Kết luận và xác định khoảng trống nghiên cứu 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong lĩnh vực tài chính trước bối cảnh mới (Trang 41 - 44)

1. Kết luận

Ở Việt Nam hiện nay có đầy đủ hệ thống định chế các trung gian tài chính, hoạt động khá hiệu quả và từng bước hiện đại.Cách mạng 4.0 là thời đại tiến bộ vượt bậc của con người về công nghệ và trí tuệ nhân tạo. Đòi hỏi sự sáng tạo và cải tiến không ngừng của mỗi một quốc gia,mỗi một con người trong việc phát triển nhân loại. Trước vấn đề đó, Việt Nam nói riêng là một nước đang hội nhập thế giới, đã và đang định hướng tới phát triển công nghệ 4.0 trong tất cả các lĩnh vực kinh tế và đặc biệt là lĩnh vực tài chính ngân hàng. Đi cùng với những cơ hội phát triển công nghệ tài chính tại Việt Nam vẫn còn không ít thách thức.

Có thể nói, Cách Mạng Công Nghiệp 4.0 đang mở ra nhiều cơ hội cho các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam, nâng cao năng suất và rút ngắn khoảng cách phát triển. Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với việc hoàn tất nhiều hiệp định thương mại tự do quy mô lớn như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Liên minh châu Âu (EU), Liên minh kinh tế Á - Âu..., việc tiếp cận thành tựu cách mạng sản xuất mới để tham gia hiệu quả chuỗi giá trị toàn cầu và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhu cầu cấp thiết. Một quốc gia nghèo có thể phát triển nhanh và tạo nên sự “thần kỳ” nhờ vào hai động lực: Hội nhập quốc tế và nắm bắt Cách Mạng Công Nghiệp 4.0. Việt Nam đang ở vị trí rất thuận lợi để khai thác và phát huy mạnh mẽ hai động lực này. Với sức mạnh vươn lên, Việt Nam sẽ là quốc gia đi đầu và có những sáng tạo đột phá trong cả hội nhập và nắm bắt Cách Mạng Công Nghiệp 4.0 trong tương lai.

2. Xác định khoảng trống nghiên cứu

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên, dưới nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau đều cho thấy rõ vai trò của nhà nước đối với thị trường tài chính. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên đều chưa khai thác sâu các cập nhật về các hoạt động quản lí mới của nhà nước đối với thị trường tài chính sau cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mà chủ yếu chỉ tập trung vào các mối quan hệ đã có từ trước. Trong bối cảnh công nghệ hiện đại, cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng phát triển, những nghiên cứu trên không còn phù hợp và cần phải nhanh chóng cập nhật, nắm bắt sự đổi mới. Ngoài ra, các nghiên cứu kể trên chưa thực sự toàn diện vì phạm vi nghiên cứu chỉ là trong lãnh thổ một quốc gia hay một khu vực. Chính vì vậy, cần có sự nghiên cứu mang tính hệ thống chặt chẽ hơn, đánh giá và cập nhật đầy đủ, khách quan hơn trên khắp các nước trên thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. “Giáo trình Tiền tệ - Ngân hàng”, NXB Thống kê, Chủ biên GS.TS. Nguyễn Văn Tiến.

2. Phát triển khu vực tài chính - ngân hàng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Tạp chí Cộng sản,6/2019.

3. Tạp chí Ngân hàng (2019). Nghiên cứu thông lệ quốc tế phổ biến để xây dựng chiến lược phát triển ngành Fintech tại một số quốc gia, từ

http://tapchinganhang.gov.vn/nghien-cuu-thong-le-quoc-te-pho-bien-de-xay- dung-chien-luoc-phat-trien-nganh-fintech-tai-mot-so-quoc.htm

4. Thu Lê (2018). CMCN 4.0 và những đổi mới trong Tài chính – Ngân hàng, từ http://baochinhphu.vn/Tai-chinh/CMCN-40-va-nhung-doi-moi-trong-Tai-

chinhNgan-hang/338860.vgp

5. ThS. Trần Thị Lương (2018). Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến thị trường tài chính Việt Nam, từ http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao- doi/nghien-cuu-dieu-tra/tac-dong-cua-cach-mang-cong-nghiep-40-den-thi- truong-tai-chinh-viet-nam-145716.html

6. Hoàng Tùng (2019) FinTech - Làn sóng công nghệ trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng .Tạp chí khoa học công nghệ Việt Nam,từ https://khoahocvacongnghevietnam.com.vn/file_pdf/25-1-2A-2019.pdf

7. Nguyễn Ngọc Chánh.(2019).Ứng dụng blockchain trong ngân hàng, từ http://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/ung-dung-blockchain-trong-ngan-hang- 305154.html

8. TS. Đoàn Thanh Tùng - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Tạp chí Tài chính/ 2017, Số Tháng 6 - Kỳ 1 (658), Ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực chứng khoán. Tr.37 – 41.

9. Bill Lydon, Industry 4.0 - Only One-Tenth of Germany’s High-Tech Strategy, 2014.

10. Klaus Schwab 2016: The Fourth Industrial Revolution, 2016 11. Roland Berger, Think Act Industry 4.0, 2014.

12. Lê Bảo Khánh (6/2017), Tạp chí kinh tế, “Ngành tài chính đổi mới ứng dụng công nghệ thông tin”, từ http://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/su-kien-tai- chinh/nganh-tai-chinh-doi-moi-ung-dung-cong-nghe-thong-tin-126473.html

13.Greg Medcraf (2017). The Fourth Industrial Revolution: Impact on financial services and markets. A speech at ASIC Annual Forum 2017 (Hilton, Sydney). https://download.asic.gov.au/media/4188150/greg-medcraft-opening-address- to-asic-annual-forum-20-march-2017.pdf.

14. Lee, H.S (2017). Finance in the fourth Industrial Revolution: Expect changes and Responses.

15.McKinsey Global Institute (2016), Digital finance for all: Powering inclusive growth in emerging economies, p.10

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong lĩnh vực tài chính trước bối cảnh mới (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w