2. Nguyện vọng của ông (bà) về chính sách của nhà nước?
3.2.7.5. Ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả sản xuất mía qua phiếu điều tra
Bảng 3.19: Ý kiến của nông hộ về các nhân tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất mía của hộ
Khó khăn thường gặp Số hộ Tỷ lệ (%)
Bị ép giá đầu ra 43 79,63
Giá đầu vào cao 54 100
Chất lượng sản phẩm thấp 24 44,44 Thiếu kỹ thuật sản xuất 28 51,85
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2014)
- Bị ép giá đầu ra: có tới hơn 79,63% ý kiến của các hộ cho rằng do bị nhà máy đường ép giá, giá bán thấp hơn so với mức giá mà công ty công bố trước đó. Theo điều tra cho thấy trước khi vào vụ trồng mía công ty đưa ra mức giá là 990 nghìn đồng/tấn mía nhưng thu mua với giá 900 nghìn đồng/ tấn mía.
- Giá đầu vào cao: 100% ý kiến cho rằng giá đầu vào ngày càng tăng cao và quá cao đã gây khó khăn trong việc sản xuất của họ. Nhiều hộ còn không dám đầu tư vì sợ lỗ.
- Chất lượng sản phẩm thấp: trong điều kiện khó khăn của địa phương, giá cả đầu vào cao, thêm vào đó sự đầu tư công lao động của hộ vẫn ở mức thấp do vậy đã dẫn tới chất lượng sản phẩm thấp, một số diện tích trữ lượng đường con không đảm bảo. có khoảng 44,44% ý kiến cho rằng chất lượng sản phẩm đã gây khó khăn và làm giảm năng suất mía của hộ.
- Thiếu kỹ thuật sản xuất: kỹ thuật sản xuất là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất mía, nhưng trong điều kiện có thể thì người nông dân mới sẵn sàng đầu tư. Nhìn chung trong quá trình sản xuất mía người dân vẫn chưa thật sự áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản. Người dân chủ yếu sản xuất theo kinh nghiệm nên năng suất vẫn còn thấp.
Ngoài ra một số hộ cho rằng vốn, thiếu lao động,chính sách nông nghiệp và lịch thu mua mía của nhà máy đường cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất, sản lượng, trữ lượng đường trong sản phẩm của nông hộ.
* Điểm mạnh
- Xã Phi Hải có thời tiết lạnh mang nét đặc trưng của vùng khí hậu miền núi phía bắc phù hợp với sự sinh trưởng của nhiều loại cây trồng nói chung và một số cây lương thực nói chung và một số cây lương thực nói riêng trong đó có cây mía.
- Đất đai phù hợp, với cây mía.
- Xã có đội ngũ lao động dồi đào, sẵn sàng vào các ngành nghề kinh tế trên địa bàn xã.
- Người dân cần cù chăm chỉ.
* Điểm yếu
- Cơ sở hạ tầng còn thấp kém đặc biệt là hệ thống thủy lợi. Ruộng trên địa bàn không đảm bảo được tưới tiêu hết một cách chủ động, giao thông đi lại khó khăn.
- Trình độ sản xuất còn thủ công, lạc hậu, manh mún, nhỏ lẻ. Vậy nên năng suất mía chưa cao, chất lượng mía chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà máy đưa ra.
- Lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao.
* Cơ hội
- Đảng và nhà nước có sự quan tâm đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Được sự quan tâm của chính quyền địa phương. Mở các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng mía.
- Dân số càng tăng nên nhu cầu về sản phẩm đường càng cao.
- Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, ngày càng có nhiều các phương thức sản xuất tiên tiến cho hiệu quả cao, các loại cây giống cho năng suất cao chất lượng tốt, các loại máy móc thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất.
- Được sự hỗ trợ của công ty mía đường cao bằng.
* Thách thức
- Gặp nhiều khó khăn trong các khâu quy hoạch và định hướng sản xuất.
- Áp lực cạnh tranh của thị trường ngày càng cao.
- Yêu cầu về sản phẩm ngày càng cao hơn, khắt khe hơn.
- Dân số ngày càng tăng, diện tích đất cho sản xuất ngày càng giảm.
- Khí hậu ngày càng khắc nghiệt hơn làm cho các hoạt động sản xuất cũng ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn.
Sơ đồ 3.2: khung phân tích SWOT
CHƯƠNG 4
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÍA
4.1. Một số khó khăn, tồn tại trong sản xuất và tiêu thụ ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của cây mía nguyên liệu
Qua kết quả tìm hiểu thực trạng sản xuất kinh doanh mía nguyên liệu cho thấy vẫn còn những tồn tại, hạn chế và gặp những khó khăn như sau:
- Khó khăn và tồn tại trong sản xuất:
Thứ nhất, Trong sản xuất mía hiện nay, vùng nguyên liệu còn nhỏ bé, phân tán, chưa được đầu tư chu đáo cả về vật chất, cơ sở hạ tầng. Trên các xóm mía chỉ tập trung ở quy mô diện tích nhỏ và những nơi đó thì lại yếu về cả giao thông lẫn thủy lợi.
Thứ hai, Cơ cấu giống mía nhiều loại mía khác nhau có giống không tạo năng suất cao như giống Quế Hồng.
Thứ ba, Thời tiết thất thường trong khi hệ thống giao thông thủy lợi hạn chế, mía không được tưới tiêu vào mùa khô, sâu bệnh thường xuyên diễn ra trên diện rộng vào mùa mưa.
Thứ tư, Các biện pháp kỹ thuật thâm canh chưa được áp dụng rộng rãi, nông dân đầu tư cho cây mía chưa cao, lượng phân bón chưa đạt quy trình kỹ thuật, thậm chí có hộ còn không quan tâm tới việc chăm sóc cho mía, loại trừ sâu bệnh cho mía. Do vậy, khả năng tích đường trong thân cây không cao. Nếu gặp mùa khô cây dễ bị héo ngọn, cháy lá; vào mùa mưa thì dẽ mắc bệnh.
Thứ năm, Công tác khuyến nông và trao đổi thông tin sản xuất còn trì trệ và yếu kém. Tập huấn chỉ phát sách cho người dân nên người dân chưa áp dụng có hiệu quả.
- Khó khăn và tồn tại trong tiêu thụ: Giá cả thu mua mía nguyên liệu của nhà máy đường không ổn định như trong hợp đồng. Công tác tiêu thụ mía của dân còn chịu sự chi phối chặt chẽ của nhà máy đường về lịch thu hoạch và vận chuyển của nhà máy. Lịch thu hoạch không đảm bảo được tính đúng lúc, kịp thời đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng mía của vụ sau.
4.2. Định hướng phát triển sản xuất mía nguyên liệu của xã
Phi Hải là cũng là một trong các xã trồng mía nguyên liệu của huyện Quảng Uyên. Theo chủ trương chính sách của huyện về việc phát triển vùng nguyên liệu mía.
Trong những năm vừa qua, việc sản xuất và tiêu thụ mía nguyên liệu của xã đã đạt những kết quả khá khả quan: Sản xuất mía đã đem lại hiệu quả kinh tế và đem lại thu nhập khá cao cho các hộ gia đình, đầu ra của sản phẩm và thị trường tương đối ổn định đã thu hút một số lượng lớn người dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mở rộng diện tích trồng mía, đáp ứng nhu cầu mía nguyên liệu cho nhà máy mía đường tỉnh Cao Bằng.
Tuy nhiên, việc trồng mía của người dân còn gặp nhiều những khó khăn và bất cập: Việc đầu tư thâm canh sản xuất của người dân còn chưa hợp lý, chi phí sản xuất mía chưa được đầu tư đúng mức dẫn đến việc đầu tư thâm canh không đồng bộ; Quy mô diện trồng mía manh mún, nhỏ lẻ. Chính vì vậy, trong những năm tiếp theo để phát triển vùng nguyên liệu mía một cách hợp lý, chính quyền xã có định hướng phát triển cây mía như sau:
Một là, chuyển dịch cơ cấu cây trồng một cách hợp lý, từng bước mở rộng
quy mô diện tích trồng mía nguyên liệu năm 2014 trồng thêm 5 ha.
Việc sản xuất mía mặc dù còn gặp nhiều khó khăn bất cập, nhưng sản xuất mía thực sự là một trong những lợi thế của xã, điều này được thể hiện trên những phương diện sau:
- Về điều kiện tự nhiên, đất đai, thời tiết khí hậu: Xã Phi Hải có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển cây mía. Quỹ đất nông nghiệp của xã khá lớn, hơn nữa địa hình và tính chất đất đai của xã khá phù hợp cho cây mía sinh trưởng và phát triển. Bên cạnh đó, điều kiện về thời tiết khí hậu như lượng mưa, nhiệt độ khá thuận lợi, nên việc mở rộng diện tích trồng mía là điều dễ dàng thực hiện được.
- Về điều kiện xã hội: Phần lớn lao động của xã hoạt động trong sản xuất nông nghiệp, cần cù, chịu thương chịu khó, ham học hỏi, có kinh nghiệm sản xuất mía vì vậy mà họ đã có nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc trồng và nâng cao năng suất và chất lượng của cây mía. Chính vì vậy, nếu như các hộ được tập huấn thêm về mặt kỹ thuật chắc chắn họ sẽ có nhiều điều kiện hơn để mở rộng diện tích và nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất của cây trồng.
- Về điều kiện kinh tế: Huyện Quảng Uyên và xã Phi Hải nằm trong vùng nguyên liệu của nhà máy mía đường tỉnh Cao Bằng. Nhà máy trực tiếp ký kết hợp đồng bao tiêu nông sản với người trồng mía. Chính vì vậy, đầu ra của sản phẩm và thị trường tương đối ổn định hơn so với các loại cây trồng khác. Đây là một lợi thế không nhỏ để người dân yên tâm đầu tư sản xuất mía.
Hai là, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, từng bước nâng cao năng suất và chất lượng của cây trồng.
4.3. Một số giải pháp phát triển vùng mía nguyên liệu
Thắt chặt quan hệ tương hỗ giữa 4 nhà: Nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học - nhà nông là một giải pháp quan trọng cho cây mía xã phi hải phát triển ổn định.