Một số ứng dụng trong biên dịch văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế của Trung Quốc (Có so sánh với văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế của Việt Na (Trang 105 - 131)

5. Bố cục của luận văn

4.4Một số ứng dụng trong biên dịch văn bản quy phạm pháp luật

Những kết quả nghiên cứu ở trước có một trong những mục đích là tạo cơ sở cho việc biên dịch các VBQPPL của lĩnh vực kinh tế giữa hai thứ tiếng Trung và tiếng Việt nói riêng, xúc tiến sự giao lưu và hợp tác trong lĩnh vực kinh tế của hai nước nói chung.

Nhà ngôn ngữ học xã hội Mellinkoff cho rằng: Biên dịch là một hiện tượng xã hội, là một công cụ giao tiếp, là hành vi từ ngôn ngữ này (“ngữ gốc”) chuyển đổi sang ngôn ngữ khác (“ngữ đích”, “ngữ dịch”). Nhìn chung có nhiều cách nhìn về bản chất của dịch thuật. Xu hướng chung là xem xét dịch thuật trên bình diện ngôn ngữ học và coi hoạt động dịch là hoạt động ngôn ngữ.

Trong quá trình biên dịch, sự khác biệt giữa hai “văn hóa pháp luật”, thể hiện qua hệ thống khác nhau, thực tế thi hành pháp luật, ý thức về pháp luật của công dân... ở hai cộng đồng giao tiếp Trung Quốc và Việt Nam có một số điểm khác nhau, rất dễ gặp phải một số khó khăn và gây ra sự dịch sai. Cho nên, chúng tôi phải tuân theo nguyên tắc biên dịch nhất định, đặc biệt là đối với VBQPPL.

Biên dịch VBQPPL liên quan đến hai lĩnh vực khoa học chủ yếu: luật học và ngôn ngữ học. Luật học có tính chuyên môn cao nên đòi hỏi người biên dịch phải nắm chắc chế độ pháp luật của ngữ gốc và ngữ đích, tìm hiểu rõ ràng sự khác biệt của các khái niệm pháp luật. Đồng thời phải đáp ứng được những yếu cầu của phong cách hành chính để chuyển đạt một cách chuẩn mực những thông tin trong VBQPPL của ngữ gốc. Các điều khoản trong VBQPPL đều có hiệu lực pháp luật, đó quyết định khi dịch VBQPPL phải phù hợp tính khách quan, tính nghiêm chỉnh, logic, làm cho người tiếp nhận dễ hiểu mà không gây sự hiểu nhầm.

Cách tiếp cận phương pháp biên dịch được Nguyễn Hồng Cổn nêu ra: Khác với dịch nguyên văn, phương pháp dịch nghĩa trong khi vẫn hướng đến việc trung thành với văn bản nguồn lại nhấn mạnh hơn đến tính tự nhiên về hình thức và tính chính xác về nghĩa biểu hiện của văn bản đích. Về hình thức, phương pháp dịch này cố gắng giữa được các đặc trưng ngữ pháp của văn bản nguồn trong chừng mực nó không làm ảnh hưởng quá nhiều đến tính tự nhiên của văn bản đích. Về mặt ý nghĩa, nó phải chuyển dịch chính xác nghĩa biểu hiện (thông tin sự kiện) của văn bản.[47,27]

VBQPPL là một thể loại văn bản quản lí nhà nước hết sức chính thức với mục đích giao tiếp đặc biệt là việc tạo lập quyền, nghĩa vụ và hình phạt, các tính chất đặc biệt gắn liền VBQPPL là tính chính xác, rõ ràng, chặt chẽ,

co dãn bao trùm, hành văn không mang chút ít màu sắc tình cảm, áp dụng từ câu đơn nghĩa. Dựa trên đặc tính trước, việc dịch VBQPPL có nhiều điểm khác với dịch các văn bản thông thường. Sự khác biệt này chủ yếu do bản chất và mục đích giao tiếp đặt biệt của thể loại văn bản này quy định.

Người dịch phải xuất phát từ hình thức VBQPPL, thấy được các ý nghĩa đặc biệt của thể loại văn bản này do các đơn vị ngôn ngữ và các cách sử dụng đã được quy ước hóa cao độ các đơn vị ngôn ngữ này tạo ra ở văn bản gốc và từ đó tìm kiếm các đơn vị và các cách sử dụng đã được quy ước hóa trong ngôn ngữ dịch để tái tạo lại các ý nghĩa này ở bản dịch. Sau đây chúng tôi sẽ đặt 3 ví dụ để thể hiện cụ thể hơn những lí luận nói trên:

+ Ví dụ 1:

Qua khảo sát thấy tuyệt đại đa số thuật ngữ pháp luật tiếng Việt có cấu tạo bằng âm tiết Hán-Việt mang lại cho chúng các nét nghĩa đa dạng riêng biệt. Cho nên khi dịch VBQPPL từ tiếng Trung sang Tiếng Việt, cần tôn trọng và giữ gìn bản sắc của tiếng Việt, những từ nào trong tiếng Việt có thì nên dùng, không nên quá lạm dụng từ Hán - Việt. Nếu không thì nó phải chịu một hậu quả rất bất lợi là trở thành loại văn bản rất khó hiểu, khác lạ với người đọc bình thường.

Ngược lại, khi dịch VBQPPL từ tiếng Việt sang Tiếng Trung, phải cân nhắc các từ Hán - Việt được sử dụng có ý nghĩa bị chuyển đổi hay không, không nên “vọng văn sinh nghĩa” hoặc “rập khuôn máy móc”, dịch theo từng chữ một, chẳng hạn như: “bí quyết kỹ thuật” phải dịch là 技术秘密” chứ

không phải là “技术秘诀”. + Ví dụ 2:

Phương tiện động từ tình thái phổ biến nhất mà biểu ý nghĩa bắt buộc “应当” trong VBQPPL tiếng Trung, tương đương với “phải” trong VBQPPL

tiếng Việt được coi là có tính “đa nghĩa, mơ hồ”. Phụ thuộc vào mức độ tính bắt buộc của pháp luật, động từ tình thái “phải” trong tiếng Việt có hai trường hợp tình thái khác nhau, tất nhiên khi dịch sang tiếng Trung thì cách dịch cũng không giống nhau. Vì vậy, người dịch phải nắm chắc được ý nghĩa thể hiện của chúng mới có thể dịch một cách chính xác, chuẩn mực.

1) Trường hợp “phải” → “应/应当” (diễn đạt một cưỡng bức mang tính bắt buộc bình thường), chẳng hạn như: “Việc thanh toán hoặc bồi thường phải

bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp và không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp.” (Điều 5, Luật doanh nghiệp Việt Nam) - “清算或赔偿时应当..保障企

业利益,并对各类型企业实行相同政策。”

2) Trường hợp “phải” → “须/必须” (diễn đạt một cương bức mang tính bắt buộc cao nhất), chẳng hạn như: “Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp hoạt động phải trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật và theo Điều lệ của tổ chức mình phù hợp với quy định của pháp luật.” (Điều 6,

Luật doanh nghiệp Việt Nam) -“企业中的政治组织和政治社会组织必须..在宪法、法律及本

组织合法章程的规定内进行活动。”

+ Ví dụ 3:

VBQPPL có yêu cầu sử dụng ngôn ngữ pháp luật một cách chính xác và chuẩn mực mà ngôn ngữ tiếng Trung thường mang nhiều định ngữ hoặc trạng ngữ, nhưng đó chưa bao giờ xuất hiện hiện tượng định ngữ hoặc trạng ngữ đặt sau. Tình trạng này ngược lại với ngôn ngữ pháp luật tiếng Việt, chẳng hạn như:

“Hoạt động trái pháp luật, lừa đảo và kinh doanh các ngành, nghề cấm kinh doanh.” - “从事违法、诈骗.....活动及经营违禁..行业。”

Nhà biên dịch lí luận (Eugene A, Nida) trong cuốn sách “Toward a Science of Translation” đề cặp dến: Trong quá trình biên dịch VBQPPL nên cố gắng kiên trì nguyên tắc dị trực tiếp nguyên văn, nhưng lại không hoàn toàn phủ định phương pháp “dịch nghĩa”. Như vậy, bất cứ sử dụng phương pháp biên dịch nào cũng phải trung thật với nội dung và phù hợp thể thức quy phạm của ngữ gốc, đồng thời lại theo thực tế chuyển đổi hành văn một cách linh họat trở thành ngữ đích. Để đạt được như vậy, người dịch phải có kiến thức về ngôn ngữ pháp luật ở cả hai ngôn ngữ gốc và dịch, đồng thời phải có sự hiểu biết văn hóa và đặt biệt là kiến thức về văn hóa pháp luật của hai cộng đồng ngôn ngữ.

4.5 Tiểu kết

Trong chương này, một số đặc điểm quan trọng về cấu trúc tổng thể, từ ngữ và liên kết văn bản của VBQPPL tiếng Trung và tiếng Việt trong lĩnh vực kinh tế được xem xét dưới góc độ so sánh đối chiếu sự tương đồng và khác biệt.

Những đặc điểm cấu trúc tổng thể được quan sát sự tương đồng qua phân tích các VBQPPL giữa hai thứ tiếng trên 2 phương diện: phong cách văn bản thuộc phong cách hành chính và thể thức văn bản phải có các yếu tố thiết yếu như phần mở đầu, phần nội dung và phần kết. Trong đó, các điều luật được triển khai theo dạng văn “điều khoản” và được sắp xếp thành các tầng bậc như: chương, điều, khoản v.v. Đồng thời, một số khác biệt như thể thức, kí hiệu văn bản và đánh số thứ tự trước các điều khoản được nhận thấy rõ ràng. Tiếp theo, chúng tôi còn đề cặp đến một văn đề ứng dụng dưa trên các kết quả chúng tôi đang khảo sát, đó là biên dịch. Người dịch VBQPPL cần phải được trang bị các kiến thức cần thiết về xây dựng VBQPPL trong đó liên

quan đến luật học và ngôn ngữ học, kết hợp hai phương pháp biên dịch “dịch thẳng” và “dịch ý” để dịch tốt VBQPPL mà tiến tới xúc tiến sự giao lưu và hợp tác trong lĩnh vực kinh tế giữa hai nước Trung Quốc với Việt Nam.

Để thực hiện chức năng VBQPPL, các từ vựng được sử dụng trong đó đều phải đảm bảo tính chính xác, ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, nghiêm túc và trang trọng. Qua khảo sát, chúng tôi có thể thấy được một loại từ đặc thủ được xuất hiện với tần số rất cao trong VBQPPL tiếng Việt chính là những từ Hán - Việt, trong đó đa số là từ Hán - Việt song tiết, đây cũng do tính trừu tượng, khái quát, tính bác học và tính trạng trọng của nó quyết định để đảm bảo việc tạo lập VBQPPL một cách chính xác, chặt chẽ, trang trọng và mang tính co dãn bao trùm. Bên cạnh đó, một số biểu thức ngôn ngữ đặc thừ sử dụng giữa VBQPPL trong lĩnh vực kinh tế tiếng Trung và tiếng Việt cũng được so sánh. Chúng tôi có nhận xét qua so sánh đối chiếu những đặc điểm phương tiện liên kết giữa VBQPPL của tiếng Trung và tiếng Việt trong lĩnh vực kinh tế là hai hệ thống VBQPPL đều có sử dụng phép lặp từ vựng, lặp ngữ pháp, phép tuyến tính và phép thế đại từ hồi chiếu để phục vụ các mục đích giao tiếp đặc biệt: tạo lập tính chính xác, rõ ràng và chặt chẽ. Về biểu hiện khác biệt, chúng tôi tập trung so sánh phép đại từ và phép nối có được những nhận xết.

PHẦN KẾT LUẬN

Xuất phát từ một hệ thống văn bản đặc thù và tiếp cận chúng theo phương thức vĩ mô - văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế Trung Quốc, luận văn đã tiến hành khảo sát, phân tích, mô tả các đặc điểm trên cơ sở những lí thuyết đã xác định, đồng thời có so sánh mấy đặc điểm tương ứng với văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế của Việt Nam. Điều này có ý nghĩa là đóng góp vào việc xây dựng luật pháp, nghiên cứu so sánh luật pháp, cung cấp những căn cứ khoa học và sự ủng hộ như phương pháp và tiêu chuẩn kiểm nghiệm cho những kỹ thuật liên quan đến ngôn ngữ pháp luật.

Với đối tượng nghiên cứu là 350 VBQPPL trong lĩnh vực kinh tế Trung Quốc, sau khi khảo sát các đặc điểm về mặt cấu trúc tổng thể cung như đặc điểm cấu trúc nội tại, luận văn đi tới một số kết luận cơ bản sau:

1. Về lí luận

Văn bản là một khái niệm rất lớn và có thể bao gồm nhiều thông tin, trong đó có loại văn bản điển hình mang chức năng như pháp lý, quản lý điều hành, cụ thể là VBQPPL thuộc hệ thống văn bản quản lí nhà nước. VBQPPL trong lĩnh vực kinh tế văn bản chứa đựng các quy phạm pháp luật và các quan hệ pháp luật nhằm mục đích quản lý, điều hành và quy phạm các hoạt động kinh tế, do cơ quan Nhà nước thẩm quyền đặt tên gọi, chế định nội dung và trình tự ban hành theo luật đinh, mang tính chỉ huy, cưỡng chế, có sức ràng buộc phổ biến và có thể được sử dụng nhiều lần đối với các đối tượng khác nhau. Dựa vào tiêu chí phân loại khác nhau như phạm vi chủ thể, hiệu lực quản lý, thể loại, quan hệ pháp luật, giai đoạn, hệ thống VBQPPL Trung Quốc nói chung, trong lĩnh vực kinh tế nói riêng có thể được chia thành những kiểu

loại khác nhau như Hiến pháp, Luật, Điều lệ, Biện pháp, Quy định, Quyết định, Thông tư...

2. Về cấu trúc tổng thể

Cấu trúc tổng thể là các loại hình thức cụ thể nhằm mục đích thực hiện bình diện nội dung văn bản, các bình diện trong đó được tổ chức và sắp xếp theo quy luật nhất định. Các đặc điểm chung của cấu trúc tổng thể văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện qua phong cách hành chính, sự liên kết đặc thù để đảm bảo diễn đạt ý tưởng pháp luật thích hợp cho đối tượng thi hành.

VBQPPL mang tính quyền lực của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và thường có phạm vi ảnh hưởng rộng. Vì vậy, nghiên cứu phong cách hành chính được thể hiện trong VBQPPL có thể xuất phát từ những đặc điểm chủ yếu là: tính chính xác, tính nghiêm túc và tính khuôn mẫu. Việc sử dụng theo mẫu những phương tiện quy định cụ thể, quy phạm pháp luật là dấu hiệu để nhận biết, phân biệt VBQPPL với các loại hình văn bản khác. Vấn đề về cấu trúc nội dung văn bản có thể đa dạng và phức tạp khác nhau, có nhiều cách nhìn nhận về vấn đề này khác nhau song về cơ bản đều có cái khuôn cứng của VBQPPL thể hiện ở mặt các nội dung chi tiết được điều khoản hóa, có thể chia thành phần mở đầu, phần nội dung chính và phần kết bằng các tiêu chí như Biên, Chương, Tiết, Điều, Khoản, Hạng, Mục.

Trong VBQPPL của lĩnh vực kinh tế Trung Quốc, mối quan hệ, liên hệ cả về hình thức giữa các điều khoản được thể hiện ra bằng các phương tiện liên kết. Các phương tiện liên kết theo quy tắc nhất định được ưu tiên sử dụng hơn cả trong đó là phép lặp, phép thế đại từ và phép trật tự tuyến tính.

3. Về cấu trúc nội tại

Đặc điểm cấu trúc nội tại của văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế được xem xét từ ba yếu tố cơ bản nhất là phong cách ngôn ngữ, từ ngữ và câu.

Để điều tiết các hoạt động kinh tế bằng các VBQPPL, chỉ ra những quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mỗi một thành viên Thực chất đó là việc nói ra những gì phải làm (nghĩa vụ), được làm hoặc có thể làm (quyền), không được làm (cấm đoán) trong các trường hợp cụ thể. Các phương tiện động từ tình thái có tính bắt buộc, cấm đoán, cho phép và một số cấu trúc nội tại đặc thù mang tính trang nghiêm, logic đã góp phần quan trọng trong việc thể hiện ý nghĩa này, đây là sự thể hiện phong cách ngôn ngữ VBQPPL một cách chính xác, ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, nghiêm túc và trang trọng.

Các kiểu loại từ ngữ được sử dụng trong VBQPPL của lĩnh vực kinh tế Trung Quốc đều phụ thuộc vào đặc tính chuyên môn, đặc biệt với các TN pháp luật, nó được coi là từ vựng chủ chót của ngôn ngữ phát luật mang tính chất tiêu biểu bởi nó diễn tả những khái niệm pháp luật và phản ánh những hiện tượng liên quan, thuộc tính bản chất chỉ trong lĩnh vực pháp luật. Dùng tiếp TN mang tính kế thừa, sáng tạo TN mới, trích dẫn TN nước ngoài và chuyển đổi từ ngữ thông thường xã hội đã tạo lập hệ thống thuật VBQPPL Trung Quốc hiện đại mà có đặc điểm nổi bật như đơn nghĩa, đối nghĩa, chính xác, ngắn gọn và mang tính dân tộc.

Những kiểu câu đặc trưng được sắp xếp và tổ chức một cách quy luật theo hình thức cố định và yêu cầu diễn đạt của VBQPPL trong lĩnh vực kinh tế Trung Quốc, phải phù hợp quy phạm logic, nhất là trong khi chỉ các khái niệm phải rõ ràng, phán đoán phải chính xác mà mang tính đơn nghĩa, có thể phản ánh sự vật đúng với quy luật khách quan. Theo hình thức cấu trúc tiếng

Hán, câu được chia thành câu đơn và câu ghép. Trong đó, câu hỏi và câu cảm thán không xuất hiện trong VBQPPL và chỉ sử dụng câu trần thuật để đảm bảo quyền uy tuyệt đối của pháp luật. Đồng thời, câu chủ vị và câu phi chủ vị được sử dụng nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu hình thức ngôn ngữ mang tính logic chặt chẽ của cấu trúc câu trong VBQPPL.

4. Về sự so sánh và ứng dụng biên dịch

Một số đặc điểm quan trọng về thể thức văn bản cụ thể, tình trạng sử dụng biểu thức ngôn ngữ đặc thù và liên kết văn bản giữa VBQPPL tiếng Trung và tiếng Việt trong lĩnh vực kinh tế được xem xét dưới góc độ so sánh biểu hiện tương đồng và khác biệt. Dưa vào các kết quả phân tích trên, người

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế của Trung Quốc (Có so sánh với văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế của Việt Na (Trang 105 - 131)