HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT THU HOẠCH, SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN SA NHÂN TÍM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu gây trồng cây sa nhân tím ở miền núi tỉnh Quảng Ngãi (Trang 84 - 85)

III Thu hái tự nhiên ngoài TN 7,754 50,060 13,816 2,

3.10.3. HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT THU HOẠCH, SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN SA NHÂN TÍM

NHÂN TÍM

(1) Kỹ thuật thu hoạch

- Sau khi trồng 2 - 3 năm, cây Sa nhân tím bắt đầu cho quả và có thể thu hoạch 5 - 6 năm liền.

- Thời vụ thu hoạch tốt nhất là vào tháng 7 – 8 và tháng 11 - 12. Việc thu hái quá sớm hay quá muộn đều ảnh hưởng đến chất lượng hạt. Thu hái cẩn thận để bảo vệ các cây mẹ cho mùa sau. Sa nhân tím vừa chín quả chuyển màu đỏ sẫm, gai quả ngắn, kẽ gai thưa. Khi bổ quả hạt bắt đầu chuyển màu vàng chưa chuyển màu đen.

- Khi thu hoạch dùng kéo cắt sát chùm quả hoặc dùng tay bẻ quả để lại cuống quả để tạo ra nhiều hoa đợt mới.

- Cứ 10 kg quả tươi, phơi sấy được 1,5-1,8 kg quả khô và được 0,7-0,8 kg hạt khô. - Mỗi ha trồng Sa nhân tím có thể thu 100 - 150 kg quả khô/ năm.

(2) Phơi sấy và bảo quản sản phẩm

Quả Sa nhân tím có thể làm khô bằng phương pháp tự nhiên phơi nắng, phương pháp nhân tạo (sấy) hoặc kết hợp phơi sấy.

(2.1) Phơi sa nhân tự nhiên

Khi thu hoạch quả Sa nhân tím gặp thời tiết thuận lợi thì làm khô quả bằng cách

phơi tự nhiên trên các nền phơi xi măng, gạch, trên tấm bạt, trên nong tre đều được. Phơi 30 giờ (2-3 ngày phơi) là khô, kiểm tra sa nhân khô khi bóc quả bóp hạt rời ra là quả Sa nhân tím đã khô. Cần kết hợp sấy ban đêm để quả nhanh khô.

(3) Phân loại quả Sa nhân tím thương phẩm

Cứ 10 kg quả tươi thì được 1,5 - 1,8 kg quả khô, bóc ra được 0,7 - 0,8 kg hạt. Tùy chất lượng thường phân ra 4 loại theo tiêu chuẩn thương phẩm là :

- Sa nhân hạt cau (loại 1): là loại tốt nhất, quả màu tím sẫm, kẻ gai to, bóc thấy róc vỏ, quả còn cứng, hạt hơi vàng, giữa có chấm đen hoặc hung hung. Hạt to mẩy, khi hạt khô không bị nhăn nheo, nhấm cay nhiều, nồng.

- Sa nhân non (loại 2): hái quả sớm, chưa chín, hạt còn trắng hay hơi vàng, hạt không mẩy, có vết nhăn nheo, nhấm ít cay nhưng không chua.

- Sa nhân vụn (loại 3): gồm những quả Sa nhân đường, non vỡ ra hay không được phơi sấy đúng cách, còn gọi là sa nhân cứt gián, kém cay.

- Sa nhân đường (loại 4): để quả quá chín, sau 5 - 7 ngày mới hái. Quả mềm có vị ngọt hết cay, ít tinh dầu, sờ tay thấy ẩm hơi dính, nhấm hơi ngọt, mềm, khó bảo quản dễ bị ẩm mốc. Quả bị rời vụn ra, có màu đen.

(4) Bảo quản quả Sa nhân khô

Sau khi phơi sấy quả Sa nhân đạt độ ẩm < 14% (Dược điển Việt Nam độ ẩm quả

Sa nhân khô không vượt quá 14%), làm sạch tạp chất, phân loại quả thương phẩm và

đóng bao polyethylene để bảo quản kín hoặc bảo quản khô thông thường bằng bao tải. Khối lượng khoảng 20 – 30 kg/ bao (vừa đầy bao). Đưa bao quả vào nhà kho đảm bảo thoáng mát, không bị mưa dột, chống ẩm, chống chuột phá hoại. Thời gian bảo quản có thể kéo dài đến một năm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu gây trồng cây sa nhân tím ở miền núi tỉnh Quảng Ngãi (Trang 84 - 85)