Điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá (Trang 41 - 43)

II. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHO VAY CỦA NHNO&PTNT THANH HOÁ

2. Quy trình hạch toán cho vay theo HMTD, cho vay từng lần

2.2.4. Điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn

+ Điều chỉnh kỳ hạn nợ Trường hợp khách hàng không trả nợ gốc lãi đúng kỳ hạn hoặc không trả hết số nợ gốc, lãi trong thời hạn cho vay đã thoả thuận với ngân hàng trên hợp đồng tín dụng , người vay muốn kéo dài thời hạn tả nợ gốc lãi thì phải làm giấy đề nghị gia hạn nợ. Cán bộ tín dụng kểm tra ký xác nhận và trình giám đốc duyệt.

Nếu được giám đốc đồng ý cho gia hạn nợ kế toán căn cứ vào đơn đề nghị ra hạn nợ đã được duyệt ghi bổ xung vào sổ lưu hoặc khế ước thời hạn đã được gia hạn nợ để tiện theo dõi. Bổ xung kỳ hạn mới vào hồ sơ khế ước trên máy tính sau đó chuyển giấy đề nghị gia hạn nợ lưu trữ vào hồ sơ vay vốn của khách hàng.

Thời gian gia hạn nợ đối với cho vay ngắn hạn tối đa không quá 12 tháng, đối với cho vay trung và dài hạn tối đa bằng 1/2 thời hạn đã thoả thuận trên hợp đồng tín dụng.

+ Chuyển nợ quá hạn: Theo văn bản 405/NHNN- CSTT ngày 16/04/2001

về việc “ Hướng dẫn thực hiện qui định về chuyển nợ quá hạn”, Theo quyết định 72 của hội đồng quản trị NHNo Việt Nam thì “ Khi đến kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi, nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn và không được điều chỉnh kỳ hạn nợ gốc, hoặc lãi, hoặc không được gia hạn nợ gốc hoặc lãi, thì ngân hàng Nông nghiệp nơi cho vay chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn và khách hàng phải trả lãi xuất nợ quá hạn”. Căn cứ vào số dư nợ của hợp đồng tín dụng còn lại đến ngày quá hạn kế toán lập phiếu chuyển nợ quá hạn

Nợ Tài khoản nợ trong hạn Có Tài khoản nợ quá hạn

Và ghi vào sổ theo dõi vay vốn số tiền chuyển nợ quá hạn, áp dụng lãi suất quá hạn băng 150% lãi suất cho vay đã thoả thuận trên HĐTD.

Trường hợp khách hàng bị chuyển nợ quá hạn do đến kỳ hạn trả gốc, lãi trong thời hạn cho vay đã thoả thuận trên hợp đồng tín dụng mà không trả đúng hạn số nợ gốc, lãi phải trả của kỳ hạn đó và không được ngân hàng chấp thuận cho điều chỉnh kỳ hạn nợ thì chuyển toàn bộ số dư nợ gốc thực tế còn lại của hợp đồng tín dụng đó sang nợ quá hạn. Trường hợp này chỉ áp dụng lãi suất quá hạn đối với phần dư nợ gốc đến kỳ hạn mà không trả được, phần dư nợ gốc chưa đến kỳ hạn trả nhưng phải chuyển nợ quá hạn áp dụng lãi suất cho vay trong hạn đã thoả thuận trước đó trên hợp đồng tín dụng.

Trường hợp cụ thể Ngày 01/03/2010 chị Nguyễn Tường Vi vay 100 triệu đồng thời hạn trả nợ được thoả thuận trên hợp đồng tín dụng như sau

Đến ngày 01/06/2010 trả 30 Triệu đồng 01/09/2010 trả 20 triệu đồng 31/12/2010 trả 50 triệu đồng

Nhưng đến ngày 01/06/2010 Nguyễn Tường Vi không trả được số tiền 30 triệu đồng và không được ngân hàng đồng ý cho điều chỉnh kỳ hạn nợ, kế toán chuyển nợ quá hạn hạch toán

Nợ Tài khoản nợ quá hạn 100.000.000 đ

Có Tài khoản cho vay trong hạn 100.000.000 đ

và áp dụng lãi suất quá hạn đối với số dư nợ 30.000.000 đ

Đến ngày 20/07/2010 chị Nguyễn Tường Vi trả hết số nợ 30.000.000 đ bị quá hạn kế toán lập phiếu chuyển số dư nợ còn lại về nợ trong hạn lập phiếu hạch toán:

Nợ Tài khoản cho vay trong hạn 70.000.000 đ Có Tài khoản nợ quá hạn 70.000.000 đ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w