Phương hướng phát triển và quản lý nguồn nhân lực trong công ty 1.1 Định hướng phát triển chung của toàn ngành du lịch nói chung.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo nhân sự tại công ty cổ phần Du Lịch Kim Liên (Trang 32 - 37)

1.1. Định hướng phát triển chung của toàn ngành du lịch nói chung.

Thành công của chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2000 - 2005 đã tạo nên vị thế phát triển mới của du lịch Việt Nam trong năm năm đầu thế kỷ 21. Tiếp tục phát triển du lịch một cách bền vững, Tổng cục Du lịch đã xây dựng hoàn chỉnh Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2006 - 2010.

Qua 5 năm triển khai chương trình hành động quốc gia về du lịch, có thể khẳng định, du lịch nước ta sẽ phát triển nhanh và ổn định nếu có một chương trình hành động mạnh mẽ, đồng bộ trên phạm vi cả nước với sự tham gia của các cấp, ngành, các địa phương và sự hưởng ứng của toàn xã hội. Phát huy những thành tựu bước đầu, Tổng cục Du lịch vừa xây dựng Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2006 - 2010 để trình Chính phủ phê duyệt. Chương trình đề ra mục tiêu duy trì phát triển bền vững cho du lịch nước ta, khẳng định vai trò du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân; phấn đấu để đến năm 2010, Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển du

lịch trong khu vực, có cơ sở vật chất kỹ thuật tương xứng, nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, mang bản sắc dân tộc, đưa nước ta thành một điểm đến hấp dẫn của du lịch thế giới. Trong giai đoạn này, lượng khách quốc tế tăng trưởng 10-20%/năm, đạt khoảng sáu triệu lượt khách; khách nội địa tăng 15-20%/năm, đạt 25 triệu lượt vào năm 2010 với mức thu nhập từ du lịch đạt từ bốn đến năm tỷ USD, gấp hai lần năm 2005.

Từ các mục tiêu trên, chương trình nêu rõ nhiệm vụ và nội dung thực hiện, tập trung vào ba dự án chính.

Một là, đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch để nâng cao hình ảnh du lịch nước ta. Quảng bá sản phẩm du lịch; giới thiệu lịch sử và nền văn hóa truyền thống lâu đời nhằm lôi cuốn du khách. Ðối với trong nước: nâng cao nhận thức xã hội về vai trò du lịch và ý thức trách nhiệm của toàn dân với việc bảo tồn di sản thiên nhiên, văn hóa và môi trường tự nhiên, xã hội. Củng cố, mở rộng khai thác hiệu quả những thị trường quốc tế trọng điểm, song song với phát triển thị trường nội địa phù hợp điều kiện đất nước; thúc đẩy đầu tư và hội nhập quốc tế. Dự án được triển khai với việc xây dựng các ấn phẩm giới thiệu du lịch Việt Nam; phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền về du lịch, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, sáng tác tác phẩm về đề tài du lịch; phổ biến Luật Du lịch cùng văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện. Tăng cường thông tin về du lịch cho du khách qua hình thức phòng thông tin du lịch, biển quảng cáo tấm lớn, quảng cáo điện tử, biển chỉ dẫn, tổ chức những hội nghị chuyên đề xúc tiến du lịch, v.v. Tranh thủ các sự kiện quốc gia và quốc tế để giới thiệu về du lịch đất nước; phối hợp các bộ, ngành, địa phương tổ chức lồng ghép du lịch với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao. Trong đó đặc biệt chú ý tới các sự kiện như: Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Việt Nam 2006, năm du lịch Quảng Nam "Một điểm đến, hai di sản thế giới", Festival Huế 2006- 2008- 2010, Festival Hoa Ðà Lạt 2007- 2009, Lễ hội Ðền Hùng các năm 2007- 2009, Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam (VITFA) 2009; năm du lịch Việt Nam 2009, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch và Diễn đàn du lịch ASEAN 2009; các hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội cùng các sự kiện lớn năm 2010. Dự án cũng đề cập tuyên truyền ở thị trường ngoài nước, xúc tiến đầu tư, triển lãm, hội chợ và quảng bá trên các báo, kênh truyền hình quốc tế lớn; tổ chức khảo sát tham quan cho đại diện các hãng lữ hành, báo chí quốc tế vào tìm hiểu về du lịch nước ta; xây dựng hệ thống thông tin du lịch trong nước và hệ thống thông tin quản lý Nhà nước về du lịch, nối mạng thông tin quốc tế; xây dựng thư viện lưu trữ thông tin xúc tiến và hỗ trợ xây dựng các phòng thông tin du lịch tại một số trung tâm du lịch lớn, các sân bay và cửa khẩu quốc tế.

Hai là, đa đạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ tài nguyên, môi trường, phát triển du lịch bền vững nhằm xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn, mang tính đặc trưng vùng, miền và sắc thái Việt Nam để đủ sức cạnh tranh trong khu vực và thế giới, nâng cao hiệu quả kinh doanh, bảo đảm trật tự, vệ sinh, an toàn ở các điểm du lịch. Nội dung dự án gồm: Nâng cao và phát triển loại hình du lịch văn hóa - lịch sử, khôi phục lễ hội truyền thống tiêu biểu; phối hợp ngành văn hóa - thông tin và các địa phương để lựa chọn, xây dựng và duy trì các hoạt động văn hóa dân gian tại các điểm du lịch để đến năm 2010 sẽ có khoảng 50 điểm du lịch có mô hình hoạt động này; xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa các dân tộc. Phát triển du lịch sinh thái, thực hiện khảo sát và tiến hành quy hoạch đầu tư các tuyến, điểm du lịch sinh thái; nâng cấp các tua, tuyến; hỗ trợ dịch vụ. Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù quốc gia và địa phương; khai thác nghệ thuật ẩm thực phục vụ du lịch; thúc đẩy sản xuất và bán hàng, xây dựng các điểm du lịch làng nghề. Nâng cao chất lượng dịch vụ khách sạn, nhà hàng và hoạt động lữ hành theo hướng chuyên nghiệp hóa, xây dựng các chuẩn nghề nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận công nghệ hiện đại.

Ba là, đổi mới, tăng cường thể chế, chính sách và phát triển nguồn nhân lực du lịch. Trong đó phối hợp các bộ, ngành rà soát bổ sung các văn bản liên quan đến du lịch, triển khai Luật Du lịch, thể chế hóa các chính sách và triển khai chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch; tăng cường hiệu quả quản lý, đào tạo và bồi dưỡng nhân lực cho ngành. Thực hiện đổi mới nội dung chương trình, giáo trình đào tạo du lịch, xây dựng đội ngũ giáo viên, phổ cập tin học, ngoại ngữ và tổ chức thường xuyên các hội thi tay nghề. Phối hợp các bộ, ngành, địa phương thực hiện giáo dục du lịch toàn dân.

1.2. Định hướng phát triển và quản lý nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần du lịch Kim Liên. phần du lịch Kim Liên.

Với sự nỗ lực chung của toàn ngành du lịch và thành công chung của toàn ngành trong những năm hành động (giai đoạn 2005- 2010). Đó thực sự là cơ hội tạo ra hướng phát triển và kinh doanh cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch khách sạn nói chung và Công ty cổ phần du lịch Kim Liên nói riêng.

Mục tiêu chung của công ty cổ phần du lịch Kim Liên giai đoạn tiếp theo là:

+ Không ngừng nâng cao công suất sử dụng phòng của khách sạn Kim Liên, mục tiêu đặt ra là mức tăng bình quân năm là 10%, phấn đấu trong năm 2010-2011 công suất sử dụng phòng đạt trên 90%, năm 2010 công suất sử dụng phòng đã đạt trên 85%.

+ Bên cạnh đó không ngừng nâng cao công suất cho thuê văn phòng với công suất phấn đấu đạt 80%. Phấn đấu trong năm 2011 doanh thu của toàn công ty đạt mức 140 tỷ đồng đến 150 tỷ đồng.

+ Cải tạo xây dựng tổng số phòng lưu trú từ 438 phòng lên 1000 đến 1200 phòng và 20 đến 25 hội trường nhà hàng, hàng chục căn hộ với quy mô khác nhau, đáp ứng nhu cầu tổ chức các sự kiện, tiệc cưới, hội thảo v.v…

+ Giữ vững thương hiệu “Bông sen vàng” trong ngành du lịch, phấn đấu đạt tiêu chuẩn 3 sao cho toàn bộ các sản phẩm dịch vụ của công ty.

Để thực hiện được những mục tiêu trên, Ban Lãnh Đạo công ty cổ phần Du Lịch Kim Liên đã đề ra những giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Năm nay, công ty đã đưa ra những mục tiêu chính sách Marketing cụ thể như sau:

+Tăng cường sự liên hệ thường xuyên với các khách hàng ở thị trường hiện tại như: các tổ chức chính phủ, bộ ngoại giao, các công ty du lịch. Đồng thời tăng thêm khách hàng là các văn phòng, các công ty mới mở ở các khu công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận.

+ Cộng tác với các đại sứ quán để tổ chức các lễ hội ẩm thực, ăn uống và các hoạt động khác.

+ Tạo sản phẩm mới đa dạng, phong phú, giá cả hợp lý nâng cao chất lượng sản phẩm và sự phục vụ chu đáo ở các nhà hàng, bộ phận tiệc.

+ Tăng cường tiếp thị quảng bá nhiều hơn trong và ngoài nước thông qua các hội chợ triển lãm.

Các chiến lược cụ thể là:

+ Thường xuyên liên hệ với các công ty du lịch lữ hành khác, qua đó ta có thể biết thêm nhiều thông tin về số lượng khách đến Việt Nam hoặc những đoàn khách đi du lịch. Kết hợp với các công ty khác để mở các tour du lịch, khai thác triệt để thị trường du lịch tăng thêm nguồn khách cho khách sạn Kim Liên từ đó tăng doanh thu cho toàn công ty.

+ Liên hệ thường xuyên với khách hàng để thu thập thông tin: đây là chiến lược Marketing nhằm mục đích thể hiện sự quan tâm của khách sạn tới khách hàng, đồng thời qua đó công ty cũng tìm hiểu được nhu cầu, sở thích và những nhận xét đánh giá về chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình, từ đó đưa ra những sản phẩm hoàn thiện hơn.

+ Tiếp tục duy trì mối quan hệ với các đại sứ quán, chính phủ .

+ Đối với khách hàng Trung Quốc, Đức và Pháp, khách sạn phải quan tâm nhiều hơn đến khách hàng hiện có và chú trọng đến khách hàng tiềm năng.

Trong dịch vụ ăn uống:

+ Với hệ thống nhà hàng Hoa Sen: xây dựng một hệ thống thực đơn mới, hấp dẫn và phong phú làm sao để thể hiện được những nét đặc trưng của một hệ thống nhà hàng Hoa Sen đồng thời có thể phục vụ được các khách hàng có mức thu nhập khác nhau. Có kế hoạch thay đổi thực đơn vào thứ 6, 7 và chủ nhật hàng tuần để thu hút thêm khách hàng là người địa phương.

Bộ phận Nhà hàng: tiếp tục duy trì chất lượng sản phẩm và phục vụ chu đáo. Đáp ứng được yêu cầu của khách hàng cũng như nhu cầu của CBCNV trong công ty. Đặt mục tiêu tăng doanh thu về tiệc cưới trong năm nay.

Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, công ty cổ phần khách sạn Kim Liên đã có những định hướng phát triển nhân lực của mình trong giai đoạn mới như sau:

Để nâng cao chất lượng những sản phẩm dịch vụ của công ty trong những năm sắp tới và nâng cao tính hiệu quả của công tác tổ chức quản lý thì việc đào tạo và tuyển dụng những người có năng lực và trình độ là công việc luôn cấp thiết của công ty.

Như ta đã biết, trong kinh doanh khách sạn du lịch thì yếu tố con người là một trong những nhân tố trực tiếp tạo ra chất lượng sản phẩm, con người sẽ giúp cho khách sạn nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Vấn đề đào tạo con người trong khách sạn cũng được quan tâm hàng đầu, chế độ tuyển dụng nhân sự đưọc công ty kiểm tra chặt chẽ, công tác bố trí và sử dụng nhân sự được thực hiện rất khoa học. Đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty phải được đào tạo chuyên sâu về kỹ năng nghiệp vụ, đặc biệt công ty rất quan tâm đến vấn đề đào tạo ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên vì trình độ ngoại ngữ nói chung của công nhân viên là tương đối thấp. Đồng thời nhanh chóng củng cố hoàn thiện bộ máy tổ chức sao cho thanh gọn, tinh giảm biên chế, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, gọn nhẹ giảm phiền hà, giảm các khâu trung gian…

Công ty rất coi trọng hình ảnh của khách sạn trong con mắt của khách cho nên công ty giao quyền lực cho nhân viên giao tiếp. Ban lãnh đạo của công ty đã thực hiện theo mô hình quản trị hiện đại chỉ giao quyền lực cho các nhân viên giao tiếp. Chính điều này làm cho họ có khả năng hoàn thành nhiệm vụ ở mức cao nhất nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Công ty muốn trách nhiệm phải gắn liền với quyền lợi của nhân viên để tạo sự hấp dẫn và động lực cho nhân viên làm việc.

Chính vì vậy, khi tuyển dụng nhân sự thì công ty sẽ luôn tuân theo những yêu cầu chặt chẽ, đặc biệt là đối với nhân viên lễ tân, nhân viên phục vụ buồng phòng và nhân viên nhà hàng. Họ cần phải có những kiến thức về chính trị, kinh tế, pháp lí, tâm lí, chuyên môn nghiệp vụ và đặc biệt là hệ thống tư tưởng chính trị. Ngoài ra họ phải đảm bảo có năng lực, quan sát tốt, có khả năng tư duy và phán đoán tâm lý khách hàng, phong cách lịch sự, niềm nở, tự tin và có ngoại hình đẹp…

Công ty vẫn duy trì công tác tuyển dụng thường xuyên để có cơ hội tìm được những người có khả năng và lòng nhiệt huyết đóng góp sức lực cho sự phát triển chung của toàn công ty.

Tăng cường các lớp đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, như các lớp nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học, các lớp nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử v.v

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo nhân sự tại công ty cổ phần Du Lịch Kim Liên (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w