Quá trình thử nghiệm sáng kiến:

Một phần của tài liệu SKKN rèn kỹ năng vẽ biểu đồ địa lí lớp 9 (Trang 29)

VI/ Tính sáng tạo về khoa học và thực tiễn của đề tài

B.Quá trình thử nghiệm sáng kiến:

1. Quá trình áp dụng của bản thân

a. Đối với giáo viên :

Mặc dù học sinh đã được tiếp xúc với biểu đồ ở các lớp 6, 7, 8 song số tiết học có rèn luyện kỹ năng biểu đồ còn quá ít. Chính vì vậy các em thường chỉ dừng ở mức độ biết đọc, hiểu biều đồ hoặc biết cách vẽ một số biểu đồ đơn giản như biểu đồ đường hoặc biểu đồ cột.

Vì vậy trong quá trình dạy địa lý chín tôi đặc biệt chú ý rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho các em như kỹ năng đọc vẽ và nhận xét biểu đồ. Từ các loại biểu đồ đơn giản đến các biểu đồ phức tạp và đặc biệt là kỹ năng khai thác các kiến thức từ biểu đồ. Tôi thường dùng các câu hỏi gợi mở để dẫn dắt các em tự tìm tòi, khám phá và tự đi đến kết luận cụ thể chính xác.

Để rèn luyện kỹ năng vẽ cho các em tôi thường hướng dẫn học sinh cách chọn biểu đồ thích hợp để vẽ. Các loại biểu đồ rất đa dạng, phong phú mà mỗi loại biểu đồ lại có thể được dùng để biểu hiên nhiều mục đích khác nhau. Vì vậy khi vẽ biểu đồ, việc đầu tiên là đọc kỹ đề bài để tìm hiểu mục đích định thể hiện trên biểu đồ (thể hiện động thái phát triển, so sánh tương quan độ lớn hay thể hiện cơ cấu). Sau đó căn cứ vào mục đích đã được xác định để lựa chọn loại biểu đồ thích hợp nhất.

Khi vẽ bất cứ loại biểu đồ nào, cũng phải đảm bảo được ba yêu cầu: Khoa

học (chính xác), Trực quan (rõ ràng, dễ học), thẩm mỹ (đẹp). Để đảm bảo tính

trực quan và thẩm mỹ, khi vẽ biểu đồ tôi thường yêu cầu học sinh dùng ký hiệu để phân biệt các đối tượng trên biểu đồ như gạch nền, dùng ước hiệu toán học, dùng các ký hiệu sao cho vừa đẹp, vừa dễ hiểu…

Khi vẽ biểu đồ xong cần hoàn thiện biểu đồ như ghi tên biểu đồ, kí hiệu biểu đồ, ghi các số liệu tương ứng vào biểu đồ, lập bảng chú giải cho biểu đồ.

Ngoài việc rèn luyện kỹ năng biểu đồ ở lớp tôi thường ra các bài tập có rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho học sinh khi về nhà ở trong sách giáo khoa và trong tập bản đồ .

Để cho các tiết dạy có rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho học sinh được thành công tôi thường nghiên cứu kỹ sách giáo khoa, sách giáo viên và tài liệu tham

khảo để soạn giáo án chi tiết, nghiên cứu bài để tìm ra cách rèn luyện kỹ năng biểu đồ thích hợp nhất, phù hợp nhất với ba đối tượng học sinh như học sinh trung bình, học sinh khá và học sinh yếu.

b. Đối với học sinh

Ngay từ đầu năm học lớp 9 tôi quy định tất cả các em học sinh phải có đầy đủ sách giáo khoa, tập bản đồ, atlat địa lý và dụng cụ học tập đầy đủ để phục vụ việc học tập cho bộ môn.

Trong bài dạy ở những bài có biểu đồ tôi luôn chú ý rèn kỹ năng biểu đồ cho học sinh nhất là các đối tượng học sinh trung bình và học sinh yếu. Đặc biệt phải dạy vẽ biểu đồ tôi thường tiến hành cho các em hoạt động nhóm để các em có cơ hội trao đổi bàn bạc nhau và tranh thủ học tập nhau những kỹ năng cho học biểu đồ nhanh, dễ nhớ và nhớ lâu.

Ngoài ra tôi thường ra các bài tập biểu đồ về nhà cho các em để các em có thời gian rèn luyện ở nhà. Sau đó đến lớp tôi có kiểm tra đánh giá và nhắc nhở uốn nắn các em một cách kịp thời để động viên khuyến khích các em.

2. Hiệu quả mới khi áp dụng đề tài:

Trong quá trình triển khai, áp dụng qua hai năm học gần đây là năm học 2015 – 2016 và năm học 2016 – 2017 tôi đã nhận thấy có những kết quả bước đầu:

- Về phía Cô: Cô đã tự tin hơn trong giảng dạy và có cách rèn luyện kỹ năng cho học sinh qua biểu đồ ngày càng có hiệu quả, giúp học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu kiến thức đồng thời giúp cho việc đổi mới phương pháp hiệu quả hơn.

- Về phía trò: Ngày càng có nhiều em học sinh yêu thích học bộ môn nhất là các em có tâm lý ngại học thuộc lòng. Từ đó tỷ lệ học sinh yếu và học sinh trung bình ngày càng giảm, số học sinh khá, giỏi ngày càng tăng, chất lượng môn học cũng tăng lên rõ rệt.Kết quả cụ thể qua hai năm như sau:

-

a. Kết quả đại trà

Kết quả học tập môn địa lý hai năm học 2015- 2016 và 2016- 2017 như sau:

Năm học Số

lượng

Kết quả

2015-2016 116 50 40 26 0

2016-2017 131 80 30 21 0

b. Chất lượng học sinh giỏi

Năm học Số lượng Vòng quận Vòng thành phố Nhất Nhì Ba KK Nhất Nhì Ba KK 2015-2016 01 01 2016-2017 02 02

3. Kinh nghiệm rút ra mở hướng nghiên cứu mới (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài học kinh nghiệm: Qua đề tài này tôi thấy để giảng dạy địa lý lớp chín được tốt thì cả thầy và trò phải chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, tập bản đồ, dụng cụ dạy và học. Người thầy là người có nhiệm vụ hướng dẫn học trò nên thầy phải nghiên cứu, soạn giáo án kỹ, có hệ thống câu hỏi dẫn dắt phù hợp khi khai thác kiến thức qua biểu đồ, rèn cho học sinh tính cẩn thận, tỉ mỉ và có óc thẩm mỹ khi vẽ biểu đồ.

PHẦN III. KẾT LUẬN

I/ Bài học kinh nghiệm

Qua thực tế giảng dạy tôi đã rút ra được những kinh nghiệm sau:

Để giảng dạy tốt và giúp học sinh vận dụng kiến thức tự rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ thì người giáo viên cần có nhận thức đúng đắn về vai trò của người thầy trong việc hướng dẫn các em trong học tập với tình thần trách nhiệm cao.

Giáo viên phải biết vận dụng một cách khéo léo, linh hoạt các phương pháp dạy học, có óc khai thác kiến thức, có lòng yêu nghề mến trẻ, nắm vững những nguyên tắc sư phạm khi hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ.

Luôn luôn tự bồi dưỡng trình độ chuyên môn bản thân nhất là những kiến thức cần thiết, những kỹ năng cơ bản của bộ môn một cách nhuần nhiễn, từ đó mới hướng dẫn được cho học sinh.

Luôn tự trao dồi bản thân, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp.

Cần quan tâm chú ý đến từng đối tượng học sinh từ đó mới nắm bắt được khả năng của từng em và có kế hoạch bồi dưỡng cho các em.

II/ Ý nghĩa của đề tài đối với việc giảng dạy.

Thông qua đề tài này giúp cho người giáo viên hiểu một cách sâu sắc về thực tiễn dạy học hiện nay và khả năng của từng giáo viên trong việc vận dụng kiến thức, kỹ năng hướng dẫn học sinh kỹ năng vẽ biểu đồ.

III/ Khả năng ứng dụng của đề tài.

Đề tài được ứng dụng rộng rãi đối với từng cán bộ giáo viên khi dạy chương trình địa lý lớp 9 đối với các bài thực hành: Bài 10, bài 16, bài 22, bài 27, bài 34, bài 37, bài 40, bài 44 và tất cả các bài tập trong sách giáo khoa Địa lí 9

IV/ Những đề xuất kiến nghị.1/ Đối với Ban Giám Hiệu trường. 1/ Đối với Ban Giám Hiệu trường.

Cần quan tâm giúp đỡ học sinh nghèo có đầy đủ các phương tiện học tập. Thường xuyên tổ chức các chuyên đề dạy học rèn kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh.

2/ Đối với Phòng Giáo Dục.

Cần thường xuyên mở các lớp chuyên đề bồi dưỡng phương pháp dạy học bộ môn cho giáo viên.

Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi đã áp dụng trong các tiết dạy. Trong quá trình thực hiện đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự góp ý chân thành của các thầy cô đồng nghiệp để đề tài được hoàn chỉnh hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

1. Sách giáo khoa địa lý 9 2. Sách giáo viên địa lý 9 3. Át lát địa lý Việt Nam

4. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy thay sách giáo khoa lớp 8 5. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy thay sách giáo khoa lớp 9

6. Tuyển chọn Những bài ôn luyện thực hành kỹ năng thi vào Đại học Cao đẳng môn địa lý- NXB Giáo dục

7. Rèn luyện kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ- Tác giả Trần Văn Quang – NXB Giáo dục.

Một phần của tài liệu SKKN rèn kỹ năng vẽ biểu đồ địa lí lớp 9 (Trang 29)