Giải pháp về giống và kỹ thuật canh tác

Một phần của tài liệu “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế HOẠT ĐỘNG sản XUẤT mía NGUYÊN LIỆU ở QUY mô NÔNG hộ TRÊN địa bàn xã PHI hải, HUYỆN QUẢNG UYÊN, TỈNH CAO BẰNG” (Trang 59 - 62)

2. Nguyện vọng của ông (bà) về chính sách của nhà nước?

4.3.1.Giải pháp về giống và kỹ thuật canh tác

Trong sản xuất, giống giữ vai trò quan trọng, là biện pháp thâm canh năng suất, chất lượng sản phẩm.

Muốn có năng suất cao và ổn định cần phải thực hiện các biện pháp cải tạo giống có năng suất, chất lượng tốt hơn. Giống mía ROC 22, QĐ 94, giống Quế Hồng được trồng nhiều, rất nhiều giống mía được trồng ở trên địa bàn xã Phi Hải phù hợp với điều kiện tự nhiên và đất đai của địa phương, thế nhưng chưa chọn ra được giống mang lại năng suất cao nhất cho hộ nông dân. Vì vậy, cần đẩy mạnh công tác tìm giống mới phù hợp và cho năng suất cao hơn để giúp nông dân nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây mía. Đồng thời tổ chức chặt chẽ việc chuyển giao giống mía theo hướng trồng các giống mía có thời gian sinh trưởng khác nhau theo hướng rải vụ, để kéo dài thời gian thu hoạch từ 2 - 3 tháng lên 6 - 7 tháng trong năm. Để các hộ chặt sau không bị ảnh hưởng bởi cây con đã mọc lên mà vẫn chưa thu hoạch vụ trước làm ảnh hưởng đến năng suất chất lượng của vụ sau. Đồng thời đảm bảo cho nông dân sản xuất theo kế hoạch trước, không để xảy ra tình trạng mía phải thu hoạch qua sớm hoặc quá muộn.

Cùng với việc sử dụng giống mới, kỹ thuật thâm canh mía cũng đóng vai trò quyết định năng suất của cây mía. Trước đây, các hình thức thâm canh mía của hộ hầu hết theo kinh nghiệm truyền thống, cày đất bằng sức kéo trâu bò, độ sâu rãnh không đảm bảo, hom giống được lấy từ toàn bộ thân cây mía, do vậy, mầm mía nhỏ, mật độ mầm thưa, mía chỉ cho năng suất cao vào vụ gốc 1, các vụ sau do gốc mía cạn, số mầm trong gốc thấp, mầm mọc không đều nên ảnh hưởng đến sản lượng mía. Điều cần làm để hiệu quả cây mía được nâng cao là phổ biến kỹ thuật thâm canh mới có hiệu quả vào từng hộ nông dân như cày xới đất trồng và cày đất bón phân bằng máy cày để đảm bảo độ sâu giúp mía phát triển bộ rễ tốt hơn. Đồng thời có thể thâm canh trồng mía bằng hom 1 mắt mầm hoặc trồng bằng ngọn, trồng

xen các loại cây họ đậu và cây cải tạo đất cho mía. Áp dụng mô hình trồng xen canh, ngoài lợi nhuận thu từ cây mía hộ còn thu thêm từ cây màu, vừa giúp hộ có nguồn vốn phụ để đầu tư cho cây mía theo kiểu lấy ngắn nuôi dài. Đồng thời cây màu cũng giúp giữ được đạm cho đất không bị bạc màu. Đây là nguồn đạm quý giá cho mía phát triển tốt, giảm bớt chi phí phân bón.. ngoài ra hộ nông dân trồng xen canh mía và hoa màu còn là giải pháp để tránh rủi ro cho hộ và giữ được diện tích mía khi giá cả bị sụt giảm.

Ngoài ra, bố trí đất trồng mía phù hợp sẽ đảm bảo điều kiện thâm canh để cây mía có hiệu quả và khả năng cạnh tranh được với cây trồng khác. Những nơi quá xấu và khó khăn thì không nên quy hoạch trồng mía.

4.3.2. Giải pháp cho tiêu thụ

Giá cả mua sản phẩm mía ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế của người sản xuất. Ở xã Phi Hải, giá mía do nhà máy mía đường tỉnh Cao Bằng quy định chung và được ghi trong hợp đồng. Hiện nay, trên thị trường giá đường trong nước và thế giới không ổn định, gây khó khăn trong việc điều chỉnh giá mía nguyên liệu. Trong vụ thu hoạch hiện tại thì hộ trồng mía phải bán mía cho nhà máy dù giá cao hay thấp. Thời gian qua, giá cả mua mía nguyên liệu mà nhà máy đường thấp hơn so với hợp đồng. Để có thể sử dụng giá làm công cụ thúc đẩy mở rộng đầu tư thâm canh mía thì cần có sự điều chỉnh giá lên xuống tùy thời vụ, tùy loại giống mía và chất lượng mía lấy giá đường trên thị trường để làm căn cứ định giá mía nguyên liệu.

Công tác vận chuyển mía nguyên liệu từ ruộng về nhà máy cũng đang là một vấn đề cần giải quyết, cần phải nâng cấp, sửa chữa nhiều đoạn đường đến vùng nguyên liệu đã xuống cấp. Tổ xe tải vận chuyển mía cho nhà máy đường cần phải nhiệt tình, làm việc có hiệu quả.

4.3.3. Tổ chức khuyến nông vùng mía nguyên liệu

Cây mía được hầu hết hộ nông dân trồng theo phương pháp canh tác cũ, lạc hậu, hầu hết các hộ trồng mía trong xã còn ít kinh nghiệm thâm canh. Do vậy muốn nâng cao hiệu quả cây mía, phát triển giống mía mới có năng suất cao và muốn áp dụng kỹ thuật tiên tiến thì cần phải có hoạt động khuyến nông nhằm trang bị cho hộ nông dân những thông tin, kiến thức, hiểu biết về kỹ thuật thâm canh và cung cấp dịch vụ vật tư, thiết bị phục vụ thâm canh.

Nhà máy mía đường tỉnh Cao Bằng đã có tổ chức phòng nông vụ nghiên cứu và hướng dẫn kỹ thuật thâm canh mía. Chức năng của cơ quan khuyến nông này là tổ chức, tập huấn, tuyên truyền và trực tiếp giám sát việc sử dụng vốn, vật tư của nhà máy ứng trước để đầu tư thâm canh mía. Ngoài ra, nhà máy lập nên nhóm cộng tác viên nông vụ phụ trách khu vực mía nguyên liệu trong các thôn chặt chẽ, trả lương để họ làm việc có hiệu quả. Những cộng tác viên này có trách nhiệm truyền đạt lại các chính sách, quyết định đối với vùng mía nguyên liệu của nhà máy, kiểm tra các ruộng mía, phát hiện những bất thường trên ruộng mía để có giải pháp kịp thời. Những cộng tác viên là người đóng vai trò quan trọng trong khâu giám sát, đôn đốc khâu tiêu thụ sản phẩm của hộ, giảm phiền hà cho người trồng mía khi ứng vốn và thanh toán tiền sản phẩm.

Song hoạt động của tổ chức này chưa mạnh, công tác tập huấn, tuyên truyền chưa tốt. Do vậy, trong thời gian tới khuyến nông các cấp cần làm tốt công tác của mình:

- Khuyến nông cần hướng tới tiếp tục giúp người trồng mía bằng nhiều phương pháp để làm sao nâng cao hơn nữa năng suất, chữ đường của mía cây mà vẫn đảm bảo giá thành, tăng lợi nhuận. Đó không chỉ là một mục tiêu mà còn là trách nhiệm của những người làm công tác nông nghiệp nói chung và công tác khuyến nông nói riêng đối với ngành trồng mía đường xã Phi Hải.

- Khuyến nông phải xác định chương trình khuyến nông. Cây mía là một trong những chương trình khuyến nông trọng điểm, để có kế hoạch đầu tư hợp lý, tập trung vào các nội dung: hỗ trợ nhân nhanh giống mía tốt, xây dựng mô hình thâm canh mía cao sản, xây dựng các chương trình hướng dẫn kỹ thuật thâm canh mía trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức đào tạo, tập huấn cho các cán bộ khuyến nông cơ sở và người trồng mía.

- Nhà máy cần tổ chức lực lượng cán bộ khuyến nông phối hợp với khuyến nông cơ sở để trực tiếp hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật và cung ứng giống, vật tư, tiêu thụ sản phẩm cho người trồng mía. Bố trí vốn để xây dựng mô hình, tổ chức hội cung cấp tài liệu cho người sản xuất.

Nhà máy cần phối hợp với Ban khuyến nông, Ban kinh tế xã xây dựng một số mô hình trồng mía có hiệu quả kinh tế cao như: Trồng đậu hay ngô xen với mía ở mức thích ứng với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương, chịu được sâu bệnh, gió và cho năng cao...Tổ chức tham quan, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật mới đến người trồng mía. Nâng cao trình độ canh tác của người dân. Khuyến nông xã nên thực hiện chương trình sản xuất nhân giống mía trong dân.

4.3.4. Giải pháp trong vấn đề hợp tác sản xuất

Trong sản xuất, hợp tác là giải pháp thực tế và mang lại hiệu quả cao. Để có thể giúp đỡ nhau trong sản xuất cũng như trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật thâm canh, các nhóm hộ nên thành lập tổ, nhóm liên kết trồng mía. Các thành viên trong tổ, nhóm giúp đỡ nhau về kinh nghiệm và kỹ thuật thâm canh, hỗ trợ giống mới, vật tư, hợp tác đổi công lao động trong thời vụ tập trung trồng mới, làm cỏ, đánh lá, phun thuốc và thu hoạch. Phối hợp trong công việc bảo vệ đồng ruộng, tiêu thụ sản phẩm. Sự phối hợp giữa các thành viên tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công tác đầu tư thâm canh. Phát huy truyền thống của làng quê Việt Nam hỗ trợ nhau trong sản xuất.

4.4. Kiến nghị

4.4.1. Đối với nhà nước

Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến việc phát triển cây mía thông qua các chính sách hỗ trợ nông dân như: Chính sách đất đai, chính sách tín dụng, chính sách phát triển cơ sở hạ tầng, khuyến nông... Chính sách điều tiết thị trường thông qua việc quy định mức giá sàn, chính sách liên kết nhà máy chế biến và hộ sản xuất, đặc biệt là có chính sách bảo hộ hợp lý người sản xuất và các nhà máy chế biến

4.4.2. Đối với chính quyền địa phương

- Thực hiện tốt hơn nữa vai trò chỉ đạo trực tiếp của mình, thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng một cách hợp lý.

- Có chính sách tạo điều kiện cho các hộ trồng mía, quy hoạch vùng mía theo vùng. - Tăng cường công tác khuyến nông chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn nông dân phòng trừ sâu bệnh. Giúp các hộ sản xuất mía bền vững, hiệu quả.

- Tạo điều kiện về vốn vay cho người dân, kiểm tra giám sát việc đầu tư, thu mua mía cho nông dân của nhà máy.

- Đối với các hộ cận nghèo và hộ nghèo cần tập huấn thêm kỹ thuật, tuyên truyền giúp người dân hiểu rõ quy trình chăm sóc, thu hoạch mía để năng suất, chất lượng mía được nâng cao. Tham gia học hỏi kinh nghiệm từ các hộ có mô hình trồng hiệu quả.

Một phần của tài liệu “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế HOẠT ĐỘNG sản XUẤT mía NGUYÊN LIỆU ở QUY mô NÔNG hộ TRÊN địa bàn xã PHI hải, HUYỆN QUẢNG UYÊN, TỈNH CAO BẰNG” (Trang 59 - 62)