- Tiền gửi tiết
3.2.3.2. Nâng cao khả năng đánh giá, phân tích khách hàng
Từ những thông tin có đựơc, cán bộ tín dụng phải tiến hành đánh giá, phân tích thông tin của khách hàng. Đây là bước công việc cần thực hiện nghiêm túc không thể qua loa chiếu lệ, tuy nhiên phải đảm bảo nhanh gọn, tiết kiệm chi phí đến mức thấp nhất. Trong quá, trình phân tích đánh giá cần chú ý những nội dung sau;
o Năng lực pháp lý của khách hàng: Cần kiểm tra
tính đầy đủ của hồ sơ pháp lý bao gồm :giấy phép thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Phó giám đốc, quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng, nghị quyết về việc xin vay của HĐQT…
o Năng lực tài chính của khách hàng: Đây là nội
dung vô cùng quan trọng trong quá trình phân tích khách hàng. Phân tích tài chính giúp cho ngân hàng có thể biết được khả năng trả nợ của khách hàng đồng thời xác định kì hạn nợ hợp lý, phù hợp với nhu cầu của khách hàng .
Phương pháp được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính là phương pháp phân tích tỷ số. Tuy nhiên khi sử dụng các tỷ số này cán bộ tín dụng cần chú ý rằng các tỷ số này thường được cấu tạo từ hai số có bản chất khác nhau do đó tìm kiếm các số có mối tương quan với nhau là điều cần thiết và tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà cán bộ tín dụng nên chú trọng vào nhóm tỷ số này hay nhóm tỷ số khác. Nhóm tỷ số dùng để phân tích bao gồm:
+ Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán: Cho biết khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của khách hàng. Khả năng thanh toán có thể được đo bằng tỷ số khả năng thanh toán hiện thời và tỷ số thanh toán nhanh.
+ Nhóm tỷ số nợ: Phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp.
Tỷ số nợ trên tổng tài sản: Tỷ số này đánh giá mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho toàn bộ tài sản của người vay. Nói chung khi tỷ số này càng thấp thì khoản cho vay càng được đảm bảo.
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Tỷ số này đánh giá khả năng sử dụng nợ của khách hàng, qua đó đo lường khả năng tự chủ tài chính của người vay.
+ Nhóm tỷ số về khả năng hoạt động: Phân tích tỷ số này để hiểu thêm về hiệu quả hoạt động của người vay.
+ Nhóm tỷ số về khả năng sinh lời: Nhóm tỷ số này cho biết khả năng tạo ra lợi nhuận của người vay. Thực ra khả năng trả nợ của khách hàng xuất phát từ khả năng tạo thu nhập của khách hàng. Nhóm tỷ số này cao chứng tỏ khả năng trả nợ trong dài hạn của doanh nghiệp là tốt. Khả năng sinh lời được biểu hiện qua các tỷ số:
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm: Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cho doanh thu. Nó phản ánh số lợi nhuận sau thuế trên 1 đồng doanh thu.
Doanh lợi vốn chủ sở hữu: Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cho vốn chủ sở hữu. Đứng trên góc độ ngân hàng thường quan tâm đến lợi nhuận trước thuế vì phần trả nợ gốc và lãi là phần chi trước thuế. Tuy nhiên nếu người vay có ROE cao.
+ Tỷ số về khả năng hoàn trả lãi vay: Tỷ số này cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm của khách hàng. Nó được tính bằng tỷ số giữa lợi nhuận trước thuế và lãi trên lãi vay.
+ Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE): Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cho vốn chủ sở hữu. nó phản ánh khả năng sinh lời của một đồng vốn chủ. ROE càng cao thì khả năng sinh lời của doanh nghiệp càng lớn khả năng trả nợ của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
+ Doanh lợi tài sản (ROA): chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế cho tổng tài sản. Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư.
• Phương án vay vốn của khách hàng
Đánh giá phương án vay vốn của khách hàng là vô cùng quan trọng. Thông qua việc thẩm định phương án vay vốn, ngân hàng có thể đánh giá được tính hiệu quả, khả thi của phương án. Hơn thế nữa khi thẩm định phương án vay vốn của khách hàng, cán bộ tín dụng cần phải tìm ra những cơ sở để tham gia góp ý, tư vấn cho khách hàng vay, xác định số tiền cho vay thời gian vay, dự kiến tiến độ giải ngân, các điều kiện cho vay…Từ đó tạo tiền đề cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả đảm bảo tính an toàn của khoản vay.
• Tài sản đảm bảo
Tài sản đảm bảo chính là nguồn trả nợ thứ 2. Nếu tài sản đảm bảo có giá trị thị trường lớn, có tính thanh khoản cao sẽ góp phần làm giảm tổn thất cho ngân hàng khi có rủi ro tín dụng xảy ra. Khi xem xét đến tài sản đảm bảo cán bộ tín dụng cần xem xét tính đầy đủ, pháp lý của hồ sơ tài sản đảm bảo, giá trị thị trường của tài sản đảm bảo…
• Môi trường kinh tế
Cán bộ tín dụng cũng cần phải phân tích các điều kiện môi trường kinh tế, nhận biết các xu hướng phát triển gần đây của doanh nghiệp cũng như ngành mà khách
hàng đang hoạt động, thấy được mức độ tác động của những thay đổi trong nền kinh tế đối với khoản vay.