- Điều tra, thu thập các thông tin về tình hình phân bố, thu hoạch Sa nhân ở các địa bàn khác nhau thuộc tỉnh Quảng Ngãi Qua đó xác định vùng phân bố, những thuận lợi, khó
14. Quan tâm của chính quyền địa phương về cây Sa nhân
3.1.2.3. Nhận xét về tình hình sản xuất, thu hái, chế biến và thu mua Sa nhân tím tại các 6 huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngã
- Điều kiện tự nhiên (đất đai, thời tiết), lao động ở 6 huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi là thuận lợi cho sinh trưởng phát triển và sản xuất cây Sa nhân kể cả trồng, khoanh nuôi và thu hái tự nhiên.
- Cây Sa nhân ít bị sâu bệnh hại nên thuận lợi cho người dân phát triển loại cây này và nhất là bà con dân tộc miền núi ít có điều kiện áp dụng tiến bộ kỹ thuật về phòng trừ sâu bệnh nên có thể trồng, chăm sóc cây Sa nhân tím.
- Sản xuất Sa nhân (trồng, khoanh nuôi, thu hái) mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và góp phần cải thiện môi trường đất.
- Nhà nước nên có các chương trình, dự án phát triển cây Sa nhân tím nhằm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về trồng, chăm sóc, sơ chế bảo quản bằng các hình thức xây dựng mô hình trình diễn, tập huấn, đào tạo kỹ thuật viên.
- Hỗ trợ kinh phí cho các hộ tham gia xây dựng mô hình, sản xuất Sa nhân tím (trồng, khoanh nuôi bảo vệ, sơ chế) bằng các chương trình, dự án do Nhà nước đầu tư, hỗ trợ.
- Chính quyền và các cơ quan chức năng cần quan tâm đến cơ chế chính sách, khuyến nông, cung cấp thông tin về cây Sa nhân, về tiêu thụ sản phẩm và bố trí, sắp xếp hệ thống tiêu thụ Sa nhân để tạo điều kiện cho người sản xuất (thu hái, gây trồng).
- Chính quyền các cấp và người dân tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng Sa nhân trồng và Sa nhân tự nhiên.
Tóm lại: Điều kiện tự nhiên (đất đai, thời tiết), lao động ở 6 huyện miền núi tỉnh
Quảng Ngãi là thuận lợi cho sinh trưởng phát triển và sản xuất cây Sa nhân kể cả trồng, khoanh nuôi và thu hái Sa nhân tự nhiên. Sa nhân ít sâu bệnh hại nên thuận lợi cho người dân phát triển loại cây này và nhất là bà con dân tộc miền núi ít có điều kiện áp dụng tiến bộ kỹ thuật về phòng trừ sâu bệnh có thể trồng, chăm sóc. Sản xuất Sa nhân (trồng, khoanh nuôi, thu hái) đã mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và góp phần cải thiện môi trường đất.