Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (Trang 29 - 31)

Tên tiếng Việt: Ngân hàng TMCP Đông Nam Á

Tên tiếng Anh: Southeast Asia Commercial Joint Stock Bank Tên viết tắt: SeABank

Slogan: Kết nối giá trị cuộc sống

Hội sở: 25 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á, tên viết tắt là SeABank, là một trong những ngân hàng cổ phần đầu tiên của Việt Nam, được thành lập vào năm 1994 theo giấy phép hoạt động của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam, với tổng số vốn điều lệ ban đầu là 500 tỷ VNĐ

Tính đến ngày 31/12/2011, SeABank có vốn điều lệ gần 5.335 tỷ đồng và là một trong 8 ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, trong đó đối tác chiến lược nước ngoài Societe Generale sở hữu 20% cổ phần. Hiện nay, SeABank cũng đã hoàn thành việc chuyển đổi mô hình tổ chức tại tất cả các điểm giao dịch trên toàn quốc theo mô hình ngân hàng bán lẻ đạt tiêu chuẩn quốc tế từ hệ thống nội – ngoại thất, đội ngũ nhân sự, quy trình tác nghiệp… Ngoài ra, SeABank cũng không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ bán lẻ nhằm đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Với những thành tích hoạt động trong năm vừa qua, SeABank đã được trao tặng nhiều danh hiệu cao quý, trong đó có Bằng khen của Thủ tướng chính phủ, Giải thưởng doanh nghiệp ASEAN – ABA 2010, Top 300/500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, Top 85/500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, Top 44/1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam…

Về phía Sở Giao dịch Cơ cấu tổ chức

Chức năng của các phòng ban:

Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân: phòng có chức năng nghiên cứu, xem xét,

thẩm tra với đối tượng khách hàng là cá nhân hay thể nhân. Các hoạt động cụ thể bao gồm: thực hiện các nghiệp vụ huy động tiền gửi; các nghiệp vụ với thẻ; các sản phẩm tín dụng bán lẻ; cho vay nhằm đáp ứng những nhu cầu vốn ngắn hạn như cho vay hộ kinh doanh; cho vay phục vụ mục đích tiêu dùng: mua hoặc sửa chữa nhà cửa, mua ôtô…; cho vay để trả lương, thu chi tiền mặt tại chỗ, cho vay du học, cho vay kinh doanh chứng khoán,…

Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp: phòng chuyên nghiên cứu, phục vụ các

đối tượng là doanh nghiệp, công ty. Các hoạt động chính là: cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động, hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu và các nhu cầu cần thiết khác; cho vay trung và dài hạn để đổi mới kỹ thuật, thiết bị, tăng cường năng lực sản xuất, mở rộng hoặc đầu tư mới trong lĩnh vực xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng cho doanh nghiệp; nghiệp vụ bảo lãnh cho khách hàng, mở L/C, chiết khấu giấy tờ có giá, các hồ sơ chuyển tiền, thanh toán nước ngoài.

Phòng công nghệ thông tin: phòng có chức năng thiện công tác thiết lập, cài đặt

hệ thống mạng nội bộ và mạng Internet cho chi nhánh và các đơn vị trực thuộc; phụ trách việc bảo trì, sửa chữa hệ thống máy tính và mạng nội bộ của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc.

Giám đốc

Phó giám đốc phụ trách

kinh doanh Phó giám đốc phụ trách kế toán

Phòng Dịch vụ khách hàng cá nhân Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp Phòng công nghệ thông tin Phòng kế toán kho quỹ Ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh Phòng hành chính tổ chức Bộ phận kiểm soát sau Phòng thanh toán quốc tế

Phòng kế toán kho quỹ: phòng có nhiệm vụ tổ chức và chỉ đạo thực hiện việc

hạch toán kế toán của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc một cách chính xác đầy đủ và kịp thời theo quy định; mở và cấp ID cho khách hàng, tiến hành các hoạt động giải ngân, thu tiền phí, tiền lãi và các khoản tiền khác mà khách hàng chi trả; nhập kho TSĐB khi thực hiện cho khách hàng vay vốn; các hoạt động khác như: tư vấn các sản phẩm cho khách hàng, giúp khách hàng hoàn thành các thủ tục cần thiết.

Ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh: có nhiệm vụ hỗ trợ phòng dịch vụ khách

hàng cá nhân và phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp, thực hiện tốt các chức năng, quyền hạn và nghĩa vụ của mình; phối hợp định giá tài sản đảm bảo để lãnh đạo xét duyệt và kiểm soát khoản vay, đồng thời kết hợp hoàn thiện hồ sơ nhận tài sản đảm bảo; soạn thảo các văn bản, hợp đồng cho phòng dịch vụ Ngân hàng; tiến hành kiểm soát, lưu trữ các hồ sơ của phòng ban, hỗ trợ việc quản lý hồ sơ, theo dõi đôn đốc thu hồi nợ và vốn vay.

Phòng hành chính – tổ chức: xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ

chi nhánh và các đơn vị trực thuộc; tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ nhân viên và tài sản của chi nhánh; thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm trang thiết bị văn phòng cần thiết; thực hiện công tác phân bổ, đề cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập; tổng hợp, theo dõi thường xuyên cán bộ công nhân viên khi phòng pháp chế Hội sở có yêu cầu.

Bộ phận kiểm soát sau: hỗ trợ ban kiểm soát thực hiện việc kiểm soát lại chứng

từ, tuân thủ các quy chế, hạch toán và lưu hồ sơ.

Phòng thanh toán quốc tế: thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, tài trợ xuất

nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ kiều hối; nghiên cứu và đề xuất cho Giám đốc những cải tiến về quy trình, phương án phát triển các nghiệp vụ thực hiện.

Dưới sự chỉ đạo sát sao của Giám đốc, các phó Giám đốc, các phòng ban nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao của mình, đồng thời phối hợp và hỗ trợ các phòng ban liên quan khác tạo nên sự vận hành hiệu quả nhất quán cho hoạt động kinh doanh của SGD nói riêng và toàn hệ thống SeABank nói chung.

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP ĐôngNam Á từ 2009-2011 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (Trang 29 - 31)