Phương thức quản lý của nhà nước đối với thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong lĩnh vực tài chính trước bối cảnh mới (Trang 38 - 40)

III. Mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong lĩnh vực tài chính trước bối cảnh mới (CMCN 4.0)

2. Nhà nước và thị trường chứng khoán trước bối cảnh mới (CMCN 4.0)

2.3. Phương thức quản lý của nhà nước đối với thị trường chứng khoán

Hoạt động quản lý Nhà nước về lĩnh vực chứng khoán tập trung ở hai nội dung:  Xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp luật:

Nhà nước quản lý dựa trên việc sử dụng các văn bản pháp quy, các quy định của chính các cơ quan quản lý ban hành làm công cụ để quản lý các hoạt động diễn ra trên thị trường chứng khoán. Đây là hình thức quản lý cổ điển và thông dụng được sử dụng phổ biến ở hầu hết các thị trường trên thế giới.

Một là, các quyết định đưa ra có tính thực thi cao bởi nó dựa trên cơ sở là hệ

thống các văn bản pháp quy mang tính bắt buộc đối với tất cả mọi thành viên tham gia thị trường.

Hai là, đảm bảo được sự chặt chẽ và công bằng của các chủ thể trước pháp luật.

Thông qua việc áp dụng các quy định hiện hành, mọi chủ thể đều cảm thấy công bằng vì pháp luật được xây dựng và ban hành dựa trên nguyện vọng của số đông.

Ba là, với việc quản lý bằng pháp luật, tính rõ ràng, minh bạch và công khai được

đảm bảo. Đồng thời, cơ quan quản lý dễ dàng trong việc phát hiện và xử lý các sai phạm xảy ra trên thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên, trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, phương thức này cũng bộc lộ một số hạn chế đó là làm giảm tính năng động và sáng tạo của thị trường do có những thay đổi, biến động trên thị trường đôi khi không được hoặc chưa được đề cập đến trong hệ thống các văn bản pháp quy. Cơ quan quản lý do đó sẽ rất khó để có thể xử lý tốt các tình huống phát sinh. Ngoài ra, nó còn mang tính ỳ rất cao do các thủ tục hành chính rườm rà dẫn đến sự lạc hậu của các văn bản pháp quy so với thực tế thị trường các nước khác trên thế giới.

Tổ chức, điều hành và giám sát thị trường chứng khoán:

Giám sát và điều hành hoạt động trên thị trường chứng khoán là tổng thể hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước nhằm phát hiện kịp thời những sai sót, ách tắc, đổ vỡ, những khó khăn vướng mắc để bảo đảm hoạt động của thị trường chứng khoán theo đúng mục tiêu và kế hoạch đề ra một cách hiệu quả. Nội dung giám sát và điều hành hoạt động của thị trường chứng khoán gồm giám sát việc phát triển thị trường tài chính theo định hướng và mục tiêu để ra; giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách, công cụ và pháp luật của tcác chủ thể trên thị trường tài chính; điều hành hoạt động thị trường tài chính theo định hướng và mục tiêu đã định.

Uỷ ban Chứng khoán quốc gia điều hành quản lý hoạt động phát hành chứng khoán; hoạt động niêm yết và đăng ký giao dịch; hoạt động giao dịch chứng khoán, hoạt động công bố thông tin; hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán; hoạt động kinh doanh và đầu tư chứng khoán.

Tại đa số các nước, hệ thống giám sát có trách nhiệm quan trọng nhất là giám sát, kiểm tra việc thực thi các quy định trong lĩnh vực chứng khoán. Mô hình phân cấp giám sát thị trường chứng khoán phổ biến của các nước trên thế giới như sau:

Cấp 1: UBCK giám sát các tổ chức tự quản trong việc yêu cầu các thành viên

của họ tuân thủ đúng các luật về chứng khoán và điều lệ tự quản.

Cấp 2: Các tổ chức tự quản giám sát thành viên của mình và các chủ thể tham gia

thị trường bằng cách thiết lập, thực hiện và đánh giá các tiêu chuẩn đề ra.

Cấp 3: UBCK và tổ chức tự quản giám sát các công ty chứng khoán, các công ty

quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. Nội dung chính của việc giám sát là kiểm tra tình hình tài chính và mức độ tuân thủ các chỉ tiêu tài chính theo luật định. Đồng thời, xem xét các giao dịch trái phép với giá cả và khối lượng vượt chuẩn định, giao dịch nội gián hoặc sử dụng tiền ký quỹ của khách hàng sai mục đích.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong lĩnh vực tài chính trước bối cảnh mới (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w