Phát triển thị trường nợ trong nước

Một phần của tài liệu Ngƣỡng nợ công tối ƣu của việt nam và khuyến nghị chính sách về trần nợ công tối ƣu cho việt nam (Trang 43 - 45)

CHƯƠNG III: KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH VỀ TRẦN NỢ CÔNG TỐI ƯU CHO VIỆT NAM

3.2.5Phát triển thị trường nợ trong nước

Nợ công gồm nợ vay trong nước và nợ vay nước ngoài, nợ trong nước có thể huy động thông qua các đợt phát hành trái phiếu với lãi suất phù hợp để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong người dân. Việc xem xét lựa chọn cơ cấu giữa vay nợ trong nước ngoài là một điều vô cùng quan trọng để tìm ra ngưỡng tối ưu cho nợ công cũng như mức an toàn về nợ công. Nhìn vào một ví dụ về nền kinh tế có nợ công lớn nhưng vẫn an toàn, không đáng lo, đó là Nhật Bản với 200% nợ công trên GDP. Theo công bố của Viện Nghiên cứu toàn cầu McKinsey, Nhật bản là nước đứng đầu trong danh sách quốc gia có tổng nợ nhiều nhất thế giới. Khoản nợ này là kết quả từ việc Nhật Bản đã chi một số lượng tiền khổng lồ để kích thích kinh tế trong suốt “thập kỷ mất mát” những năm 1990, cũng như hàng loạt gói tài chính đã được bơm vào nền kinh tế này để giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Với tỉ lệ nợ công lớn đó nhưng nợ công của Nhật Bản vẫn ở ngưỡng an toàn vì 95% trái phiếu chính phủ của Nhật Bản do người dân nước này nắm giữ, trong khi nợ chính phủ của nhiều nước do nước ngoài nắm giữ. Đối với Việt Nam, nếu không thay đổi được cơ cấu nợ công theo hướng tăng cao nợ trong nước, Việt Nam sẽ rất khó khăn trong việc trả nợ nước ngoài bởi trong thời gian tới những ưu đãi từ nguồn vốn ODA cho Việt Nam sẽ giảm mạnh, buộc Chính phủ tiếp tục phải đi vay nợ tại các ngân hàng thương mại nước ngoài với lãi suất cao và thời gian ngắn hạn hơn rất nhiều. Hơn nữa, việc vay nợ các ngân hàng nước ngoài rất nguy hiểm nếu gặp những biến động bất lợi về tỷ giá.

Sơ đồ Cấu trúc nợ của Việt Nam (% GDP) tính đến cuối năm 2011 Nguồn: - Thống kê nợ nước ngoài và nợ công được cập nhật từBáo cáo vềtình hìnhnợ công - 305/BC-CP năm 2012 của Chính phủ;

-Thống kê về nợ trong hệ thống ngân hàng được tính toán từ tổng dư nợ tín dụng của NHNN;

- Nợ ngân hàng của DNNN được lấy từ đề án Tái cơ cấu DNNN của Bộ Tài chính (2012), tổng nợ của DNNN được lấy từ văn bản trả lời của Bộ trưởng Tài chính tại kì họp thứ 4, Quốc hội khoá XIII, tháng 11/2012.

Cơ cấu nợcông Việt Nam tính đến ngày 31/12/2010.

Để phát triển thị trường, cả sơ cấp và thứ cấp, trái phiếu chính phủ trong nước. Trong ngắn hạn, Chính phủ có thể phải chấp nhập chi phí vay mượn trong nước cao nhằm phát triển thị trường TPCP. Tuy nhiên, theo thời gian, khi thị trường này phát triển và có tính thanh khoản cao hơn, Chính phủ có thể huy động được vốn với chi phí thấp. Sự phát triển của thị trường TPCP sẽ giúp cho Chính phủ huy động được vốn với kì hạn dài, lãi suất cố định và đặc biệt là bằng nội tệ. Do vậy, các rủi ro liên quan đến lãi suất, tỉ giá và đảo nợ sẽ được giảm thiểu. Ngoài ra, sự phát triển của thị trường TPCP thứ cấp còn giúp kéo theo sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bởi vì TPCP là tiêu chuẩn để xác định rủi ro của các công cụ nợ khác.

Một phần của tài liệu Ngƣỡng nợ công tối ƣu của việt nam và khuyến nghị chính sách về trần nợ công tối ƣu cho việt nam (Trang 43 - 45)