Ngưỡng an toàn không an toàn với tỷ lệ thâm hụt ngân sách

Một phần của tài liệu Ngƣỡng nợ công tối ƣu của việt nam và khuyến nghị chính sách về trần nợ công tối ƣu cho việt nam (Trang 33 - 34)

Từ kết quả nghiên cứu của Cecchetti, Mohanty và Zampolli với đề tài “Tương lai của nợ công” khi sử dụng mô hình động về nợ công để đánh giá nợ công các nước OECD cho thấy:

Thứ nhất, sự thay đổi của tỷ lệ nợ công trên GDP tỷ lệ với số tiền lãi vay phải thanh toán (lãi này đã được điều chỉnh phải lạm phát và tăng trưởng GDP thực). Điều này cũng có nghĩa, khi tỷ lệ nợ công trên GDP gia tăng thì lãi suất thực phải trả cũng tăng theo. Lúc này, gánh nặng nợ công càng thêm nặng.

Thứ hai, nếu ngân sách thâm hụt liên tục thì tỷ lệ nợ công trên GDP của năm sau sẽ cao hơn so với năm trước và xu hướng càng mở rộng khi thâm hụt càng cao. Như vậy, một vòng luẩn quẩn xuất hiện, khi thâm hụt ngân sách tăng thì sẽ gia tăng tỷ lệ nợ công trên GDP, đến lượt tỷ lệ nợ công trên GDP tăng lại tác động tăng các khoản lãi vay phải trả, và các khoản lãi vay phải trả theo đó sẽ làm tăng tỷ lệ nợ công trên GDP.

Thứ ba, khi Chính phủ bị giới hạn vay mượn, thì tỷ lệ nợ công trên GDP sẽ được xác định bởi tổng giá trị hiện tại của tất cả các khoản thặng dư ngân sách trong tương lai và các khoản thu được từ in thêm tiền.

Nhìn vào hình 1 và hình 2, ngân sách của Việt Nam liên tục thâm hụt từ năm 2008 đã dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng của tỷ lệ nợ công trên GDP. Và tỷ lệ này được dự kiến cuối năm 2015 sẽ đạt ngưỡng an toàn do Quốc hội đề ra. Ngoài ra, sự thâm hụt liên tục của ngân sách cũng đã vi phạm nguyên tắc của quản lý nợ công an toàn, bởi nợ công an toàn phải được tài trợ bằng tất cả các khoản thặng dư ngân sách trong tương lai. Còn không, Việt Nam lại vướng phải vòng luẩn quẩn giữa nợ công cao, thâm hụt ngân sách, xếp hạng tín nhiệm thấp, lãi phải trả gia tăng và áp lực tăng trưởng kinh tế.

Đặc biệt. mọi thứ sẽ trở nên trầm trọng hơn khi lãi suất phải trả gia tăng nhanh hơn tỷ lệ tăng trường kinh tế hoặc tỷ lệ tăng trường kinh tế thấp kéo dài trong khi chi phí lãi vay ngày càng cao. Lúc này, hoặc là Chính phủ đi vay nợ mới, nhưng các khoản vay nợ mới chỉ đủ để trang trải chi phí lãi vay của nợ cũ; hoặc là Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước phải in thêm tiền, nhưng cái giá phải trả cho hoạt động này khá đắt đỏ.

Vì vậy, kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách cần phải thực hiện nghiêm túc để hướng tới quản lý nợ công an toàn và bền vững. Đồng thời, thặng dư ngân sách trong tương lai là cơ sở quan trọng giúp xác định ngưỡng nợ công an toàn.

Hình 1: Tỉ lệ nợ trên GDP – (Nguồn:tradingeconomics.com)

Hình 2: Thâm hụt ngân sách ở Việt Nam (Nguồn : ADB)

Một phần của tài liệu Ngƣỡng nợ công tối ƣu của việt nam và khuyến nghị chính sách về trần nợ công tối ƣu cho việt nam (Trang 33 - 34)