II. CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG
6. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SAU GIẢI NGÂN
Sau khi giải ngân, khách hàng đã đáp ứng nhu cầu về vốn việc tuân thủ các điều khoản cam kết với ngân hàng đôi khi không còn sự hoàn toàn tự nguyện và đúng đắn như trước giải ngân. Công tác theo dõi và quản lý khách hàng là hết sức quan trọng. Nếu buông lỏng các công việc trong giai đoạn này thì ngân hàng có thể sẽ gặp phải những rủi ro xuất phát từ phía khách hàng như cố tình lừa đảo, không sử dụng vốn đúng mục đích… Những biểu hiện bất thường của khách hàng cần được tìm hiểu và có những giải pháp phù hợp tránh rủi ro cho ngân hàng.
Cần thực sự quan tâm đến dòng tiền thực sự của doanh nghiệp: đây sẽ là nguồn trả nợ cho người cho vay: việc phân tích đánh giá dòng tiền của doanh nghiệp sẽ giúp cho người cho vay đánh giá được liệu từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp có đủ để bảo đảm khả năng trả nợ cho Ngân hàng hay không hay nguồn trả nợ của Ngân hàng lại bằng các nguồn tiền có được từ việc doanh nghiệp đi vay; hay doanh nghiệp dùng nguồn tiền vào những mục đích gì: đầu tư vào tài sản cố định hay phục vụ cho việc trả nợ, hay phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích và dự báo dòng tiền của doanh nghiệp sẽ giúp cho Ngân hàng đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Cần định kỳ tiến hành kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay bằng cách kiểm tra tại doanh nghiệp, kiểm tra các chứng từ hoá đơn đảm báo các khoản cho vay của Ngân hàng đã được người vay sử dụng đúng mục đích. Trong trường hợp phát hiện có những dấu hiệu bất thường trong hoạt động của doanh nghiệp như bộ máy lãnh đạo đột nhiên
có sự thay đổi không lường trước, tình hình kinh doanh bị giảm sút, thường xuyên phải xin gia hạn nợ hoặc không trả được nợ đúng hạn, cán bộ tín dụng phải tiền hành kiểm tra ngay lập tức để tìm cách khắc phục nhằm hạn chế rủi ro.