Thị trường tiêu thụ mía nguyên liệu

Một phần của tài liệu “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế HOẠT ĐỘNG sản XUẤT mía NGUYÊN LIỆU ở QUY mô NÔNG hộ TRÊN địa bàn xã PHI hải, HUYỆN QUẢNG UYÊN, TỈNH CAO BẰNG” (Trang 48 - 49)

2. Nguyện vọng của ông (bà) về chính sách của nhà nước?

3.2.5.Thị trường tiêu thụ mía nguyên liệu

Tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng trong quá trình sản xuất. Sản phẩm có tiêu thụ được thì sản xuất mới phát triển và ngược lại, sản phẩm không tiêu thụ được thì sẽ làm ngưng trệ quá trình sản xuất. Thị trường mía cây tiêu thụ được hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào quá trình thu mua của nhà máy đường. Trong hoạt động sắp xếp lịch thu mua và quá trình vận chuyển mía của nhà máy đang là vấn đề được quan tâm và cần có giải pháp kịp thời. Nhà máy mía đường Tỉnh Cao Bằng ký hợp đồng với các hộ trồng mía về giá thu mua, vận chuyển, về thời gian thu hoạch, về phương thức thanh toán. Tuy nhiên, khi giá đường thị trường biến động, nhà máy điều chỉnh giá mua nguyên liệu nhưng chưa hợp lý, trong khi giá cả

các yếu tố đầu vào đều tăng cao làm ảnh hưởng đến lợi ích người trồng mía. Qua thực tế, một số hộ có xu hướng chuyển đổi đất trồng mía sang trồng cây khác.

Như vậy, hầu như sản phẩm mía của các nông hộ là do nhà máy Mía đường tỉnh Cao Bằng bao tiêu. Kênh tiêu thụ mía trên địa bàn xã Phi Hải có 2 kênh tiêu thụ chính:

Sơ đồ 3.2: Kênh tiêu thụ mía nguyên liệu của các hộ điều tra

- Kênh tiêu thụ thứ nhất, người sản xuất bán sản phẩm cho nhà máy đường, tại đây mía sẽ được ép và cô đặc thành đường trắng, đóng gói và tiếp tục phân phối cho các đại lý bán buôn bán lẻ để bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Sản phẩm mía cây của người sản xuất bán theo kênh này không chủ động trong việc định giá mà vai trò đó thuộc về nhà máy đường. Mức giá thu mua được nhà mày ấn định vào đầu các vụ ép, thông báo cho người sản xuất để thực hiện các giao dịch trong quá trình thu mua.

- Kênh tiêu thụ thứ hai, người sản xuất bán sản phẩm cho người trồng mía trên các diện tích đất mới hoặc những hộ trồng lại tại địa phương. Kênh tiêu thụ này người sản xuất có thể định giá, mức giá phụ thuộc vào chất lượng cây mía, cây mía to, mầm tốt sẽ có giá cao, giao dịch được thực hiện ngay sau khi cân đong mía. Ngoài ra, thời gian lưu thông sản phẩm ngắn hơn, không gây hao hụt sản phẩm, ít tốn kém chi phí bảo quản, vận chuyển. Tuy nhiên, tiêu thụ qua kênh này có nhược điểm là khối lượng hàng hóa ít và chỉ tiêu thụ đối với thửa mía có cây to, chất lượng tốt.

Một phần của tài liệu “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế HOẠT ĐỘNG sản XUẤT mía NGUYÊN LIỆU ở QUY mô NÔNG hộ TRÊN địa bàn xã PHI hải, HUYỆN QUẢNG UYÊN, TỈNH CAO BẰNG” (Trang 48 - 49)