VBQPPL trong lĩnh vực kinh tế ở Trung Quốc

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế của Trung Quốc (Có so sánh với văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế của Việt Na (Trang 25 - 30)

5. Bố cục của luận văn

1.4VBQPPL trong lĩnh vực kinh tế ở Trung Quốc

Cũng như luật pháp của các nước khác, luật pháp Trung Quốc ra đời nhằm mục đích ổn định trật tự xã hội, để thực hiện chế độ quản lý, điều hành Nhà nước bằng pháp luật. Ngày nay, “kinh tế” thường được dùng để chỉ hoạt động sản xuất của cải vật chất của con người, có ảnh hưởng và tác động rất lớn đối với cuộc sống và toàn xã hội. Quản lý kinh tế là một trong những nội dung quản lý thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước [45.3]. Trong đó, ban hành, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các VBQPPL có liên quan đến kinh tế là nội dung chủ yếu quản lý Nhà nước đối với các hoạt động kinh tế.

VBQPPL trong lĩnh vực kinh tế là văn bản viết do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền soạn thảo và ban bố theo trình tự luật định để giải thích, điều

chỉnh các vấn đề kinh tế, các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, nó có hiệu lực pháp luật hoặc tuy không có hiệu lực pháp luật nhưng có ý nghĩa pháp luật. Các văn bản này đại diện cho ý chí nhà nước, thể hiện tinh thần pháp luật nhà nước một cách trung thành và có thể tạo ra hậu quả pháp luật nhất định.

+ Phân loại

Phạm trùm nội dung của VBQPPL trong lĩnh vực kinh tế ở Trung Quốc rất rộng rãi. Dựa vào các tiêu chí khác nhau, sự phân loại cũng tương ướng khác nhau:

a. Theo quy luật khách quan của kinh tế được phản ánh

Căn cứ Cục thống kê Nhà nước ban hành “Thông tư về in phát „Quy định phân loại ba sản nghiệp lớn‟”(Ngày 14 tháng 5 năm 2003) -国家统计局颁布 《关于印发<三大产业划分规定>的通知》(2003年5月14日) , VBQPPL trong lĩnh vực kinh tế ở Trung Quốc có thể chia thành ba sản nghiệp lớn, khoảng 13 lĩnh vực.

+ Sản nghiệp thứ nhất bao gồm: Nông, Lâm, Nuôi, Ngư cùng trong một lĩnh vực (农、林、牧、渔);

+ Sản nghiệp thứ hai bao gồm: khai thác khoáng sản, chế tạo, sản xuất và cung cấp điện lực dầu khí và nước, ngành xây dựng, thuộc bốn lĩnh vực (采

矿、制造、电力燃气及水的生产和供应业、建筑业);

+ Sản nghiệp thứ ba bao gồm: vận tải và kho bãi, dịch vụ viễn thông máy tính và phần mềm, bán buôn và bán lẻ, nghỉ ngơi và ăn uống, tài chính, bất động sản, thương mại và dịch vụ cho thuê, văn hóa giáo dục và thể dục thể thao,

giải trí, tất cả thuộc tám lĩnh vực (交通运输仓储业、信息传输计算机服务和软件 业、批发和零售、住宿和餐饮、金融、房地产、租赁和商务服务业、文教体育、娱乐 业).

Từ 13 lĩnh vực nói trên còn có thể chia ra hơn 80 ngành nghề lớn, và mỗi ngành nghề lớn còn có thể chia ra những ngành nghề nhỏ. Nếu xét từ góc độ hoạt động kinh tế, VBQPPL trong lĩnh vực kinh tế ở Trung Quốc có thể chia thành hai loại lớn là: lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực lưu thông, liên quan tới các khâu trong hoạt độnh kinh tế như: xây dựng, thiết bị, kỹ thuật, sản xuất, an toàn, chất lượng, kiểm nghiệm, giao dịch, đóng gói, vận tải, kho bãi, lắp ráp, sử dụng, dịch vụ, sửa chữa v.v.

b. Theo yếu tố của quan hệ pháp luật

Giáo sư Hình Tinh (刑星) [49] cho rằng: VBQPPL trong lĩnh vực kinh tế ở Trung Quốc có thể được chia thành 9 loại theo yếu tố của quan hệ pháp luật.

+ Về điều kiện và cơ cấu tổ chức của chủ thể thương mại (关于商事主体的条件 和组织机构). Chủ thể thương mại nên áp dụng nguyên tắc chủ nghĩa và được quy định theo luật pháp, ví dụ như “Luật công ty” -《公司法》.

+ Về quyền lợi nghĩa vụ dịch vụ sản xuất và kinh doanh của chủ thể thương

mại (关于商事主体的生产经营服务权利义务). Trong quá trình chủ thể thương

mại thực hiện quyền dịch vụ sản xuất và kinh doanh, nên tuân thủ những yêu cầu liên quan của Nhà nước hoặc ngành nghề. Nội dung này chiếm tỷ lệ hơi cao trong VBQPPL, đó là minh xác hóa quyền lợi nghĩa vụ của chủ thể

thương mại và hướng dẫn cụ thể của hành vi quyền lợi nghĩa vụ, ví dụ: “Luật chất lượng sản phẩm” -《产品质量法》.

+ Về quan hệ giao dịch giữa chủ thể thương mại và người tiêu dùng (关于商事

主体与消费者的交易关系). Đối với mối quan hệ giao dịch giữa chủ thể thương

mại và người tiêu dùng, đã có ban hành “Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” -《消费者权益保护法》.

+ Về quan hệ cạnh tranh công bằng giữa các chủ thể thương mại (关于商事主 体之间的公平竞争关系). Đối với mối quan hệ cạnh tranh công bằng giữa các chủ thể thương mại trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ, đã có ban hành “Luật phản đối cạnh tranh bất chính đắng” -《反不正当竞争 法》.

+ Về quản lí trật tự cơ bản thị trường (关于市场基本秩序管理). Đối với sự quy phạm, chỉ đạo, quản lý, xử phạt các chủ thể thương mại và thị trường, nhà nước đã ban hành những VBQPPL như: “Luật quảng cáo” -《广告法》, “Luật giá cả” -《价格法》, “Luật chứng khoán” -《证券法》, “Luật quản lý bất động sản thành phố” -《城市房地产管理法》v.v.

+ Về điều hành kinh tế vĩ mô nhà nước (关于国家宏观经济调控). Đây chủ yếu thể hiện tại những mặt tài chính, thuế và bằng hình thức quy hoạch nhà nước, chính sách sản nghiệp, hướng dẫn đầu tư, khống chế tổng lượng v.v.

+ Về chủ thể thương mại hợp tác với chủ thể khác qua hợp đồng (关于商事主

体基于合同与其他主体的业务往来). Đối với nội dung hợp tác giữa chủ thể

thương mại và chủ thể khác, có ban hành “Luật hợp đồng” -《合同法》.

+ Về chủ thể quản lý trật tự thị trường (关于主体管理市场秩序). Có bao gồm những VBQPPL được ban hành do Bộ công thương (工商管理局), Cục kiểm

nghiệm kiểm dịch giám sát chất lượng (质量监督检验检疫局), Cục quản lý giám sát sản xuất an toàn (安全生产监督管理局), Bộ y tế (卫生局) v.v.

+ Về quan hệ giữa chủ thể thương mại với nhân viên (关于商事主体与职工,工

人和工会的关系), công nhân và công đoàn. Hiện này đã có ban hành “Luật lao

động”《劳动法》-,“Luật công đoàn” -《工会法》v.v.

c. Theo giai đoạn phát triển kinh tế

Mặc dù ở Trung Quốc đã có Luật kinh tế từ rất lâu, nhưng mãi sau năm 1978, Luật kinh tế mới được ra đời và phát triển với chức năng chính thức với là: điều chỉnh toàn bộ quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình vận hành hoạt động kinh tế và các quy phạm pháp luật. [35.17,18] Những VBQPPL trong lĩnh vực tương ứng được xuất hiện lần lượt vào các giai đoạn như sau:

+ Năm 1978 – 1984

Giai đoạn này thuộc thể chế kinh tế kế hoạch rất tập trung, tức “kinh tế kế hoạch là chính, điều tiết thị trường là phụ”, các hoạt động kinh tế đều do cơ quan hành chính nhà nước tổ chức, cho nên Nhà nước ban hành những VBQPPL của lĩnh vực kinh tế có như: “Luật thuế thu nhập cá nhân” (1980)- 《个人所得税法》, “Điều lệ quản lý vàng bạc” (1983) -《金银管理条例》, “Luật thống kê” (1983) -《统计法》, “Biện pháp quản lý hoạt động thương mại của chợ thị trấn và thành phố” (1983) -《城乡集市贸易管理办法》v.v.

+ Năm 1984 – 1992

Trong giai đoạn này, thể chế kinh tế của kinh tế hàng hoá kế hoạch làm cho chế độ luật pháp Trung Quốc có thay đổi tương ứng. Kinh tế hàng hoá yêu cầu ra đời những luật pháp mang tinh thần bình đẳng, tự do và thỏa thuận tương ứng, nó chủ yếu thể hiện vào sự ban hành “Thông tắc dân sự” (1986) -

《民法通则》. Lập pháp kinh tế được tăng cường và phản ánh qua những VBQPPL như: “Điều lệ kho bạc Nhà nước” (1985) -《国家金库条例》, “Tế tắc thực hiện Luật thống kê” (1987) -《统计法实施细则》, “Thông tư về tăng cường sự quản lý cổ phiếu và trái phiếu” (1987) -《关于加强股票、债券管理 的通知》, “Luật xí nghiệp công nghiệp sở hữu toàn dân” (1988) -《全民所有 制工业企业法》, “Quyết định về điểm quan trọng của chính sách đối với sản nghiệp hiện nay” (1991) -《当前产业政策要点的决定》v.v.

+ Sau năm 1992

Năm 1992, Thủ tướng Đặng Tiểu Bình (邓小平) đề xuất rằng: “Kinh tế thị trường chủ nghĩa xã hội là mô hình mục tiêu của sự cải cách thể chế kinh tế Trung Quốc.” Giai đoạn này xây dựng, bổ sung, hoàn thiện những pháp luật, pháp quy tới các lĩnh vực và giành được hiệu qủa phát triển rất lành mạnh, chẳng hạn như: “Luật công ty” (1993)-《公司法》, “Luật ngân hàng nhân dân Trung Quốc” (1995) -《中国人民银行法》, “Điều lệ quản lý giám sát tài sản quốc hữu xí nghiệp” (2003) -《企业国有资产监督管理条例》, “Điều lệ cấm bán đa cấp” (2005) -《禁止传销条例》v.v.

Để phát triển kinh tế, thực hiện các chính sách và mục tiêu kinh tế, sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng đói nghèo, chậm phát triển thì phải đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế, nhất là các VBQPPL trong lĩnh vực kinh tế.

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế của Trung Quốc (Có so sánh với văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế của Việt Na (Trang 25 - 30)