Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất sản phẩm suất ăn tại công ty cổ phần thương mại Hoàng Nhật Minh

Một phần của tài liệu đề xuất về kế toán chi phí sản xuất sản phẩm suất ăn tại công ty CP thương mại Hoàng Nhật Minh (Trang 26 - 30)

thương mại Hoàng Nhật Minh

2.2.1 Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất sản phẩm suất ăn tại công ty cổ phần thương mại Hoàng Nhật Minh thương mại Hoàng Nhật Minh

2.2.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Công ty Cổ phần Thương mại Hoàng Nhật Minh là một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp vì vậy tiết kiệm nguyên vật liệu luôn được coi là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác sản xuất. Việc tiết kiệm nguyên vật liệu cần phải được quán triệt và thực hiện ở tất cả các khâu, các giai đoạn của sản xuất từ lúc mua về, đưa vào sản xuất, hạn chế tối thiểu phế liệu, sản phẩm hỏng thậm chí từ lúc chọn mua nguyên vật liệu.

Nguyên vật liệu chính trong công ty là các loại thực phẩm tươi sống như thịt, cá, rau, củ, quả…Nguyên vật liệu phụ là các loại gia vị như muối, hạt nêm, mắm…

Các chi phí cho sản xuất đã được tính toán định mức ngay từ đầu, phòng cung tiêu sẽ cử người đi mua vật tư nhập kho phục vụ sản xuất. Các bếp trưởng ở từng bếp tính toán nhu cầu nguyên vật liệu theo thực đơn, định mức tiêu hao nguyên vật liệu và số suất ăn hàng ngày, sau đó lập đơn đặt hàng có xác nhận của quản lý bếp gửi về trụ sở chính để phòng cung tiêu dựa trên cơ sở đó trực tiếp đặt hàng với nhà cung cấp. Nguyên vật liệu được các nhà cung cấp vận chuyển đến từng bếp và được lưu trữ, bảo quản tại kho. Đến thời gian sản xuất mỗi ngày vật tư được xuất cho các bếp.

Nguyên vật liệu của Công ty Cổ phần Thương mại Hoàng Nhật Minh rất đa dạng, chủ yếu được mua ngoài. Do đặc thù của ngành sản xuất nên nguyên vật liệu thường được đặt và sử dụng hết trong ngày để hạn chế nguyên vật liệu hỏng hoặc không đủ tiêu chuẩn ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Một số ít loại nguyên vật liệu được nhập số lượng lớn và sử dụng trong nhiều lần sản xuất, các loại này hầu hết là các loại gia vị để chế biến món ăn như muối, đuờng, dầu ăn…, các chất tẩy rửa như nước rửa bát, xà phòng…, hay nhiên liệu để tiến hành quá trình sản xuất như gas.

Như đã trình bày ở trên, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất tại các bếp ăn của Công ty chủ yếu được mua ngoài. Dù quá trình sản xuất cũng như thời gian bảo quản nguyên vật liệu tương đối ngắn, các nghiệp vụ nhập xuất diễn ra hàng ngày nhưng nguyên vật liệu được mua về đều được làm thủ tục nhập kho để hạn chế việc tiêu hao, mật mát cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nguyên vật liệu.

Nguyên vật liệu xuất kho dùng cho sản xuất được tính theo đơn giá bình quân cả kỳ, xuất kho vật liệu tính theo phương pháp bình quân theo tháng. Việc tính giá nguyên vật liệu xuất kho được thực hiện tự động trên phần mềm kế toán.

2.2.1.2 Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất như: Tiền lương, các khoản trích nộp như

Chi phí nhân công là một phần chi phí quan trọng không thể thiếu được trong chi phí sản xuất sản phẩm, là bộ phận tất yếu trong kế toán tính toán giá thành sản phẩm. Có tính đúng, tính đủ tiền lương công nhân mới tính toán chính xác được giá thành sản phẩm và giá bán sản phẩm.

Hàng tháng, kế toán Công ty theo dõi chi tiết các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản BHTN, BHXH, BHYT, KPCĐ... đối với từng công nhân, tính toán chính xác, đầy đủ thù lao cho người lao động, có chế độ khen thưởng kỷ lụât đối với từng cá nhân cụ thể, động viên kịp thời giúp lao động yên tâm sản xuất, làm việc đem lại kết quả lao động cao cho doanh nghiệp. Đây cũng chính là nhiệm vụ đặt ra cho công tác kế toán chi phí nhân công tại Công ty.

Hiện nay Công ty Cổ phần Thương mại Hoàng Nhật Minh áp dụng hình thức tính lương theo thời gian (kể cả nhân viên văn phòng và công nhân trực tiếp sản xuất)

- Tiền lương trả theo thời gian là hình thức tiền lương tính theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và thang lương của người lao động.

Việc hạch toán thời gian lao động được thực hiện trực tiếp tại các bếp. Quản lý các bếp theo dõi ngày công lao động của từng lao động trên bảng chấm công, mỗi nhân viên được ghi một dòng trong suốt một tháng và cuối tháng tính ra số ngày công làm việc thực tế. Do đặc điểm sản xuất mà không phải toàn bộ nhân viên trong 1 bếp đều đi làm các giờ như nhau. Bữa ăn được phục vụ chia làm 3 bữa: bữa ăn trưa, bữa ăn tối và bữa ăn đêm. Tuy nhiên không phải bếp ăn nào cũng phục vụ đầy đủ cả 3 bữa ăn mà việc phục vụ còn tùy thuộc vào yêu cầu và đặc điểm sản xuất của đơn vị khách hàng. Trong mỗi ca nấu, căn cứ vào số lượng suất ăn và định mức chi phí nhân công cho mỗi suất ăn, quản lý các bếp phân công các nhân viên thực hiện một cách hợp lý. Mỗi ca bắt buộc phải có cả nhân viên nấu chính và nhân viên phục vụ (nhân viên chia thức ăn, nhân viên sơ chế thực phẩm, nhân viên dọn dẹp nhà ăn….).

Tỷ lệ các khoản trích theo lương tại công ty:

+ BHXH: Trích 26% trên tổng số lương cơ bản phải trả cho CNV. Trong đó: - 18% Tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. - 8% Khấu trừ vào lương của người lao động.

+BHYT: Trích 4,5% trên tổng số tiền lương cơ bản phải trả cho CNV. Trong đó: - 3% Tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.

- 1,5% Khấu trừ vào lương của người lao động. +BHTN: Trích 2% trên tổng số tiền lương cơ bản phải trả cho CNV

Trong đó: - 1% Tính vào chi phí sản xuất kinh doanh - 1% Khấu trừ vào lương người lao động. +KPCĐ: Trích 2% trên tổng số lương thực tế phải trả CNV.

2.2.1.3 Chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản chi phí dùng chung trong các bếp, phục vụ gián tiếp cho sản xuất sản phẩm. Đó là các khoản chi phí về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, khấu hao TSCĐ, chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí về dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác.

+ Chi phí nhân viên phát sinh được ghi vào chi phí sản xuất chung đó là các khoản tiền lương, phụ cấp BHTN, BHXH, BHYT, KPCĐ...phải trả cho nhân viên quản lý bếp.

+ Chi phí về nguyên vật liệu được ghi vào chi phí sản xuất chung như: vật liệu để lau rửa nhà bếp...

+ Chi phí về công cụ dụng cụ được ghi vào chi phí sản xuất chung đó là các loại như: chi phí đồng phục nhân viên bếp, ủng chống trơn, tạp dề...

+ Chi phí khấu hao TSCĐ của Công ty được tính vào chi phí sản xuất chung đó phần khấu hao các loại TSCĐ được tính theo phương pháp khấu hao theo tháng.

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài được hạch toán vào chi phí sản xuất chung là phần chi phí điện, nước, điện thoại ...dùng chung cho bộ phận sản xuất.

+ Chi phí khác bằng tiền là những chi phí ngoài các khoản chi phí trên như: chi phí hội nghị, chi phí tiếp khách...

Hiện nay, chi phí sản xuất chung trong tháng tại Công ty Cổ phần Thương mại Hoàng Nhật Minh được tập hợp cho từng bếp, sau đó được phân bổ chi tiết cho các đối tượng chịu chi phí theo tiêu thức phân bổ hợp lý.

2.2.1.4 Tập hợp chi phí sản xuất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm được phân bổ theo chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp.

Một phần của tài liệu đề xuất về kế toán chi phí sản xuất sản phẩm suất ăn tại công ty CP thương mại Hoàng Nhật Minh (Trang 26 - 30)