0
Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Các chỉ số phản ánh gánh nặng nợ

Một phần của tài liệu NGƢỠNG NỢ CÔNG TỐI ƢU CỦA VIỆT NAM VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH VỀ TRẦN NỢ CÔNG TỐI ƢU CHO VIỆT NAM (Trang 29 -30 )

Trong phần này, chúng tôi thực hiện việc so sánh nghĩa vụ và khối lượng nợ với các thước đo phản ánh năng lực trả nợ của Việt Nam.

Nghĩa vụ nợ (Debt service) bao gồm chi trả nợ gốc và lãi hàng năm. Nó phản ánh nguồn lực mà Việt Nam phải bỏ ra hàng năm để thực hiện nghĩa vụ vay nợ của mình và phản gánh nặng tài khoá đối với khu vực tư nhân. So sánh nghĩa vụ nợ với khả năng thanh toán sẽ cho ta những chỉ báo tốt nhất để phân tích xem nước đó có gặp phải khó khăn gì trong việc chi trả ở thời điểm hiện tại hay không. Tuy nhiên, thước đo này không giúp gì được cho việc dự báo nợ bởi nó không tính được các khoản vay nợ có thể phát sinh trong tương lai.

Khối lượng nợ (Debt stock) là chỉ số phản ánh gánh nặng nợ có tính đến các khoản thanh toán nợ trong tương lai. Khối lượng nợ có thể được đo lường bởi giá trị danh nghĩa hoặc giá trị hiện tại ròng (NPV) của nợ. Khi đo lường theo giá trị danh nghĩa, khối lượng nợ chính là tổng giá trị của các khoản chi trả nợ gốc trong tương lai, mà không liên quan gì đến lãi suất của nợ. Khi đo lường theo NPV, khối lượng nợ là tổng giá trị chiết khấu của các dòng chi trả nợ gốc và lãi trong tương lai. Tuy nhiên, thước đo NPV cũng bỏ qua sự thay đổi của năng lực trả nợ theo thời gian. Gánh nặng nợ hiện tại có thể không đáng ngại nếu như năng lực trả nợ của quốc gia tăng dần trong tương lai. Ngoài ra, cũng như nhiều quốc gia có thu nhập thấp khác, nợ nước ngoài của Việt Nam phần lớn là nợ ưu đãi với lãi suất thấp và kì hạn dài. Do vậy, thước đo NPV có thể phản ánh chính xác hơn gánh nặng nợ nước ngoài. Trong khi đó, nợ trong nước thường có lãi suất thị trường, do vậy giá trị danh nghĩa thường được sử dụng khi xem xét tổng nợ công.

Các báo cáo về nợ của Việt Nam hiện nay không cung cấp đầy đủ thông tin về các dòng chi trả nợ gốc và lãi trong tương lai. Bản tin Nợ nước ngoài của Bộ Tài chính hiện chỉ cung cấp các dòng chi trả của nợ nước ngoài cho đến năm 2026. Trong khi đó, các khoản nợ nước ngoài của Việt Nam có kì hạn dài lên đến 20-30 năm nên việc tính toán NPV là không khả thi. Do vậy, chúng tôi sử dụng giá trị danh nghĩa để phản ánh khối

lượng nợ trong phân tích tính bền vững của nợ Việt Nam. Việc tính toán NPV sẽ được thực hiện khi các nguồn thông tin được cung cấp đầy đủ.

Năng lực trả nợ có thể được đo lường theo GDP, xuất khẩu và thu ngân sách. GDP phản ánh nguồn lực tổng thể của nền kinh tế, trong khi xuất khẩu cung cấp thông tin cho chúng ta về lượng ngoại tệ có thể dùng để trả nợ. Thu ngân sách phản ánh khả năng của chính phủ trong việc tạo ra nguồn lực tài chính. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng giá trị xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào các nguồn nguyên vật liệu và máy móc nhập khẩu. Do vậy, việc sử dụng tổng giá trị xuất khẩu làm thước đo phản ánh năng lực trả nợ nước ngoài có thể sẽ cung cấp những thông tin kém chính xác. Theo thông lệ, nợ nước ngoài thường được so sánh với GDP và xuất khẩu trong khi nợ công thường được so sánh với GDP và thu ngân sách. Tương tự như vậy, nghĩa vụ nợ nước ngoài và nghĩa vụ nợ công thường lần lượt được tính toán trong mối quan hệ với xuất khẩu và tổng thu ngân sách.

Có thể thấy rằng, rủi ro nợ công của Việt Nam chủ yếu đến từ phần nợ trong nước. Nợ nước ngoài tuy quy mô khá lớn nhưng nhờ được hưởng lãi suất cao và kì hạn dài nên gánh nặng trả nợ hàng năm là tương đối thấp trong những năm tới. Tuy nhiên, trạng thái an toàn này chỉ được đảm bảo nếu như Việt Nam ổn định được tỉ giá hối đoái. Điều này, đến lượt nó lại được quyết định bởi việc liệu chúng ta có cải thiện được cán cân vãng lai và duy trì được môi trường lạm phát thấp trong tương lai hay không. Ngược với nợ nước ngoài, gánh nặng nợ công trong nước đang đè nặng lên cán cân tài khoá hàng năm.

Cụ thể, tổng nợ công/thu ngân sách của Việt Nam hiện nay đã vượt 206,3% thu ngân sách và nghĩa vụ nợ công/thu ngân sách cũng lên tới hơn 21,6%. Đặc biệt, các khoản nợ công trong nước với lãi suất cao và kì hạn ngắn gây sức ép lớn đối với việc đảo nợ. Ước tính, trong giai đoạn 2012-2014, mỗi năm Việt Nam cần phát hành khoảng xấp xỉ 100-120 ngàn tỉ đồng TPCP và TPCP bảo lãnh, tương đương với khoảng hơn 15% tổng thu ngân sách, chỉ để trả nợ gốc và thanh toán nợ lãi trong nước.

Một phần của tài liệu NGƢỠNG NỢ CÔNG TỐI ƢU CỦA VIỆT NAM VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH VỀ TRẦN NỢ CÔNG TỐI ƢU CHO VIỆT NAM (Trang 29 -30 )

×