Tình hình trang bị vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất

Một phần của tài liệu “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế HOẠT ĐỘNG sản XUẤT mía NGUYÊN LIỆU ở QUY mô NÔNG hộ TRÊN địa bàn xã PHI hải, HUYỆN QUẢNG UYÊN, TỈNH CAO BẰNG” (Trang 40 - 42)

2. Nguyện vọng của ông (bà) về chính sách của nhà nước?

3.2.1.3.Tình hình trang bị vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất

Để tiến hành sản xuất mía nguyên liệu các hộ sản xuất cần phải trang bị một số dụng cụ chủ yếu phục vụ quá trình sản xuất như: sức cày kéo, bình phun thuốc, máy cày...Phần lớn tư liệu sản xuất của các hộ được sử dụng cho tất cả các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tình hình trang bị vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất của các hộ về số lượng và giá trị còn thấp.

Qua bảng 3.11 cho thấy mức chênh lệch về tư liệu sản xuất giữa các nhóm hộ: Nhóm hộ khá có sự trang bị tương đối đầy đủ hơn so với nhóm hộ khác. Tuy nhiên, trang bị còn lạc hậu, thô sơ. Muốn đầu tư thâm canh phát triển theo chiều sâu, đòi hỏi các hộ phải đầu tư lớn hơn nữa về trang bị vật chất kỹ thuật. Quá trình điều tra thực tế 54 hộ sản xuất mía cho thấy tư liệu sản xuất của các hộ ngoài sức kéo trâu bò thì chỉ là những vật dụng rẻ tiền mau hỏng. Người trồng mía có đầu tư máy cày nhưng rất ít hộ có máy cày. Sản xuất mía từ bao đời vẫn sử dụng cách làm thủ công cổ truyền, chỉ một số ít là có thuê máy cày để cày đất. Khi sử dụng phương pháp thủ công sẽ làm cho đất chai cứng, không được tơi xốp. Do vậy, mía sẽ kém phát triển, ảnh hưởng rất nhiều tới năng suất mía. Do chi phí máy cày rất ít nên cho cho công lao động làm đất cho chu kỳ kinh doanh là lớn.

Bảng 3.11: Mức độ trang bị tư liệu sản xuất phục vụ sản xuất mía

(Tính bình quân cho 1 hộ) Chỉ tiêu ĐVT Hộ khá Hộ trung bình Hộ cận nghèo Hộ nghèo Bình quân

Máy cày Cái 0,75 0,06 0 0 0,20

Cày, bừa

Cái 2,5 3 2,44 2,43 2,59

Trâu, bò Con 3 2,91 1,89 1,86 2,42

Xe cải tiến Cái 0 0 0 0 0

Bình phun

Nông cụ Cái 6,75 5,2 4,56 3,56 5,02

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2014)

Như vậy, để phục vụ sản xuất hiệu quả hơn, hộ cần đầu tư vốn mua sắm các loại tư liệu quan trọng như máy cày bừa, xe cải tiến. Do đặc điểm của những loại tư liệu này khá đắt tiền do vậy các hộ nên hợp tác chung vốn để đầu tư thì hiệu quả sẽ cao hơn. Ngoài ra, nhà máy đường nên có chính sách đầu tư, cần hỗ trợ người trồng mía đưa máy cơ giới vào khâu làm đất, chăm sóc mía để nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm chi phí cho người trồng mía. Sử dụng các loại máy như máy cày ngầm, máy xới bón, máy băm lá, máy phun thuốc sâu.

3.2.1.4. Tình hình sử dụng vốn

Vốn là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất, nếu không có vốn thì mọi hoạt động sản xuất đều bị trì trệ. Qua phỏng vấn về các điều kiện sản xuất trong đó có nguồn vốn, mặt bằng chung đều có các nguồn vốn từ có, nhưng bên cạnh đó có các hộ vẫn vay thêm từ các cá nhân, tổ chức hay các quỹ khác như quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ hội phụ nữ, quỹ hội nông dân… và các chương trình khác như chương trình hỗ trợ vốn, phân, giống của công ty.

Bảng 3.12: Vốn bình quân của nhóm hộ điều tra

ĐVT: Triệu đồng

Tiêu chí Hộ khá Hộ trung bình Hộ cận nghèo Hộ nghèo Trung bình

chung

Vốn tự có 1,5 1,08 0,4 0,2 3,18

Vốn vay 20 25,29 14 16 18,82

Tổng 21,5 26,37 14,4 16,2 19,61

Qua bảng 3.12 cho thấy: Nhóm hộ khá có số lượng vốn tự có nhiều nhất trung bình là 1,5 triệu đồng. Nhóm hộ nghèo có vốn tự có là 0,2 triệu đồng. Do có vốn tự có nhiều nên nhóm hộ giàu không phải là nhóm hộ đi vay nhiều mà nhóm hộ trung bình là rnhóm hộ vay vốn trung bình nhiều nhất bình quân là 34,29 triệu đồng. nhóm hộ cận nghèo, nhóm hộ nghèo có tổng số vốn ít nhất là chỉ có tổng số vốn lần lượt là 14,4 triệu đồng và 16,2 triệu đồng. Do tâm lý sợ rủi ro nên các nhóm hộ không mạnh dạn đầu tư sản xuất.

Trung bình nguồn vốn tự có khoảng 3,18 triệu đồng, vốn vay trung bình là 18,82 triệu đồng. Tổng các nguồn vốn của hộ là là 19,61 triệu đồng. đây là nền tản cơ bản để các hộ phát triển sản xuất. nếu xét về sự phát triển thì nguồn vốn trên chưa tương xứng với nhu cầu phát triển sản xuất và mở rộng quy mô của các hộ gia

đình. Vì vậy cần phải tập trung nguồn vốn cho các hộ gia đình nhiều hơn nữa để các hộ tập trung sản xuất.

Một phần của tài liệu “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế HOẠT ĐỘNG sản XUẤT mía NGUYÊN LIỆU ở QUY mô NÔNG hộ TRÊN địa bàn xã PHI hải, HUYỆN QUẢNG UYÊN, TỈNH CAO BẰNG” (Trang 40 - 42)