Một số nguyên tắc khi xây dựng bài tập hĩa học thực tiễn

Một phần của tài liệu Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập Hóa học có nội dung thực tiễn để phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh trung học phổ thông tỉnh Nam định, hóa hữu cơ 12 (Trang 28 - 30)

1.3.4.1. Nội dung bài tập hĩa học thực tiễn phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, tính hiện đại

Trong một BTHH thực tiễn, bên cạnh nội dung hố học nĩ cịn cĩ những dữ liệu thực tiễn. Những dữ liệu đĩ cần phải được đưa vào một cách chính xác, khơng tuỳ tiện thay đổi.

Trong một số bài tập về sản xuất hố học nên đưa vào các dây chuyền cơng nghệ đang được sử dụng ở Việt Nam hoặc trên Thế giới, khơng nên đưa các cơng

nghệ đã quá cũ và lạc hậu hiện khơng dùng hoặc ít dùng.

1.3.4.2. Bài tập hĩa học thực tiễn phải gần gũi với kinh nghiệm của học sinh

Những vấn đề thực tiễn cĩ liên quan đến hố học thì rất nhiều, rất rộng. Nếu BTHH thực tiễn cĩ nội dung về những vấn đề gần gũi với kinh nghiệm, với đời sống và mơi trường xung quanh HS thì sẽ tạo cho các em động cơ và hứng thú mạnh mẽ.

Ví dụ: Để phân biệt da thật và da giả người ta thường làm gì? Hãy giải thích? HS với kinh nghiệm cĩ được trong đời sống và kiến thức hố học đã được học sẽ lựa chọn phương án trả lời, giải thích sự lựa chọn của mình. HS sẽ cĩ sự háo hức chờ đợi thầy cơ đưa ra đáp án đúng để khẳng định mình. Trong bài tập này khi HS giải sẽ cĩ một số khả năng xảy ra như sau:

- HS phân tích và giải thích đúng. Đây sẽ là niềm vui rất lớn đối với HS vì kinh nghiệm của mình là đúng theo khoa học hố học.

- HS phân tích và giải thích gần đúng hoặc đúng một phần nào đĩ.

Khi HS phân tích và giải thích gần đúng hoặc đúng một phần nào đĩ thì HS sẽ cảm thấy tiếc nuối vì bản thân đã gần tìm ra câu trả lời, từ đĩ HS sẽ cĩ động lực để quan sát thực tiễn và vận dụng kiến thức hố học một cách linh hoạt hơn để giải thích các tình huống thực tiễn hoặc thay đổi việc làm theo thĩi quen chưa đúng khoa học của bản thân.

1.3.4.3. Bài tập hĩa học thực tiễn phải dựa vào nội dung học tập

Các BTHH thực tiễn cần cĩ nội dung sát với chương trình mà HS được học. Nếu BTHH thực tiễn cĩ nội dung hồn tồn mới về kiến thức hố học thì sẽ khơng tạo được động lực cho HS để giải bài tập đĩ.

Ví dụ : Khi dạy bài peptit và protein (SGK Hĩa học 12) cĩ thể đưa câu hỏi “Tại sao khi nấu canh cua thì gạch cua lại nổi lên?”

1.3.4.4. Bài tập hĩa học thực tiễn phải đảm bảo tính sư phạm

Các tình huống thực tiễn thường phức tạp hơn những kiến thức hố học phổ thơng trong chương trình, nên khi xây dựng BTHH thực tiễn cho HS phổ thơng cần phải cĩ bước xử lý sư phạm để làm đơn giản tình huống thực tiễn. Các yêu cầu giải BTHH thực tiễn cũng phải phù hợp với trình độ, khả năng của HS. Cụ thể:

- Với HS yếu hoặc trung bình nên sử dụng câu hỏi mức 1 và 2 (dựa trên mức độ nhận thức của HS).

- Với HS khá hoặc giỏi nên sử dụng câu hỏi mức 3 và 4.

- Khi kiểm tra - đánh giá cần sử dụng các loại BTHH ở các mức 1, 2 và 3 để tạo điều kiện cho tất cả các HS đều cĩ thể trả lời được câu hỏi kiểm tra.

1.3.4.5. Bài tập hĩa học thực tiễn phải cĩ tính hệ thống, logic

Các BTHH thực tiễn trong chương trình cần phải sắp xếp theo chương, bài, theo mức độ phát triển của HS. Trong mỗi chương, bài nên cĩ tất cả các loại, dạng BTHH thực tiễn.

Trong quá trình dạy học, thơng qua kiểm tra, đánh giá, cần phải xây dựng những bài tập thực tiễn ở mức độ vừa và cao hơn một chút so với mức độ nhận thức của HS để nâng dần trình độ, khả năng nhận thức của HS.

Biến hố nội dung bài tập thực tiễn theo phương pháp tiếp cận mođun. Xây dựng một số bài tập thực tiễn điển hình (xây dựng theo phương pháp tiếp cận mođun) và từ đĩ cĩ thể lắp ráp chúng vào các tình huống thực tiễn cụ thể, nội dung bài học cụ thể, hoặc tháo gỡ bài tốn phức tạp thành những bài tốn đơn giản, tạo ra những bài tập mới.

Một phần của tài liệu Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập Hóa học có nội dung thực tiễn để phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh trung học phổ thông tỉnh Nam định, hóa hữu cơ 12 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)