5. Bố cục của luận văn
3.1 Phong cách ngôn ngữ
Ở chương 2, chúng tôi đã khảo sát một số đặc điểm về phong cách hành chính được thể hiện trong VBQPPL, bây giờ chúng tôi sẽ tiếp tục phân tích phong cách hành chính qua hoạt động đặc thù của các phương tiện ngôn ngữ. Xét trên bình diện ngôn ngữ học, VBQPPL là phương tiện giao tiếp mà ở đó quan hệ liên nhân giữa các vai giao tiếp là quan hệ mang tính áp đặt, một chiều, quan hệ bất bình đẳng về quyền lực. Trong đó, một bên là đại diện cho
quyền lực tối cao của cộng đồng - cơ quan nhà nước có thẩm quyền và một bên là các tổ chức, tập thể, cá nhân công nhân bình thường. Chức năng liên nhân giữa các vai giao tiếp này được thể hiện trong VBQPPL của lĩnh vực kinh tế qua phong cách ngôn ngữ và phong cách ngôn ngữ VBQPPL luôn phải đảm bảo tính chính xác, ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, nghiêm túc và trang trọng.
Trung Quốc điều tiết các hoạt động kinh tế bằng các VBQPPL, chỉ ra những quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mỗi một thành viên để từ đó mọi người biết mà làm theo. VBQPPL của lĩnh vực kinh tế cũng xây dựng cho các hoạt động kinh tế những quy phạm cần thiết ấy bằng một loạt các nội dung chi tiết. Các phương tiện động từ tình thái và một số cấu trúc nội tại đặc thù đã góp phần quan trọng trong việc thể hiện ý nghĩa này.
3.1.1 Tình thái
Nhà nghiên cứu Hoàng Minh Đức (王明德, 明代) nói rằng: “律有以、 准,皆、各、其、及、即、若八字,各为分注,冠于律首,标曰八字之义,相传谓之
律母。必于八字义, 先为会通融贯,而后可与言读法。” (Ý: Luật có 8 chữ: Dĩ,
Chuẩn, Giai, Các, Kì, Cập, Tức, Nhược, 8 chữ này được gọi là “Luật mẫu”. Nếu muốn đọc luật hiểu luật thì phải thông thạo, nắm chắc 8 chữ ấy đã.) Tương đương với VBQPPL hiện đại, cũng có sử dụng nhiều từ tình thái trong VBQPPL.
Phương tiện tình thái tương đối đa dạng và các kiểu loại ý nghĩa tình thái do chúng biểu hiện cũng thuộc nhiều loại khác nhau. Kiểu động từ tình thái chức phận với ba loại ý nghĩa chính là: sự bắt buộc, sự cấm đoán và sự cho phép được sử dụng chủ yếu để tạo lập quyền và nghĩa vụ trong VBQPPL
của lĩnh vực kinh tế. Qua khảo sát tình hình sử dụng những phương tiện động từ tình thái trong 10 VBQPPL của lĩnh vực kinh tế thấy được:
Động từtình thái (Tất cả: 996 từ) phải 应当 phải 须/必须 cấm 禁止 không đƣợc 不得 đƣợc/ có thể 可以 có quyền 有权 Số lƣợng 553 79 28 181 135 20 Tỷ lệ (%) 55.52 7.93 2.81 18.17 13.55 2 Dựa vào kết quả thống kê ở trên, chúng tôi sẽ phân tích cụ thể các cấu trúc động từ tình thái sau đây:
a. Bắt buộc
Trong VBQPPL của lĩnh vực kinh tế, các điều khoản quy định nghĩa vụ không bao giờ bị nghi ngờ là các điều khoản mang tính bắt buộc được thể hiện phổ biến nhất qua việc sử dụng một số động từ tình thái hoặc tổ hợp tình thái như: “phải” (“应当”), “phải” (“须/必须”), “có nghĩa vụ” (“有义务/ 有……的义务), “có/chịu trách nhiệm” (有责任/承担……的责任). Ví du: 1) Cơ cấu giám sát điện lực Quốc Vụ Viện phải xây dựng hệ thống thông tin giám sát điện lực. (Điều 22, Điều lệ giám sát điện lực nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa) - 国
务院电力监管机构应当..建立电力监管信息系统。(《电力监管条例》第22条规定)
2) Doanh nghiệp than đá phải kiên trì phương châm sản xuất an toàn, xây dựng và hoàn thiện chế độ trách nhiệm cho sự sản xuất an toàn. (Điều 7, Luật than
đá nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa) - 煤矿企业必须..坚持安全第一生产方针,建立健全
安全生产的责任制度。(《中华人民共和国煤炭法》第7条规定)
3) Tất cả đơn vị và cá nhân dều có nghĩa vụ bảo vệ các hạ tầng phòng chống lũ lụt và tham gia hoạt động phòng chống lũ lụt. (Điều 6, Luật phòng chống lũ lụt nước
Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa) - 任何单位和个人都有.保护防洪工程设施和依法参加防汛
抗洪的义务...。(《中华人民共和国防洪法》第6条规定)
hình xe ô-tô không sản xuất và áp dụng biện pháp tích cực để đảm bảo linh phụ kiện được cung cấp trong thời hạn hợp lý. (Điều 13, Biện pháp thực hiện chính sách thương mại xe ô-tô) - 汽车供应商有责任及时向社会公布停产车型,并
采取积极措施在合理期限内保证配件供应。(《汽车贸易政策实施办法》第13条规定)
Bốn ví dụ ở trên có biểu thị sự cam kết thực hiện sự bắt buộc của nhà nước trong điều khoản pháp luật nhằm mục đích thể hiện đầy đủ tính quyền uy của pháp luật. VBQPPL thực chất là một sự ghi nhận lại sự giao tiếp giữa bên ban hành và bên chấp hành. Sự ghi nhận lại quá trình giao tiếp này làm nên quy phạm bắt buộc cho các VBQPPL và động từ tình thái diễn đạt nét nghĩa bắt buộc khách quan thuộc logic đạo nghĩa là công cụ hữu hiệu nhất để thực hiện mục đích giao tiếp này.
b. Cấm doán
Các quy phạm mang tính cấm đoán là quy phạm pháp luật để quy định chủ thể của quan hệ pháp luật cấm tham gia những hành vi nào đó. Nếu có hành vi vi phạm thì phải chịu trách nhiệm pháp luật. Đối với nghĩa tình thái cấm đoán chủ yếu được sử dụng trong VBQPPL là “cấm” (“禁止”) và “không được” (“不得”). Ví dụ:
1) Cấm sản xuất, tiêu thụ và nhập khẩu sản phẩm không đạt tiêu chuẩn cưỡng chế. (Điều 23, Điều lệ thực hiện Luật tiêu chuẩn hoá nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa) -
不符合强制性标准的产品,禁止..生产、销售和进口。(《中华人民共和国标准化法实施条例》
第23条规定)-
2) Người kinh doanh không được có hành vi giá cả bất chính đáng.(Điều 14,
Luật giá cả nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa) - 经营者不得..有不正当价格行为。(《中华人民
共和国价格法》第14条规定)
Bởi vì quy phạm pháp luật là quy tắc hành vi do nhà nước chế định và chấp nhận để thể hiện ý chí giai cấp thống trị và đảm bảo thực hiện sức cưỡng
chế của nhà nước, cho nên về mặt phong cách ngôn ngữ phải thể hiện đầy đủ tính nghiêm túc và ngữ khí khẳng định, dứt khoát, nhất là đối với các hành vi bị cấm đoán.
c. Cho phép
Trong các quy phạm tùy nghi, sự cho phép được diễn đạt bằng phương tiện động từ tình thái “có quyền” (“有权”) và “được/có thể” (“可以”). Ví du: 1)Ngân hàng thương nghiệp có quyền từ chối tất cả đơn vị và cá nhân ra lệnh yếu cầu nó cho vay khoản tiền hoặc cung cấp bảo lãnh. (Điều 41, Luật ngân hàng
thương nghiệp nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa) - 商业银行有权..拒绝任何单位和个人强
令要求其发放贷款或者提供担保。(《中华人民共和国商业银行法》第 41 条规定)
2) Được/Có thể xác định người kinh doanh có địa vị chi phối thị trường trong những trường hợp sau đây… (Điều 19, Luật phản lũng đoạn nước Cộng hoà Nhân dân Trung
Hoa) - 有下列情形之一的,可以..推定经营者具有市场支配地位……(《中华人民共和国
反垄断法》第19条规定)
Động từ ngữ vi “có quyền” (“有权”) đặt trước quyền lợi pháp định để biểu thị quyền lợi thật sự tồn tại và được pháp luật cam kết. Cũng như vậy, “可以”-“được/có thể” đặt trước hành vi là biểu thị thực hiện quyển lợi theo trường hợp cụ thể của phạm vi pháp luật, tức có thể cho phép xử lý linh hoạt, không tuyệt đối. Cả hai cấu trúc tình thái sử dụng ở trên đều thể hiện phong cách ngôn ngữ VBQPPL là một cách chính xác và nghiêm túc.
Nói tóm lại, để thực hiện chức năng cơ bản của quy phạm pháp luật là điều tiết các quan hệ xã hội, các VBQPPL phải xác lập các quyền và nghĩa vụ cho đối tượng điều tiết. Thực chất đó là việc nói ra những gì phải làm (nghĩa vụ), được làm hoặc có thể làm (quyền), không được làm (cấm đoán) trong các trường hợp cụ thể. Áp dụng những phương tiên động từ tình thái mà thể hiện phong cách ngôn ngữ VBQPPL một cách chính xác, ngắn gọn, đơn giản, dễ
hiểu, nghiêm túc và trang trọng có vai trò hết sức quan trọng. Việc sử dụng các động từ ngữ vi có ý nghĩa cấm đoán. Các câu tồn tại dưới dạng mệnh lệnh, thể hiện tính quyền uy của phía ban hành VBQPPL, và tính bắt buộc phải tuân thủ một cách nghiêm túc của người dân bình thường (hoặc phía đối tác). Đây cũng là tiêu chí nội hàm để đảm bảo tính quyền uy của các quy phạm pháp luật.
3.1.2 Một số cấu trúc nội tại đặc thù
Nhìn về góc độ “màu sắc” ngôn ngữ, so với ngôn ngữ văn học có màu sắc sặc sở, thì ngôn ngữ VBQPPL chỉ là màu đen trắng. Theo tác phẩm nổi tiếng ngôn ngữ học “Khái luận tu từ học” -《修辞学发凡》, phong cách ngôn ngữ VBQPPL thuộc về phạm trùm tu từ tiêu cực. [50.55] Nó cứ chuyển đạt tư tưởng lập pháp khách quan không chứa đựng những cảm xúc hoặc đánh giá chủ quan cá nhân, cũng không tô điểm bằng thủ pháp tu từ tích cực, lời văn đơn điệu lạnh lùng, chỉ đòi hỏi sử dụng từ ngữ súc tích và câu chặt chẽ quy luật để tập trung thể hiện tính trang nghiêm của ngôn ngữ.
Với mục đích tích cực, pháp luật đã thiết lập phong cách ngôn ngữ được diễn đạt mang tính nghiêm túc và trang trọng và đặc tính này được thể hiện trong ngôn ngữ VBQPPL của lĩnh vực kinh tế qua ba hình thức cấu trúc dưới đây:
a. Xử lý -处置
“Xử lý” là mô thức hành vi được quy định trong quy phạm pháp luật để chỉ rõ nội dung cụ thể của quy phạm pháp luật đó, là chủ chót của quy phạm pháp luật mà khái quát tất cả quyền lợi và nghĩa vụ trong quan hệ xã hội, hành vi hợp pháp do pháp luật quy định hoặc hành vi vi phạm pháp luật.
1) Cấp thưởng cho đơn vị và cá nhân có tố giác vụ án trái pháp buôn bán thuốc lá.” (Điều 53, Điều lệ thực hiện Luật buôn bán thuốc lá nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa)
- 对检举烟草专卖违法案件的有功单位和个人,给予奖励....。(《中华人民共和国烟草专卖
法实施条例》第53条规定)
2)Trong trường hợp vi phạm quy định tại Điều 57, 58 của luật này, do cơ quan quản lý đường sắt của Quốc Vụ Viện hoặc cơ quan quản lý đường sắt xử
phạt hành chính theo mức tiền phạt từ 2 vạn tệ trở lên, 10 vạn tệ trở xuống.
(Điều 96, Điều lệ bảo vệ an toàn vận chuyển đường sắt nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa) - 违反..
本条例第五十七条、第五十八条规定的.,由国务院铁路主管部门或者铁路管理机构处.
2 万元以上 10 万元以下的罚款。(《铁路运输安全保护条例》第 96 条规定)
Ở đây “xử” nhấn mạnh tính nghiêm túc của tiền phạt hoặc hình phạt, răn đe tất cả chủ thể có vi phạm pháp luật, làm nổi bật lên tính trang nghiêm của ngôn ngữ văn bản loại này.
b. Đối cử -对举
Hình thức cấu trúc “đối cử” thường áp dụng cho biểu hiện quan hệ quyền lợi - nghĩa vụ do pháp luật điều chỉnh. Ví dụ:
Một bên đương sự không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng hoặc thực hiện không đúng điều kiện đã hẹn, bên khác có quyền yêu cầu thực hiện hoặc áp dụng biện pháp cứu vãn và bồi thường thiệt hại.(Điều 63, Luật hợp đồng kinh tế nước Cộng hoà
Nhân dân Trung Hoa) - 当事人一方..不履行合同义务或履行义务不符合约定条件的,另一..
方.有权要求履行或者采取补救措施,并有权要求赔偿损失。(《中华人民共和国经济合同
法》第63条规定)
Hình thức này được sử dụng rất nhiều trong khi diễn tả quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể hành vi. “Đối cử” cũng tạo ra sự cân bằng và trang nghiêm của quyền lợi - nghĩa vụ pháp luật.
c. Liệt kê -分列项目
dung pháp luật sử dụng cụm từ đồng vị mà được diễn tả bằng hình thức liệt kê. Ví dụ:
Ban tổ chức điều tra tai nạn triển khai hoạt động điều tra phải theo quy định nhà nước và nộp trình báo cáo điều tra cho cơ quan tổ chức ban tổ chức điều tra tai nạn hoặc cơ quan quản lý đường sắt trong những thời hạn sau đây: 1). Thời hạn điều tra tai nạn đặc biệt nghiêm trọng là 60 ngày;
2). Thời hạn điều tra tai nạn nghiêm trọng là 30 ngày; 3). Thời hạn điều tra tai nạn hơi nghiêm trọng là 20 ngày; 4). Thời hạn điều tra tai nạn bình thương là 10 ngày.
(Điều 27, Điều lệ điều tra xử lý tại nạn giao thông đường sắt nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa)
事故调查组应当按照国家有关规定开展事故调查,并在下列调查期限内向组织事故调 查组的机关或者铁路管理机构提交事故调查报告: (一)特别重大事故的调查期限为60日; (二)重大事故的调查期限为30日; (三)较大事故的调查期限为20日; (四)一般事故的调查期限为10日。 (《铁路交通事故调查处理条例》第27条规定)
Hình thức này được áp dụng nhiều trong VBQPPL, chiếm hơn 1/9 tổng số điều khoản, phản ánh rõ ràng về logic pháp lý chặt chẽ, các quan hệ quy phạm pháp luật được diễn tả không rườm rà lê thê mà không sơ hở.