đây là phương pháp được thực hiện dễ dàng, chi phí thấp, đánh giá tình trạng tràn dịch khớp, kén thoát vị, và một phần bờ xương- gai xương thoái hóa.
Sử dụng máy siêu âm có đầu dò phẳng với tần số cao (5- 9MHZ). Thao tác siêu âm phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm, thói quen của bác sỹ làm nhưng cơ bản có những bước sau.
+Bệnh nhân nằm ngửa, gối gấp nhẹ 20˚- 30˚
Hình 1.5: Các lát cắt siêu âm khớp gối
1.4.2. Các hình ảnh tổn thương thoái hóa khớp gối trên siêu âm.
Hình 1.6: Các tổn thương thoái hóa khớp gối SA
1.5. CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG CHẨN ĐOÁN THOÁI HÓAKHỚP GỐI KHỚP GỐI
1.5.1. Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ khớp gối
Phương pháp tạo ảnh CHT được Bloch và Purcell phát hiện năm 1945, đến năm 1976 - 1980 các tác giả Mansfeid, Damadian và Hankes mới ghi được những hình ảnh đầu tiên trên nguời. Đến nay, phương pháp chẩn đoán hình ảnh này ngày càng được ứng dụng rộng rãi.
Hình ảnh cộng hưởng từ hơn hẳn các hình ảnh về y học khác như X quang, cắt lớp vi tính, siêu âm, đồng vị phóng xạ...vì độ phân giải cao, có
được các lớp cắt đa hướng, không nguy hại...Đây còn là kỹ thuật cho phép thấy rõ hình ảnh và những biến đổi về cấu trúc của các tổ chức mô mềm. Do đó, trên phim chụp CHT khớp gối, ta có thể chỉ trực tiếp dây chằng, sụn chêm, xương dưới sụn, phần mềm xung quanh khớp cũng như những bất thường của các cấu trúc giải phẫu này.
Qui trình chụp CHT khớp gối đã được nhiều tác giả mô tả, tùy thuộc vào từ lực của máy, tổn thương cần tìm và thói quen của người làm. Sau đây là một số quy tắc chung:
Việc sử dụng ăngten thích hợp cho gối là điều bắt buộc. Đây là loại ăngten bề mặt, sử dụng cho từng chi. Điều này giúp giảm trường nhìn, giảm sự ly giải không gian và tăng tín hiệu thu được.
Tư thế BN nằm ngửa. Gối được đặt ở trung tâm của ăngten, gấp 1500. Xung quanh gối được chèn những miếng đệm để tránh sự xê dịch trong quá trình chụp.
Cần chụp ít nhất hai mặt phẳng. Điều này mang lại những thông tin bổ sung nhau giúp tránh được nhiều bẫy do hiệu ứng thể tích khối từng phần, sự chuyển dịch hóa học… Mặt phẳng đứng dọc và đứng ngang thường được chọn trong thăm khám sụn chêm, các dây chằng chéo, còn chọn mặt phẳng ngang và đứng dọc để nghiên cứu khớp đùi bánh chè. Hướng của lát cắt theo mặt phẳng này được định vị trên hai mặt phẳng kia. Kỹ thuật chuẩn như sau: lát cắt đứng ngang đồng thời vuông góc với đường khe khớp đùi chầy trên mặt phẳng đứng dọc, lát cắt đứng dọc được đặt vuông góc với những đường nối bờ sau của hai lồi cầu xương đùi trên mặt phẳng ngang, đồng thời song song với khe khớp đùi chầy trên mặt phẳng đứng ngang, lát cắt ngang có hướng song song với khe khớp đùi chầy trên mặt phẳng đứng dọc và đứng ngang.
Ảnh được tạo ra phải thích hợp với bản chất của tổn thương cần tìm, khả năng của máy và với mức độ cần thiết sao cho khoảng thời gian thăm khám không quá dài. Một số tác giả khuyên sử dụng:
+ Trường nhìn khoảng 14-16 cm.
+ Lát cắt mỏng khoảng 3mm, để tránh ảnh giả do hiệu ứng thể tích khối từng phần, và khoảng cách giữa các lát cắt 0,5mm.
+ Sử dụng nhiều chuỗi xung phối hợp nhau. T1W cho phép xác định tốt giải phẫu, nhưng không phân biệt được giữa phù nề và dịch khớp với bao gân và dây chằng vì đều có tín hiệu thấp. Chuỗi xung PD FAT SAT, hình thái của các cấu trúc giải phẫu kém rõ hơn, nhưng mô phù nề và dịch thì tăng tín hiệu mạnh, tạo ra sự tương phản với các cấu trúc mô bình thường. Chuỗi xung xóa tín hiệu mỡ (STIR hay FAT SAT) giúp phân biệt tốt giữa mỡ với dịch nên rất hiệu quả trong phát hiện đụng dập xương và trong xác định lớp mỡ ở đáy của các sụn chêm.
Việc tiêm chất đối quang từ (gadolinium) vào tĩnh mạch cũng như vào trong khớp là không cần thiết trong thăm khám [18, 19].
Hình 1.7: Tư thế chụp CHT khớp gối