Kết quả sinh trưởng của các công thức độ tàn che cho Sa nhân tím dưới tán rừng Thông sau trồng 30 tháng (tháng 7/2011)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu gây trồng cây sa nhân tím ở miền núi tỉnh Quảng Ngãi (Trang 43 - 46)

- Điều tra, thu thập các thông tin về tình hình phân bố, thu hoạch Sa nhân ở các địa bàn khác nhau thuộc tỉnh Quảng Ngãi Qua đó xác định vùng phân bố, những thuận lợi, khó

14. Quan tâm của chính quyền địa phương về cây Sa nhân

3.3.6. Kết quả sinh trưởng của các công thức độ tàn che cho Sa nhân tím dưới tán rừng Thông sau trồng 30 tháng (tháng 7/2011)

rừng Thông sau trồng 30 tháng (tháng 7/2011)

Bảng 3.23. Tình hình sinh trưởng của các công thức độ tàn che cho Sa nhân tím dưới tán rừng Thông sau trồng 30 tháng tại Ba Cung, Ba Tơ, Quảng Ngãi

TT Công thức thí nghiệm Chiều cao cây (cm) Đường kính gốc (cm) Số lá/ cây Số cây/ bụi Đường kính tán (cm) Tỷ lệ che phủ (%) 1 C1RT 137,8 1,1 17,3 8,2 142,3 39,9 2 C2RT 138,5 1,3 17,5 10,8 173,8 59,4 3 C3RT 143,2 1,4 17,3 11,5 183,9 66,6 4 C4RT 143,4 1,3 17,2 11,2 168,9 56,1 CV% 5,8 10,1 2,8 8,0 6,1 12,3 LSD0,05 16,4 0,3 1,0 1,7 20,4 13,5

Bảng 3.23 cho thấy: Sau 30 tháng trồng (vụ 2 năm 2010) tình hình sinh trưởng của các công thức độ tàn che cho Sa nhân tím tiếp tục tăng nhưng tốc độ sinh trưởng chậm lại trừ số cây/bụi. Chiều cao cây từ 137,8 - 143,4 cm; đường kính gốc từ 1,1 - 1,4 cm; số cây/ bụi từ 8,2 - 11,5, đường kính tán từ 142,3 - 183,9 cm và tỷ lệ che phủ từ 39,9 - 66,6%. Các chỉ tiêu về sinh trưởng của C1RT thấp hơn các công thức còn lại và sai khác có ý nghĩa ở số cây/ bụi, đường kính tán, tỷ lệ che phủ. Sa nhân tím trồng dưới công thức C3RT (độ tàn che 0,5) thì có các chỉ tiêu về số cây/ bụi, đường kính tán và tỷ lệ che phủ đều cao hơn các công thức còn lại và sai khác có ý nghĩa về tỷ lệ che phủ với C1RT, C4RT. Chưa phát hiện sâu bệnh hại cây Sa nhân tím. Sau trồng 30 tháng thì các công

thức độ tàn che cho Sa nhân tím dưới tán rừng Thông chưa ra hoa đậu quả và trùng với thí nghiệm mật độ Sa nhân tím dưới tán rừng Thông trồng cùng thời điểm thu thấp số liệu, cùng thời gian trồng (cùng tuổi).

Một số kết quả nghiên cứu đã công bố trước đây cho biết: đối tượng cây tầng trên che phủ cho cây Sa nhân tím như tán rừng tự nhiên, tán rừng Keo, tán rừng Xoan, tán rừng Điều, tán Cà phê, tán vườn rừng (kết quả nghiên cứu và công bố của Nguyễn Thanh Phương), tán rừng Mỡ (ở các tỉnh phía Bắc) thì sau 18-30 tháng đều ra hoa đậu quả. Trong khi đó, trồng Sa nhân tím dưới tán rừng Thông là lần đầu tiên thí nghiệm tại Việt Nam nên sau 30-33 tháng trồng vẫn chưa ra hoa đậu quả trên 2 thí nghiệm về độ tàn che và mật độ.

Theo chúng tôi, có thể từ một số nguyên nhân như:

(i) Lần đầu tiên thí nghiệm với rừng Thông là đối tượng cây che phủ tầng trên; (ii) Lá thông rụng rất nhiều nên che kín mặt đất rừng với một lớp dày 1-2 cm, mặc dù, hàng năm đã được phát dọn thực bì, xới gốc, bón phân;…

Để có kết quả đầy đủ hơn thì nên tiếp tục theo dõi thêm vụ 2 năm 2011.

* Để tiện việc theo dõi, chúng tôi sắp xếp diễn biến các chỉ tiêu sinh trưởng của Sa nhân tím theo các hình dưới đây:

Hình 1. Diễn biến chiều cao Sa nhân tím của các công thức độ tàn che dưới tán rừng thông tại Ba Cung, Ba Tơ, Quảng Ngãi từ năm 2008-2011

Hình 2. Diễn biến số cây Sa nhân tím/ bụi của các công thức độ tàn che dưới tán rừng Thông tại Ba Cung, Ba Tơ, Quảng Ngãi từ năm 2008-2011

Hình 3. Diễn biến đường kính tán lá cây Sa nhân tím của các công thức độ tàn che dưới tán rừng Thông tại Ba Cung, Ba Tơ, Quảng Ngãi từ năm 2008-2011

Tóm lại:

Sa nhân tím sau trồng 30 tháng dưới tán rừng thông của các công thức độ tàn che (0,1; 0,3; 0,5; 0,7) sinh trưởng khá (chiều cao cây từ 137,8-143,4 cm; đường kính gốc từ 1,1- 1,4 cm; số cây/ bụi từ 8,2-11,5, đường kính tán từ 142,3-183,9 cm và tỷ lệ che phủ từ 39,9- 66,6%). Công thức C3RT (độ tàn che 0,5) thì có các chỉ tiêu về số cây/ bụi, đường kính tán và tỷ lệ che phủ đều cao hơn các công thức còn lại và sai khác có ý nghĩa về tỷ lệ che phủ với C1RT, C4RT. Các chỉ tiêu về sinh trưởng của Sa nhân tím ở C1RT (độ tàn che 0,1) thấp hơn các công thức còn lại. Chưa phát hiện sâu bệnh hại cây Sa nhân tím. Sau trồng 30 tháng, các công thức độ tàn che cho Sa nhân tím dưới tán rừng Thông chưa ra hoa đậu quả.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu gây trồng cây sa nhân tím ở miền núi tỉnh Quảng Ngãi (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w