Thứ nhất về hành lang pháp lý đối với hoạt động TTQT : Do việt nam chưa có một điều luật nào điều chỉnh hoạt động, TTQT riêng biệt như các nước trên thế giới, do vậy các bên tham gia vào hoạt động TTQT chỉ lấy thông lệ quốc tế về TTQT, làm cơ sở thực hiện như Incoterm2000, UCP600 , luật thống nhất về hối phiếu…Do đó các ngân hàng thương mại cũng chỉ dựa vào những thông lệ này để
giao dịch với khách hàng, nếu gặp phải bất cập trong quá trình thực hiện thì “ sai đâu sửa đấy”
Thứ hai sự cạnh tranh của ngân hàng 100% vốn nước ngoài trong bối cảnh việt nam sau 2 năm gia nhập WTO, năm 2006 việt nam chính thức gia nhập WTO đánh dấu bước ngoạt mới cho khối các ngân hàng thương mại việt nam. Sự hiện diện của ngân hàng 100% vốn nước ngoài đồng nghĩa, với việc khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng ,với nhau ngày càng cao, cho đến năm 2008, sự hiện diện của hai ngân hàng 100% vốn nước ngoài là HSBC, ANZ, đã mang lại cho khách hàng những dịch vụ TTQT, tốt nhất điều đó có nghĩa là có một số khách hàng không còn sử dụng dịch vụ ngân hàng nội địa.
Thứ ba, trình độ hiểu biết nghiệp vụ cũng như các quy trình TTQT, của khách hàng còn thấp điều này làm ảnh hưởng đến quá trình giao dịch và chất lượng hoạt động, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam, đa phần có sự am hiểu về thông lệ quốc tế ít, việc các doanh nghiệp có trình độ non trẻ, khi thực hiện hợp đồng ngoại thương phải dùng vốn vay ngân hàng, nếu các điều khoản không chặt chẽ đặc biệt là trong hình thức L/C ngân hàng xẽ phải chịu một phần trách nhiệm nếu có rủi ro xảy ra dẫn đến tình trạng từ chối thanh toán gây tổn thất cho cả doanh nghiệp và ngân hàng mặt khác khi có rủi ro xảy ra ngân hàng, muốn bảo vệ quyền lợi của khách hàng cho nên cố tìm ra lối nhỏ không đáng có để từ chối thanh toán chính vì điều này làm giảm uy tín của ngân hàng, đối với các ngân hàng trên thế giới.
Thứ tư lãi suất cho vay cao trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu cho nên chính phủ quyêt định thắt chặt hệ thống tín dụng, bảo lãnh đối với ngân hàng thương mại ,cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ bảo lãnh của ngân hàng là bỏa lãnh có thể hủy ngang, nhưng điều kiện hủy ngang lại không thuộc phạm vi chủ quan của ngân hàng thương mại ,vì vậy ngân hàng thương mại vô cùng thận trọng trong việc cho vay đối doanh nghiệp vừa và nhỏ có khó khăn về vốn hoặc khó khăn trong sản xuất kinh doanh, chính điều này làm khó khăn trong việc vay vốn, vay ngoại tệ của doanh nghiệp xuất nhập khẩu phục vụ cho việc thanh toán các đơn hàng xuất nhập khẩu.
Thứ năm tình hình kinh tế thế giới biến động ảnh hưởng đến tỷ giá ngoại tệ lên xuống thất thường chính điều này sẽ tọa khó khăn cho cả ngân hàng, cung ứng ngoại tệ cũng như khách hàng khó khăn trong việc mua bán ngoại tệ thực hiệ các hợp đồng ngoại thương.