Đặc điểm về tài nguyên đất

Một phần của tài liệu “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế HOẠT ĐỘNG sản XUẤT mía NGUYÊN LIỆU ở QUY mô NÔNG hộ TRÊN địa bàn xã PHI hải, HUYỆN QUẢNG UYÊN, TỈNH CAO BẰNG” (Trang 28 - 30)

2. Nguyện vọng của ông (bà) về chính sách của nhà nước?

3.1.1.4. Đặc điểm về tài nguyên đất

Đất là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được của nông nghiệp. Do vậy sử dụng hợp lý đất đai có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

Tình hình quản lý, sử dụng đất đai.

Trong công tác quản lý đất đai ở xã đã được chú trọng tăng việc sử dụng hợp lý đất tiết kiệm và có hiệu quả sử dụng, đất dùng đúng mục đích trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội: Đảng ủy, HĐND, UBND xã đưa ra các mục tiêu phát triển tất cả vì dân giàu nước mạnh thực hiện trên cơ sở mở rộng diện tích, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Việc sử dụng đất đai được thực hiện đúng hướng ngày càng quy cụ và đạt hiệu quả kinh tế cao, việc cấp giấy chứng nhận, tạm giao đất, giao rừng, biến động đất đai được cập nhật thường xuyên, nhận tiếp nhận hồ sơ, đơn thư thụ lý kịp thời đúng theo quy định của pháp luật. Đến nay về đất đai dần dần đi vào ổn định.

Bảng 3.4: Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của xã Phi Hải qua 3 năm 2011- 2013

Chi tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%)

DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 2012/2011 2013/2012 BQ I. Tổng diện tích đất tự nhiên 5.052,92 100 5.052,92 100 5.052,92 100 100 100 100 1. Đất nông nghiệp 4.817,64 95.34 4.817,3 95,34 4.817,3 95,34 99,99 100 99,99

1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 583,91 12.12 583,57 12,11 583,57 12,11 99,94 100 99,97

- Đất trồng mía 8,56 1,47 22,04 3,78 55,07 9,44 257,48 249,86 253,67

- Đất trồng cây hàng năm 567,69 97.22 553.81 94,9 520.84 89,25 99,94 100 99,97

- Đất trồng cây lâu năm 7,66 1.31 7,66 1,31 7,66 1,31 100 100 100

1.2. Đất lâm nghiệp 4.227,91 87.76 4.227,91 87,77 4.227,91 87,77 100 100 100

1.3. Đất nuôi trồng thủy sản 5.82 0,12 5,82 0,12 5,82 0,12 100 100 100

2. Đất phi nông nghiệp 192,98 3.82 193,32 3,83 193,32 3,83 100,18 100 100,09

2.1. Đất thổ cư 27,19 14,09 27,53 14,24 27,53 14,24 101,25 100 100,63

2.2. Đất chuyên dùng 101,53 52,61 101,53 52,52 101,53 52,52 100 100 100

2.3. Đất phi nông nghiệp khác 64,26 33,29 64,26 33,24 64,26 33,24 100 100 100

3. Đất chưa sử dụng 42,30 0,84 42,30 0,84 42,30 0,84 100 100 100

II. Một số chỉ tiêu bình quân

1. Đất tự nhiên/ đầu người 1,5 - 1,5 - 1,5 - - - -

2. Đất nông nghiệp/ hộ 0,73 - 0,72 - 0,71 - - - -

Qua bảng 3.4 cho thấy: Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 5.052,92 ha, trong đó diện tích đất đai đã đưa vào sử dụng tính đến năm 2013 là 5.010,62 ha, chiếm 99,16 % tổng diện tích, còn lại 42,3 ha vẫn chưa sử dụng, chiếm 0,84 %. Điều đó cho thấy xã đã sử dụng quỹ đất một cách triệt để, nhằm phát huy tối đa những diện tích đất hiện có, tạo ra giá trị sản xuất lớn nhất trên một đơn vị diện tích.

Trong tổng diện tích đất đai của xã, diện tích đất nông nghiệp tính đến năm 2011 là 4.817,64 ha đến năm 2013 diện tích có sự giảm còn 4.817,3 ha. Mặc dù tỷ lệ giảm không đáng kể nhưng điều đấy cho thấy tỷ lệ đất sản xuất nông nghiệp có sự giảm nhẹ.

Diện tích đất phi nông nghiệp tăng dần qua các năm. Năm 2011 chiếm 192,98 ha, đến năm 2013 diện tích đất phi nông nghiệp giảm xuống còn 193,32 ha.

Về diện tích đất trồng mía đã có sự gia tăng qua các năm. Năm 2011 diện tích trồng mía là 8,56 ha chỉ chiếm 1,47 %, năm 2012 tăng lên 22,04 ha chiếm 3,78% đến 2013 con số đấy đã tăng lên 55,07 ha chiếm 9,44%. Diện tích mía tăng lên cho thấy cơ cấu cây trồng đã dần được chuyển đổi.

Như vậy, trong những năm qua, tình hình phân bổ đất đai của xã Phi Hải cũng có sự biến động mặc dù sự dịch chuyển không nhiều. Diện tích đất nông nghiệp có sự giảm diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên. Điều này hợp lý trong việc thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương. Diện tích đất nông nghiệp/hộ, có xu hướng giảm đậy là yêu cầu trong quá trình chuyển dịch của xã. Tuy nhiên quá trình chuyển dịch còn chậm và được đánh giá là trì trệ.

Một phần của tài liệu “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế HOẠT ĐỘNG sản XUẤT mía NGUYÊN LIỆU ở QUY mô NÔNG hộ TRÊN địa bàn xã PHI hải, HUYỆN QUẢNG UYÊN, TỈNH CAO BẰNG” (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w