo an toàn cho các khoản vay. Trong một số trường hợp, SGD có thể không cố định hạn mức vay mà căn cứ vào khả năng trả nợ của người vay để quyết định số lượng tín dụng sẽ cấp, hoặc đối tượng được vay tín chấp không chỉ dừng lại ở đối tượng cán bộ công nhân viên mà mở rộng cho cả các hộ tiểu thương để họ có thể tiếp cận với hình thức vay vốn này.

Bên cạnh gói sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp, SGD cũng có thể chú ý nhiều hơn tới các sản phẩm vay hỗ trợ du học, giải quyết việc làm. Bởi lẽ những năm vừa qua, nhu cầu du học và xuất khẩu lao động đã tăng khá cao và xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong các năm tới. Lao động Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài có tiềm năng thu nhập lớn, nhưng tại thời điểm ban đầu, họ thường gặp khó khăn khi phải trả những chi phí rất lớn để có thể ra làm việc tại nước ngoài. Nhiều người phải chấp nhận vay nóng trên thị trường với lãi suất cực kỳ cao để kỳ vọng vào khoản thu nhập trong tương lai tại nước ngoài và khoản tiền tích lũy lớn khi trở về. Chính vì thế, SGD có thể đưa hình thức cho vay tới với những đối tượng ở trên. Tương tự như vậy, đối tượng du học là những trí thức lao động chất xám, khi trở về nước với bằng cấp đạt được, họ sẽ

có được khoản thu nhập xứng đáng với trình độ của mình. Đó sẽ là một đối tượng vay tiêu dùng hứa hẹn nhiều tiềm năng cho SGD nếu biết quan tâm khai thác. SGD có thể phối hợp với các công ty tư vấn du học, các công ty xuất khẩu lao động để các công ty này giới thiệu những đối tượng kí hợp đồng du học, hợp đồng xuất khẩu lao động đến vay vốn ở SGD

Việc phát triển và đa dạng hóa các phương thức cho vay tiêu dùng cũng cần tính đến các đối tượng là những người có thu nhập thấp và trung bình nhưng ổn định, bởi họ là những người thực sự có nhu cầu. Triển khai tốt vấn đề này thì công tác cho vay tiêu dùng mới thực sự có ý nghĩa kinh tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w