- Tiền gửi tiết
3.2.2. Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay
Kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay không những có thể ngăn chặn được ý đồ sử dụng tiền vay không đúng mục đích của khách hàng mà còn có thể giúp ngân hàng xác định được dấu hiệu của các khoản vay có vấn đề từ đó ngân hàng có các biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất tổn thất xảy ra. Do vậy nâng cao chất lượng tín dụng chi nhánh cần phải thực hiện một cách nghiêm túc công tác kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay tránh tình trạng qua loa, chiếu lệ.
+ Định kì hàng tháng, hàng quý cán bộ tín dụng phải tiến hành kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay thông qua sổ sách hạch toán theo dõi của kháchh hàng, hoá
đơn chứng từ cũng như thông qua việc thị sát tiến độ thực hiện dự án, phương thức sản xuất kinh doanh của khách hàng.
+ Khi nhận được các báo cáo tài chính của khách hang, cán bộ tín dụng phải theo dõi, phân tích tìnhg hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng vay vốn…để xác định các biến động ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ của khách hàng.
+ Đối với tài sản đảm bảo là máy móc thiết bị, nhà xưởng cán bộ tín dụng phải thưòng xuyên kiểm tra trên hồ sơ bảo đảm tiền vayvà kiểm tra tài sản tại hiện trường để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh như: mất mát, hư hỏng, làm giảm giá trị, có sự chuyển nhượng người sở hữu, những biến động về gía trị thị trường của tài sản…Còn đối với trường hợp bảo đảm là bảo lãnh của bên thứ ba, cán bộ tín dụng phải thưòng xuyên theo dõi năng lực tài chính của người bảo lãnh. Bên cạnh công tác kiểm tra kiểm soát khách hàng, chi nhánh cũng phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát nội bộ để có thể phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng.