Các đề xuất, kiến nghị về kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Hồng Đức.

Một phần của tài liệu Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần vận tải và thương mại Hồng Đức (Trang 60 - 70)

cổ phần vận tải và thương mại Hồng Đức.

Với những điểm còn hạn chế trong công tác kế toán KQKD như đã phân tích ở trên, em xin đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần thương mại và vận tải Hồng Đức như sau:

3.2.1. Về tổ chức bộ máy kế toán.

Với kinh nghiệm còn ít của nhân viên phòng kế toán, công ty nên khuyến khích và tạo điều kiện cho nhân viên tự học hỏi thêm những người đi trước, tổ chức buổi tối nói chuyện, học thêm kinh nghiệm ngoài giờ làm việc giữa các nhân viên và giữa kế toán trưởng nhiều kinh nghiệm với nhân viên, có thể mời một số chuyên gia kế toán về giảng dạy nếu có đủ điều kiện. Như vậy, có thể tăng được kinh nghệm thực tế cho nhân viên, đồng thời tăng khả năng phối hợp thực hiện công việc được hiệu quả hơn.

3.2.2. Về tổ chức hạch toán ban đầu

Các chứng từ sử dụng trong kế toán kết quả kinh doanh chủ yếu là các chứng từ tự lập và các chứng từ kế thừa từ các nghiệp vụ kế toán trước. Việc luân chuyển chứng từ giữa các phòng ban còn chậm. Để khắc phục các cán bộ kế toán trên công ty cần phải thường xuyên đôn đốc việc luân chuyển chứng từ bộ phận kế tán để xử lý, phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: như đôn đốc nhân viên bán hàng gửi hóa đơn, chứng từ đúng thời hạn, đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho việc hạch toán tổng hợp và chi tiết. Công tác hạch toán

kết quả kinh doanh một các nhanh chóng và chính xác nhất, tránh những sai sót không đáng có gây mất thời gian và chi phí của doanh nghiệp.

3.2.3. Về xác định thuế thu nhập hoãn lại.

Cơ sở tính thuế thu nhập của một tài sản hay nợ phải trả là giá trị tính cho tài sản hoặc nợ phải trả cho mục đích xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.

Cơ sở tính thuế thu nhập của một tài sản là giá trị sẽ được khấu trừ cho mục đích thuế thu nhập, được trừ khỏi các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp sẽ nhận được và phải chịu thuế thu nhập khi giá trị ghi sổ của tài sản đó được thu hồi. Nếu những lợi ích kinh tế này khi nhận được mà không phải chịu thuế thu nhập thì cơ sở tính thuế thu nhập của tài sản đó bằng giá trị ghi sổ của nó.

Cơ sở tính thuế thu nhập của một khoản nợ phải trả là giá trị ghi sổ của nó trừ đi (-) giá trị sẽ được khấu trừ cho mục đích thuế thu nhập của khoản nợ phải trả đó trong các kỳ tương lai. Trường hợp doanh thu nhận trước, cơ sở tính thuế của khoản nợ phải trả phát sinh là giá trị ghi sổ của nó, trừ đi phần giá trị của doanh thu đó sẽ được ghi nhận nhưng không phải chịu thuế thu nhập trong tương lai.

Tài khoản 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp: phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Tài khoản 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp:

Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế TNDN của doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành.

Tài khoản 821 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” có 2 TK cấp 2:

- Tài khoản 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành - Tài khoản 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.

Tài khoản 347: Thuế TNDN hoãn lại phải trả: phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của thuế TNDN hoãn lại phải trả.

Thuế TNDN Tổng chênh lệch Thuế suất thuế TNDN

hoãn lại = tạm thời chịu thuếx theo quy định

phải trả trong năm hiện hành

Tài khoản 243: Tài sản thuế TNDN hoãn lại: phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của tài sản thuế thu nhập hoãn lại.

Công thức xác định tài sản thuế thu nghiệp hoãn lại:

Tài sản thuế Thu nhập hoãn lại = Tổng chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm

+ _

Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng x Thuế suất thuế TNDN theo quy định hiện hành 3.2.4. Về tài khoản sử dụng

Trong hoạt động thực tế tại công ty, các khoản chi phí quản lý kinh doanh phát sinh tương đối nhiều với các nội dung và khoản mục khác nhau cần phải được hạch toán chi tiết cụ thể và rõ ràng từng nội dung bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Vì vậy, kế toán nên hạch toán riêng chi phí quản lý doanh nghiệp vào TK 6422 – “ Chi phí quản lý doanh nghiệp” và chi phí bán hàng vào TK 6421 – “ Chi phí bán hàng”. Như vậy thì các khoản chi phí sẽ được hạch toán rõ ràng, riêng biệt, thuận tiện cho việc theo dõi cũng như so sánh chi phí phát sinh giữa các bộ phận với nhau.

TK 6421 có thể mở chi tiết như sau:

TK 64211 – Chi phí nhân viên bán hàng TK 64216 – Chi phí nguyên vật liệu TK 64213 – Chi phí dụng cụ, đồ dùng TK 64217 – Chi phí mua ngoài khác TK 64214 – Chi phí khấu hao TSCĐ TK 64218 – Chi phí bằng tiền khác. TK 6422 cũng có thể được mở chi tiết để theo dõi riêng như sau:

TK 64221 – Chi phí nhân viên quản lý TK 64225 – thuế, phí, lệ phí.

TK 64224 – Chi phí khấu hao TSCĐ TK 64228 – Chi phí bằng tiền khác. Hạc toán riêng như vậy sẽ rất thuận tiện cho kế toán trong việc theo dõi từng khoản mục chi phí cũng như tiến hành lập bảng tổng hợp phân loại chi phí theo yêu cầu của nhà quản lý vào cuối kỳ.

TK 6421 cũng có thể mở chi tiết theo từng khách hàng, hợp đồng kinh tế, hoặc teo từng dự án, công trình mà công ty đang thực hiên để tiện cho việc theo dõi, đánh giá chi phí cũng như xác định lợi nhuận của từng hợp đồng.

3.2.5. Về việc trích lập các khoản dự phòng

Việc trích lập các khoản dự phòng đồng nghĩa với việc dự kiến trước tổn thất để kho những rủi do kinh tế bất ngờ xảy ra, công ty có nguồn kinh phí xử lý kịp thời những rủi ro kinh tế bất ngờ xảy ra, công ty có nguồn kinh phí xử lý kịp thời những rủi ro này, hoạt động kinh doanh sẽ không phải chịu ảnh hưởng nặng nề , không phải chịu những tổn thất đáng có.

Công ty nên trích lập dự phòng phải thu khó đồi và dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

TK 1592 - Dự phòng phải thu khó đòi.

TK 1593 - dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

3.2.5.1. Đối với dự phòng phải thu khó đòi.

Số tiền khách hàng nợ công ty hàng năm tương đối nhiều, dao động trog khoảng trên dưới 200.980.977 đồng/ năm, trong đó số nợ khách đòi theo đánh giá chủ quan của kế toán là 3% số tiền phải thu khách hàn của công ty. Công ty thường bán hàng và cung ứng dịch vụ cho khách hàng theo các hợp đồng kinh tế hoặc các công trình có giá trị lớn, nên khách hàng khi mua thường không thể trả tiền này hoặc trả hết trong một lần, dẫn đến tại công ty luôn tồn tại một số lượng lớn các khoản phải thu với giá trị tương đối lớn như đã nêu trên. Hiện tại bộ phận kế toán công ty không thống kê đánh gía lại các khoản nợ phải thu khó đòi vào cuối mỗi năm tài chính nên chưa có số liệu chính xác về vấn đề này. Tuy nhiên với số lượng ước tính thì theo nguyên tắc thận trọng của kế toán ( VAS 01)

Theo thông tư 228/8/2009/TT – BTC ban hành 07/12/2009 hướng dẫn việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi như sau:

Việc lập dự phòng được tiến hành vào thời điểm khóa sổ kế toán để lập BCTC năm theo nguyên tắc:

- Việc lập các khoản dự phòng không được vượt quá số lợi nhuận phát sinh của công ty.

- Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi cần lập dự phòng phải có chứng từ gốc, ghi rõ họ tên, địa chỉ của người nợ, nội dung khoản nợ, số tiền phải thu, số đã thu, số còn nợ và thời hạn nợ.

- Được trích lập với những khoản nợ đã quá hạn thanh toán hoặc những khoản nợ chưa hết hạn thanh toán nhưng tổ chức nợ đã bị phá sản, đang làm thủ tục giài thế, người nợ mất tích, bỏ trốn hoặc đã chết, bị cơ quan pháp luận truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án.

- đối với nợ phải thu đã quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau: + 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.

+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu đã quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.

+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm. + 100% giá trị đối vứi khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.

Mức lập dự phòng tối đa không vượt quá 20% tổng dư nợ phải thu của doanh nghiệp hiện tại thời điểm 31/12.

Áp dụng cho công ty Cổ phần thương mại và vận tải Hồng Đức, mức dự phòng nên lập và cuối mỗi kỳ kế toán năm tối thiểu là:

- Chứng từ sử dụng: chứng từ gốc, đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.

- Tài khoản sử dụng : TK 1592 - Dự phòng phải thu khó đòi. Kết cấu TK 1592:

Bên Nợ: + Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi đã lập cuối năm trước. + Xử lý xóa nợ các khoản phải thu khó đòi không thể đòi được. Bên Có: Số dự phòng nợ phải thu khó đòi được lập tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp,

Số dư bên Có: số dự pḥng c̣n nợ phải thu khó đòi hiện tại có cuối kỳ.

- Trình tự hạch toán

Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào các khoản nợ phải thu được xác định là không chăc chắn thu được , tính toán mức dự phòng nợ phải thu khó đòi cần lập lần đầu.

Nợ TK 6422 số tiền trích lập dự phòng Có TK 1592 số tiền trích lập dự phòng

Cuối kỳ kế toán sau, nếu khoản dự phòng phải lập ở kỳ này nhỏ hơn số đã lập cuối kỳ trước thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập:

Nợ TK 1592 số tiền hoàn nhập Có TK 6422 số tiền hoàn nhập

Còn nếu lớn hơn thì số chênh lệch lớn hơn sẽ phải trích lập thêm: Nợ TK 6422 số tiền cần trích lập thêm Có TK 1592 số tiền cần trích lập thêm

Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sử không đòi được sẽ được phép xóa nợ theo chính sách tài chính hiện hành:

Nợ TK 1592 (nếu đã lập dự phòng) Nợ TK 6422 (nếu chưa lập dự phòng) Có TK 131, 138

- Đối với các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa nợ, nếu sau đó lại thu hồi được: Nợ TK 111, 112,, số tiền thực tế đã thu hồi được. Có TK 711 số tiền thực tế đã thu hồi được. Đồng thời ghi Có TK 004 – Nợ khó đòi đã xử lý.

Sổ kế toán: Sổ Cái TK 1592, 156, Sổ chi tiết 156.

3.2.5.2. Đối với dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho ðýợc lập khi giá trị thuần có thể thực hiện ðýợc của hàng tồn kho nhỏ hõn giá gốc và ðýợc ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ.

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào cuối kỳ kế toán năm khi lập báo cáo tài chính. Khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được thực hiện theo đúng các quy định của Chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho” và quy định của chế độ tài chính hiện hành. Đối với các doanh nghiệp phải lập và công khai báo cáo tài chính giữa niên độ như công ty niêm yết thì khi lập báo cáo tài chính giữa niên độ (báo cáo quí) có thể xem xét và điều chỉnh số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập cho phù hợp với tình hình thực tế theo nguyên tắc giá trị hàng tồn kho phản ánh trên Bảng Cân đối kế toán theo giá trị thuần có thể thực hiện được (Nếu giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc) của hàng tồn kho.

Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải tính theo từng thứ vật tư, hàng hóa, sản phẩm tồn kho. Đối với dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt.

Cuối niên độ kế toán căn cứ vào số lượng, giá gốc, giá trị thuần có thể thực hiện được của từng thứ vật tư, hàng hoá, từng loại dịch vụ cung cấp dở dang, xác định khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập cho niên độ kế toán tiếp theo:

toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng giá vốn hàng bán.

Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm giá vốn hàng bán.

Kết cấu TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Bên Nợ:

Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho được hoàn nhập ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ.

Bên Có:

Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ.

Số dư bên Có:

Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện có cuối kỳ.

Phương pháp hạch toán.

Cuối kỳ kế toán năm (hoặc quý), khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho lần đầu tiên, ghi:

Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán

Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Cuối kỳ kế toán năm (hoặc quý) tiếp theo:

- Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn, ghi:

Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho) Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

- Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế

Nợ TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Có TK 632- Giá vốn hàng bán (Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho).

3.2.6. Hoàn thiện sổ kế toán.

Việc công ty không mở sổ chi tiết 511, 632 gây khó khăn cho công tác quản lý. Để tiện cho việc theo dõi , kế toán có thể phân loại hàng hóa thành một số hàng nhất định với từng đặc tính cụ thể như: đá, xi măng,, ; phân loại dịch vụ cung cấp dịch vụ thành một nhóm như: vận tải, san lấp mặt bằng, tư vấn thiết kế…. khi đó kế toán nên mở sổ chi tiết TK 511, 632 theo từng hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Như vậy , số lượng sổ kế toán chi tiết sẽ không quá lơn, mà việc theo dõi hàng hóa mua bán, dịch vụ cung cấp cũng sẽ thuận tiện hơn, thỏa mãn tốt yêu cầu của công tác quản lý.

Công ty có thể mở các sổ chi tiết như sau:

Một phần của tài liệu Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần vận tải và thương mại Hồng Đức (Trang 60 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w