- Tiền gửi tiết
2.3.2.1. Những hạn chế
Trong những năm qua mặc dù ngân hàng đã cố gắng trong hoạt động kinh doanh của mình nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại và trong một chừng mực nhất định những tồn tại đó cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.
- Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, chưa phù hợp với khả năng kiểm soát của ngân hàng. Chính điều này là làm cho nợ quá hạn năm 2009 chiếm 1,83% tăng 1,06% so với năm 2008, trong khi đó năm 2007 và năm 2008 đều dưới 1%.
- Ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn đối với các khách hàng, đặc biệt là các DNNQD. Thực tế hiện nay các DNNQ thiếu vốn trầm trọng mà lại là vốn trung và dài hạn để cải tiến thiết bị sản xuất, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong khi đó việc tiếp cận nguồn vốn trung và dài hạn còn khá nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian, nhiều khi làm mất cơ hội đầu tư của doanh nghiệp.
- Các DNNQD hiện nay đã bắt đầu quan tâm hơn đến thị trường nước ngoài nhưng khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài còn rất hạn chế. Do đó, họ tìm đến ngân hàng không chỉ để tìm nguồn tài trợ mà còn tìm người tư vấn. Với vai trò đó, ngân hàng phải có một cơ sở thông tin đầy đủ, cập nhật; cán bộ tín dụng của ngân hàng phải có sự am hiểu về thị trường, có khả năng tư vấn cho khách hàng. Tuy nhiên, cũng như hầu hết các ngân hàng khác của Việt Nam, cán bộ tín dụng của ngân hàng chưa thể hiện được điều này. Do đó, trong giao dịch, việc tư vấn cho khách hàng còn rất hạn chế.
- Hiệu quả hoạt động tín dụng được thể hiện qua mức sinh lời từ hoạt động tín dụng qua các năm chưa hẳn là cao: năm 2007 mức sinh lời của đồng vốn tín dụng là 2,37%, năm 2008 là 3,08% tăng 0,71% so với năm 2007; đến năm 2009 tăng lên 4,66% và tăng 1,58% so với năm 2008.