TUÂN THỦ NGHIÊM NGẶT CÁC VẤN ĐỀ CÓ TÍNH NGUYÊN TẮC TRONG TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàngTMCP Nam Việt (Navibank) –PGD Số 04-Chi nhánh Hà Nội (Trang 48 - 50)

II. CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG

9. TUÂN THỦ NGHIÊM NGẶT CÁC VẤN ĐỀ CÓ TÍNH NGUYÊN TẮC TRONG TÍN DỤNG

Thông thường các ngân hàng chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp , không quan tâm tới dòng tiền vay của khách hàng vay. Việc tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc tín dụng trong quá trình cho vay, đặc biệt là các thông tin về khách hàng. Cụ thể, khi khách hàng đến vay vốn các bộ phận liên quan phải giải đáp được các vấn đề sau đây:

- Tư cách của khách hàng vay, có tin tưởng họ được không?

- Hiệu quả kinh doanh của khách hàng, công việc kinh doanh của khách hàng hoạt động nào thành công hoặc không thành công

- Mục đích của khoản vay để làm gì?

- Nguồn trả nợ là gì (dòng tiền tệ và khả năng trả nợ)?

- Khả năng kiểm soát khoản vay: ngân hàng có kiểm soát được khách hàng sử dụng tiền vay không?

- Năng lực quản trị điều hành của khách hàng: ngân hàng phải biết được công việc quản trị, điều hành của khách hàng vay(họ có kiến thức, năng lực và quản trị điều hành doanh nghiệp không)?

- Thực trạng tài chính của khách hàng: ngân hàng phải biết các thông tin về tài chính của khách hàng vay (số liệu thực tế về tài chính của khách hàng)

Để giải đáp được các câu hỏi trên, ngân hàng phải phân tích tài chính, trong đó rất coi trọng đến vòng chu chuyển dòng tiền và vòng thu hồi vốn đầu tư của khách hàng. Việc phân tích tài chính phải kết hợp với nguyên nhân khách hàng vay, đánh giá được các phương diện: rủi ro do ngành, rủi ro do kinh doanh. Công việc này được dựa trên các căn cứ sau:

- Từ báo cáo tài chính của khách hàng để xác định khả năng sinh lời, cơ cấu vốn và điều quan tâm nhất là nợ/vốn chủ sở hữu.

- Từ các chỉ tiêu tài chính trọng yếu: vòng quay hàng tồn kho, vòng quay khoản phải thu, điểm hoà vốn….

10. Nâng cao phẩm chất, nhận thức và năng lực đội ngũ CBTD

- Đào tạo bồi dưỡng cán bộ: Tất cả sản phẩm ngân hàng cung cấp đều dựa trên sự đánh giá của con người và có phần mang tính “chủ quan”. Hoạt động cho vay có hiệu quả hay không chịu ảnh hưởng rất lớn từ phía CBTD. Vì họ thay mặt ngân hàng xem xét phân tích khách hàng, phân tích dự án, phương án để quyết định cho vay. Vì vậy ngân hàng nên quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ bằng nhiều hình thức như: đào tạo chính quy, đúng chuyên ngành ở các trường có uy tín, tập huấn hàng năm nâng cao trình độ chuyên môn của toàn thể cán bộ, nhất là cán bộ tín dụng. Và phải có trình độ ngoại ngữ, tin học, đủ điều kiện để phục vụ cho việc nghiên cứu tài liệu, sử dụng các phần mềm ở ngân hàng. Bên cạnh đó các cán bộ tín dụng phải tích cực quan tâm tới các văn bản pháp luật, quy định của nhà nước, chính phủ, các bộ ngành, các bộ luật… Và với khả năng giao tiếp của mình cán bộ sẽ đánh giá được khách hàng của mình qua các cuộc nói chuyện, thu thập thông tin để đánh giá khách hàng.

- Tăng cường giáo dục phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp: nhằm mục đích làm cho các cán bộ ngân hàng làm việc với năng suất, chất lượng, hiệu quả, và với tinh thần trách nhiệm cao giảm rủi ro đạo đức trong kinh doanh .

- Bố trí các cán bộ một cách hợp lí: ngân hàng cần quan tâm bố trí công việc với các chỉ tiêu đặt ra cho phù hợp với năng lực các cán bộ, trình độ, kinh nghiệm thực tế, năng động sáng tạo phù hợp với ngành kinh doanh của khách hàng để giảm thiểu tối đa rủi ro ngay từ khi thẩm định khách hàng. Và phù hợp mục tiêu chung của chi nhánh nó là cơ sở để động viên cán bộ làm việc với năng suất cao nhất.

- Quan tâm chú trọng tới phong trào thi đua: Công đoàn cũng nên có các động viên khen thưởng kịp thời với các cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hàng năm cũng nên có các cuộc thi, cán bộ giỏi với nội dung thi là tổng hợp qua đó nhằm giúp các cán bộ nắm bắt tình hình kinh tế chính trị xã hội hơn, đây cũng là cơ sở để bồi dưỡng, đào tạo cán bộ tín dụng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàngTMCP Nam Việt (Navibank) –PGD Số 04-Chi nhánh Hà Nội (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w