- Tiền gửi tiết
2.2.2.1. Chỉ tiêu nợ quá hạn
Bảng 4: Tình hình nợ quá hạn
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Dư nợ tín dụng 630.541 779.588 1.038.727
Nợ quá hạn 2.009 6.026 19.021
Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 0,32 0,77 1,83
(Nguồn: Chép từ :Báo cáo tổng kết hàng năm của NHNo&PTNT huyện Thọ Xuân)
Một mối lo của các ngân hàng thương mại Nhà nước hiện nay là vấn đề giải quyết các khoản nợ xấu từ các năm trước để lại. Đó là các khoản nợ vay của các DNNQD làm ăn kém hiệu quả hay các khoản cho vay theo chỉ định của tỉnh cũng như của Chính phủ. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho tình hình nợ quá hạn trên tổng dư nợ của ngân hàng đạt dưới 1% trong năm 2007 và 2008. Cụ thể là năm 2008 đạt 0,77% tăng 0,45% so với năm 2007 và năm 2009 đạt 1,83% tăng 1,06% so với năm 2008.
Như vậy, tình trạng nợ quá hạn tại ngân hàng chưa đáng lo ngại nhưng ngân hàng cần có các giải pháp để khắc phục và hạn chế tốc độ tăng nợ quá hạn như hai năm vừa qua, đặc biệt cần lưu ý để giảm nợ quá hạn của khu vực các DNNQD để tránh nguy cơ ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng.
Nợ quá hạn tăng mạnh trong hai năm vừa qua là do các nguyên nhân chính sau: - Môi trường kinh doanh thay đổi, hàng loạt các DNNQD mới ra đời trong thời gian ngắn dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Các doanh nghiệp nếu
không có một chiến lược phát triển bền vững, một năng lực quản lý tốt sẽ không thể đứng vững trên thị trường. Vì vậy có thể nói năm 2007 và 2008 đặc biệt là năm 2008 đã chứng kiến sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp nhưng cũng là năm có nhiều các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc phá sản dẫn đến không trả được nợ ngân hàng.
- Chế độ báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa minh bạch dẫn đến việc thẩm định năng lực của khách hàng gặp rất nhiều khó khăn và không chính xác.
- Doanh nghiệp cố tình lập báo cáo tài chính không chính xác, không phản ánh đúng tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để vay vốn ngân hàng. Trong khi, cán bộ thẩm định lại thiếu thông tin xác minh, dẫn đến sai lầm trong quá trình ra quyết định.
- Chất lượng thẩm định dự án đầu tư của chi nhánh còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các hạn chế trong phân tích đánh giá nội dung của dự án đầu tư. Cán bộ thẩm định thiếu kiến thức vễ kỹ thuật, công nghệ nên nội dung này không được xem xét kỹ, chủ yếu là chấp thuận phương án mà doanh nghiệp đưa ra; thẩm định phương diện thị trường còn mang tính chủ quan, thẩm định nguồn vốn chưa được quan tâm đúng mức.
- Công tác kiểm soát trước và sau khi cho vay chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý, chưa kịp thì phát hiện những yếu kém của đơn vị để có biện pháp xử lý kịp thời.