a. Mục tiêu
• HS hiểu thế nào là hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ.
• Phân biệt đ−ợc các chất hữu cơ thông th−ờng với các chất vô cơ. • Nắm đ−ợc cách phân loại các hợp chất hữu cơ.
b. Chuẩn bị của GV vμ HS
GV:
1) Tranh ảnh và một số đồ dùng chứa các hợp chất hữu cơ khác nhau. 2) Thí nghiệm: thí nghiệm chứng minh thành phần của hợp chất hữu cơ
có cacbon. • Dụng cụ: − ống nghiệm. − Đế sứ. − Cốc thuỷ tinh. − Đèn cồn. • Hoá chất: − Bông. − Dung dịch Ca(OH)2 c. Tiến trình bμi giảng
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 1
I. KHáI NIệM Về HợP CHấT HữU CƠ
1) Hợp chất hữu cơ có ở đâu? (5 phút)
Hợp chất hữu cơ có ở xung quanh ta, trong hầu hết các loại l−ơng thực, thực phẩm (gạo, thịt, cá, rau, quả...) trong các loại đồ dùng (quần, áo, giấy...) và ngay trong cơ thể chúng ta.
GV: Giới thiệu các mẫu vật hoặc hình vẽ, tranh, ảnh...
HS: Quan sát hình vẽ, mẫu vật.
Hoạt động 2
2) Hợp chất hữu cơ là gì? (10 phút)
GV: Để trả lời cho câu hỏi trên, ta tiến hành làm thí nghiệm :
GV: Làm thí nghiệm : đốt cháy bông, úp ống nghiệm trên ngọn lửa, khi ống nghiệm mờ đi, xoay lại, rót n−ớc vôi vào và lắc đều.
GV: Gọi một HS nhận xét hiện t−ợng.
GV: Các em hãy giải thích: tại sao n−ớc vôi bị vẩn đục?
GV: T−ơng tự, khi đốt cháy các hợp chất hữu cơ khác nh−: cồn, nến đều tạo ra CO2.
GV: Gọi một HS đọc kết luận.
GV: Đa số các hợp chất của cacbon là hợp chất hữu cơ. Chỉ
HS: Quan sát thí nghiệm.
HS: Hiện t−ợng: n−ớc vôi trong bị vẩn đục.
HS: N−ớc vôi trong bị vẩn đục vì bông cháy có sinh ra CO2.
HS: Vậy hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon.
có một số ít không là hợp chất hữu cơ nh− CO, CO2, H2CO3, các muối cacbonat kim loại...
Hoạt động 3
3) Các hợp chất hữu cơ đ−ợc phân loại nh− thế nào? (5 phút)
GV: Thuyết trình:
Dựa vào thành phần phân tử, các hợp chất hữu cơ đ−ợc chia thành 2 loại chính:
HS: Nghe và ghi bài.
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 1:
Bài tập 1:
Cho các hợp chất sau: NaHCO3, C2H2, C6H12O6, C6H6; C3H7Cl; MgCO3; C2H4O2, CO – Trong các hợp chất trên, hợp chất nào là hợp chất vô cơ, hợp chất nào là hợp chất hữu cơ ? – Phân loại các hợp chất hữu cơ.
HS: Làm bài tập vào vở:
1) Các hợp chất vô cơ gồm: NaHCO3; MgCO3; CO.
2) Các hợp chất hữu cơ gồm: C2H2; C6H12O6; C6H6; C3H7Cl; C2H4O2
Trong đó:
a) Các hợp chất thuộc loại hiđrocacbon gồm: C2H2; C6H6
b) Các hợp chất là dẫn xuất của hiđrocacbon là: C6H12O6; C3H7Cl; C2H4O2.
Hợp chất hữu cơ
Hiđrocacbon
Phân tử chỉ có hai nguyên tố: cacbon và hiđro.
Ví dụ: CH4, C2H6, C3H8, C4H6...
Dẫn xuất của hiđrocacbon
Ngoài cacbon và hiđro, trong phân tử còn có các nguyên tố khác nh−
oxi, nitơ, clo...
Hoạt động 4
II. khái niệm về hoá học hữu cơ (10 phút)
GV: Cho HS đọc SGK sau đó gọi HS tóm tắt (theo các câu hỏi gợi ý sau)
Hoá học hữu cơ là gì?
Hoá học hữu cơ có vai trò quan trọng nh− thế nào đối với đời sống, xã hội...?
HS: Đọc SGK.
HS: Trả lời:
– Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ và những chuyển đổi của chúng.
– Ngành Hoá học hữu cơ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội.
Hoạt động 5
Luyện tập – củng cố (13 phút)
GV: Gọi một HS nhắc lại nội dung chính của bài theo hệ thống các câu hỏi gợi ý sau:
− Hợp chất hữu cơ la gì?
− Hợp chất hữu cơ đ−ợc phân loại nh− thế nào?
GV: Yêu cầu các HS làm bài tập 2.
Bài tập 2:
Hãy chọn một câu đúng trong mỗi câu sau:
Câu1: Nhóm các chất đều gồm
các hợp chất hữu cơ là:
HS: Nhắc lại nội dung chính của bài.
A) K2CO3; CH3COONa; C2H6 B) C6H6, Ca(HCO3)2, C2H5Cl C) CH3Cl; C2H6O, C3H8 Câu 2: Nhóm các chất đều gồm các hiđrocacbon là: A) C2H4; CH4, C2H5Cl B) C3H6, C4H10, C2H4 C) C2H4, CH4, C3H7Cl. Hoạt động 6(2 phút) Bài tập về nhà: 1, 2, 3, 4, 5 (SGK, tr. 108). Phụ lục Phiếu học tập
Bμi tập 1: Cho các hợp chất sau: NaHCO3, C2H2, C6H12O6, C6H6; C3H7Cl; MgCO3; C2H4O2, CO
– Trong các hợp chất trên, hợp chất nào là hợp chất vô cơ, hợp chất nào là hợp chất hữu cơ ?
– Phân loại các hợp chất hữu cơ.
Bμi tập 2: Hãy chọn một câu đúng trong mỗi câu sau:
Câu1: Nhóm các chất đều gồm các hợp chất hữu cơ là: A) K2CO3; CH3COONa; C2H6
B) C6H6, Ca(HCO3)2, C2H5Cl C) CH3Cl; C2H6O, C3H8
Câu 2: Nhóm các chất đều gồm các hiđrocacbon là: A) C2H4; CH4, C2H5Cl
B) C3H6, C4H10, C2H4 C) C2H4, CH4, C3H7Cl.
Tiết 44 Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ