II. Một số giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty
7. Kết hợp chặt chẽ với các công tác khác trong quản lý nhân sự
Một thực tế không thể phù nhận là tuyển dụng không đứng một mình, mà nó là một công tác trong quản lý nhân sự, do đó cần phải kết hợp các công tác để tăng
ảnh hưởng đến tuyển dụng như đã trình bày ở phần thực trạng, vì vậy phải thực hiện tốt tất cả các công tác đó. Nhưng trước mắt cần thực hiện tốt các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tuyển dụng như:
- Phân tích công việc: Đây là công tác rất có ảnh hưởng đến tuyển dụng, đó chính là căn cứ lập bản tiêu chuẩn tuyển dụng của công ty, và cần thực hiện một cải tiến đó là triển khai từ bản phân tích thực hiện công việc thành bản tiêu chuẩn tuyển chọn, vì hoạt động phân tích thực hiện công việc thực chất đã được thực hiện tương đối hiệu quả. Để phân tích công việc đạt kết quả cao không chỉ là nhiệm vụ của nhân viên Phòng Hành chính 0 nhân sự mà còn là sự kết hợp của các bộ phận có liên quan, do vậy cần sự phối hợp nhịp nhàng của các nhân viên trong công ty.
- Đánh giá thực hiện công việc, công tác này sẽ giúp cho:
Thứ nhất, công tác kế hoạch nguồn nhân sự chính xác hơn. Thông qua đánh giá thực hiện công việc sẽ có kết quả về những nhân viên không hoàn thành công việc, những người thiếu khả năng, do đó dự trù được cần phải giảm bao nhiêu nhân sự trong thời gian tới. Từ đó sẽ cho con số chính xác về lượng nhân viên cần tuyê,r tránh tình trạng sau đợt tuyển dụng mới sa thải nhân viên dẫn đến thiếu nhân sự cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Cho nên lượng nhân viên được tuyển không hẳn số nhu cầu và hiện có, mà có thể cao hơn con số đó.
Thứ hai, công tác này cần được thực hiện chính xác để hỗ trợ cho những nhân xét cho giai đoạn thử việc về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của ứng viên.
- Công tác đào tạo: Đào tạo không thể thiếu trong chiến lược phát triển nhân sự của công ty, tăng hiệu quả tuyển dụng không thể không quan tâm đến chất lượng đội ngũ cán bộ nhân sự, cần phải có đào tạo để nâng cao kiến thức hoặc có biện pháp khuyển khích tự học, tự nghiên cứu trong bộ phận nhân viên này để cải thiện chất lượng tuyển dụng
KẾT LUẬN
Tuyển dụng có một vai trò quan trọng đối với tổ chức. Một tổ chức luôn thực hiện thành công các đợt tuyển dụng sẽ nâng cao được uy tín, nâng cao được vị thế cạnh tranh, đưa tổ chức phát triển đi lên. Tuyển dụng thành công đảm bảo cho tổ chức có một đội ngũ lao động phù hợp, tạo ra một sức mạnh giúp tổ chức có thể vượt qua mọi khó khăn thử thách trong quá trình hoạt động. Ngược lại, tuyển dụng không thành công sẽ làm cho tổ chức không đạt được kế hoạch, mục tiêu đặt ra vì kế hoạch về lao động không được đảm bảo.
Ý thức được tầm quan trọng của tuyển dụng, An Tín đã và đang quan tâm nhiều hơn tới công tác này. Trong thời gian thực tập tại công ty, tôi nhận thấy quá trình tuyển dụng của công ty đã dựa trên lý thuyết đã được học tại trường dù vẫn có những điểm khác biệt. Do quá trình tuyển dụng của công ty đã đạt được một số kết quả tích cực, công ty đã có những biện pháp nhất định hỗ trợ cho tuyển dụng nguồn nhân sự đạt hiệu quả cao, nhưng không tránh khỏi những mặt hạn chế, thiếu sót. Dựa trên những kiến thức được học trên giảng đường, kết hợp với sự tìm hiểu thực tế hoạt động của công ty và tham khảo về hoạt động tuyển dụng của một số doanh nghiệp khác, em đã kiến nghị một số giải pháp để góp phần nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng tại An Tín thời gian tới. Hi vọng CTCP đầu tư An Tín sẽ có những cải thiện đáng kể hoạt động tuyển dụng nói riêng, công tác quản trị nguồn nhân sự nói chung.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tạo điều kiện của CTCP đầu tư An Tín Việt Nam, Khoa Quản lý kinh doanh Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Cô giáo Thạc sĩ Đặng Thị Lan đã hướng dẫn tận tình giúp em hoàn thành đề tài này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Trần Xuân Cầu, PGS.TS Mai Quốc Khánh – Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân – Năm 2009
2. PGS.TS Trần Thị Dung – Giáo trình quản trị nguồn nhân lực, NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2011
3. Nguyễn Hữu Thân – Giáo trình quản trị nhân sự, NXB lao động xã hội – Năm 2008 4. GS.TSKH Vũ Huy Từ - Giáo trình quản lý nhân sự - HUBT – Năm 2012
5. Giáo trình Tổ chức lao động một cách khoa học – trường Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội – Năm 2008
6. Bộ Luật Lao động nước CHXHCN Việt Nam – Năm 2013
7. Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2012 – 2014 của CTCP đầu tư An Tín Việt Nam 8. Báo cáo kết quả tài chính năm 2012 – 2014 của CTCP đầu tư An Tín Việt Nam 9. Trang web Công ty An Tín http://www.antin.com.vn