III. Mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong lĩnh vực tài chính trước bối cảnh mới (CMCN 4.0)
1. Nhà nước và thị trường tiền tệ trước bối cảnh mới (CMCN 4.0)
1.1. Vai trò của nhà nước đối với thị trường tiền tệ
Các cơ quan nhà nước có vai trò trong việc hoàn thiện và xây dựng hệ thống pháp luật minh bạch, rõ ràng và thể chế để đảm bảo nền kinh tế hàng hoá phát triển, tiền tệ ổn định với mức lạm phát có thể kiểm soát được. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần tổ chức quản lý, giám sát hoạt động của thị trường tiền tệ cũng như hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường tiền tệ một cách có hiệu quả nhất.
Các NHTW có vai trò trong việc ổn định sức mua của đồng tiền quốc gia, chỉ huy sát sao đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng và điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
1.2. Ảnh hưởng của nền công nghiệp 4.0 đến thi trường tiền tệ
Mặc dù không nằm trong lĩnh vực được đánh giá là chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của CMCN 4.0 nhưng thị trường tài chính đang được coi là đứng đầu về ứng dụng công nghệ thông tin chắc chắn sẽ không nằm ngoài vòng xoáy của CMCN 4.0
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, sự xuất hiện của điện thoại thông minh (Smartphone) đã thay đổi cách con người giao tiếp và tương tác, kéo theo sự thay đổi trong kênh phân phối, mạng lưới bán hàng và cách thiết kế sản phẩm dịch vụ. Kênh bán hàng qua Internet, Mobile Banking, Tablet Banking, Social Media, phát triển ngân hàng kỹ thuật số, giao dịch không giấy tờ là xu thế phát triển mạnh. Nhờ ứng dụng chuyển đổi kỹ thuật số, các sản phẩm của ngân hàng có thể tích hợp được với nhiều sản phẩm dịch vụ phụ trợ để làm hài lòng khách hàng.
Biểu đồ về quy mô thị trường tiền tệ ngân hàng các nước:
Một là, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả cung cấp các sản phẩm và dịch vụ.
Hai là, trao nhiều quyền lợi cho khách hàng, như thỏa thuận trực tiếp, liên tục và linh hoạt với các nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ tài chính.
Ba là, giúp các doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng nhờ việc
tăng cường phân tích dữ liệu; đồng thời, hiểu rõ hơn về hành vi và nhu cầu của khách hàng
Bốn là, mang lại đóng góp tích cực đối với kinh tế vĩ mô thông qua việc tăng cường sự hòa nhập tài chính và lấp đầy khoảng trống về tài chính, đặc biệt ở các thị trường mới nổi.