CÁC BIỆN PHÁP KHÁC :

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàngTMCP Nam Việt (Navibank) –PGD Số 04-Chi nhánh Hà Nội (Trang 51 - 54)

II. CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG

14.CÁC BIỆN PHÁP KHÁC :

- Nâng cao chất lượng các công cụ đo lường rủi ro và tiếp tục áp dụng các công cụ đo lường rủi ro mới.

- Thực hiện minh bạch và công khai hóa thông tin. Chức năng này chính là cơ sở, động lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro. Việc minh bạch và công khai thông tin không chỉ được thực hiện giữa các ngân hàng thương mại với Ngân hàng Nhà nước mà còn phải thực hiện ngay trong nội bộ ngân hàng thương mại.

- Tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ chặt chẽ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay.

- Nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội đặc biệt là tình hình tài chính tiền tệ nhắm xây dựng chính sách cho vay hợp lý đảm bảo sự an toàn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Mỗi ngân hàng cần thiết lập một bộ phận chuyên nghiên cứu, phân tích diễn biến và dự báo kinh tế vĩ mô kể cả ngắn hạn lẫn trung dài hạn dựa trên tất cả các kênh thông tin, các nguồn nghiên cứu và dự báo khác để làm định hướng cho hoạt động tín dụng của ngân hàng, chiến lược quản lý rủi ro tín dụng …

- Đề ra chiến lược đầu tư, chiến lược mở rộng tín dụng, chiến lược kinh doanh trong từng thời kỳ nhưng cũng phải có sự điều chỉnh và linh hoạt trong thực tế.

- Đẩy mạnh công tác kiểm soát nội bộ với mục tiêu quan trọng là xây dựng được một hệ thống tìm kiếm những xu hướng tiềm ẩn tiêu cực, bất ổn và thiếu sót trong hoạt động của ngân hàng để đưa ra các biện pháp chấn chỉnh phù hợp. Việc phân cấp tín dụng cần được điều chỉnh định kỳ hay sát với thực tế dựa trên cơ sở hiệu quả, năng lực, bộ máy và chất lượng hoạt động của các đơn vị cơ sở.

- Cần xem xét, ưu tiên quan hệ tín dụng đối với các ngành sản xuất hàng hoá xuất nhập khẩu, tham gia vào các dự án đầu tư phát triển chuyển giao công nghệ, mở rộng tín dụng bán lẻ cho khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và tín dụng tiêu dùng.

- Mua bảo hiểm cho các khoản tiền gửi, tiền vay

II Một số kiến nghị đề xuất

1. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước

NHNN đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng chiến lược chung cho các NHTM nói chung và PGD Số 04-Chi nhánh Hà Nội nói riêng, do đó để tạo điều kiện tốt cho hoạt động cũng như công tác quản lí, phòng ngừa rủi ro NHNN trong thời gian tới cần:

Một là, NHNN cần làm đầu mối đưa ra kiến nghị với chính phủ và các bộ ngành liên quan trong việc ban hành quy phạm pháp luật, văn bản liên quan, bảo đảm tiền vay, xử lí tài sản đảm bảo… để các cở quan đẩy nhanh tiến độ cấp các giấy tờ liên quan.

Hai là, NHNN phải xây dựng các chiến lược, chính sách quản lí rủi ro đúng đắn, phù hợp với những thay đổi của thị trường. Bên cạnh đó cần giúp các NHTM chủ động hơn trong việc thực hiện, kiểm tra, và giám sát việc cho vay và xử lí nợ xấu phát sinh.

Ba là, NHNN cần phối hợp với các bộ ngành hoàn thiện hệ thống kế toán theo như chuẩn mực quốc tế (IAS). Xây dựng các giải pháp hoàn thiện phương pháp kiểm tra kểm toán nội bộ trong các NHTM. Vì hiện nay các NHTM Việt Nam chỉ mới tuân thủ được 50% chuẩn mực kế toán quốc tế, nên việc kiểm toán có nhiều sự khác biệt về chỉ số liệu dự phòng rủi ro mà NHTM phải trích lập.

Bốn là, cần hoàn thiện sớm hệ thống giám sát ngân hàng theo hướng: nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát hiện hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động của TCTD bao gồm việc phân tích báo cáo tài chính và xác nhận điểm nhạy cảm, phát triển hệ thống cách thức giám sát ngân hàng. Xây dựng cách tiếp cận các công việc đánh giá chất lượng quản lí rủi ro trong nội bộ các TCTD, nâng cao đòi hỏi các việc trích lập dự phòng rủi ro, xây dựng hệ thống và các biện pháp kiểm soát luồng vốn nội tệ và ngoại tệ. Tập trung cơ chế giám sát cho vay bằng ngoại tệ của các NHTM để tránh rủi ro tỉ giá, qua đó cảnh báo sớm cho các NHTM.

Năm là, NHNN cần quy định cụ thể và chặt chẽ để bắt buộc các NHTM cung cấp các thông tin như: tình hình dư nợ, khả năng trả nợ, nợ xấu của khách hàng … cho CIC. Đề nghị CIC khai thác nhiều nguồn thông tin về các doanh

nghiệp và thường xuyên cảnh báo những khách hàng có vấn đề để các NHTM biết và có các biện pháp phòng ngừa.

Sáu là, NHNN hoàn thiện và tăng cường hiệu quả thanh tra kiểm soát hoạt động tín dụng tại các NHTM để giảm thiểu RRTD. Ứng dụng nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động Ngân hàng của ủy ban Basel, tuân thủ nguyên tắc thận trọng trong công tác thanh tra.

2. Kiến nghị với Nhà nước, Chính phủ và các bộ ngành

Sự giúp đỡ của chính phủ và các cơ quan bộ ngành có liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng là vấn đề vô cùng quan trọng. Chính phủ cần có những biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ về các quy định của pháp luật để các NHTM nói chung trong đó có PGD Số 04-Chi nhánh Hà Nội nói riêng mở rộng hoạt động kinh doanh và giảm thiểu rủi ro, lành mạnh hóa thị trường tiền tệ, đảm bảo nền kinh tế hội nhập với nền kinh tế thế giới. Một số kiến nghị :

Một là, Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật và các cơ quan bảo vệ pháp luật cần nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lí doanh nghiệp, quản lí kinh doanh phối hợp với các ngân hàng trong việc phòng ngừa và ngăn chặn lừa đảo, cố ý sử dụng sai mục đích tiền vay ngân hàng, cùng với ngân hàng trong việc gánh vác những rủi ro mà nền kinh tế mang đến cho ngân hàng.

Hai là, Nhà nước cần có chiến lược phát triển toàn diện các ngành kinh tế, giảm bớt các thủ tục không cần thiết khi thành lập doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, là cơ hộ tốt cho ngân hàng trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh.

Ba là, Nhà nước và các bộ ngành tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM nói chung và PGD Số 04-Chi nhánh Hà Nội nói riêng trong việc sử lí các tài sản đảm bảo tín dụng liên quan đến đất đai, thu hồi nợ vay với các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhà nước.

Bốn là, UBND thành phố Hà Nội, các quận huyện ở Thủ đô đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các đối tượng liên quan, tiến hành đăng kí giao dịch đảm bảo với các tài sản đảm bảo là quyền sở hữu, quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình và cá nhân theo quy định của pháp luật.

Năm là, Nhà nước và các bộ ngành cần hoàn thiện các văn bản để các công ty mua bán nợ đi vào hoạt động, giúp các NHTM trong đó có PGD Số 04-Chi nhánh Hà Nội thu hồi và sử dụng vốn tồn đọng một cách có hiệu quả. Ngoài ra còn đa dạng hóa các hợp đồng tín dụng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàngTMCP Nam Việt (Navibank) –PGD Số 04-Chi nhánh Hà Nội (Trang 51 - 54)