3. Giải pháp phát triển hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam
3.2. Đối với các công ty, tổ chức bảo hiểm
Dù còn nhiều khó khăn để có thể khơi thông, song những nhà bảo hiểm đầu tiên khai phá phân khúc bảo hiểm tín dụng xuất khẩu kỳ vọng thị trường này sẽ tăng trưởng hơn trong tương lai gần, đặc biệt khi các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia đang mở ra nhiều thị trường mới cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Hiện tại, vấn đề khiến các doanh nghiệp xuất khẩu lấn cấn là tìm được phương thức thanh toán tối ưu và an toàn nhất. Lâu nay, phương thức thanh toán được xem là an toàn nhất cho nhà xuất khẩu chủ yếu là mở tín dụng thư (L/C), nhưng phương thức này lại hạn chế vị thế của nhà xuất khẩu khi thương thảo hợp đồng ngoại thương vì không phải người mua nào cũng đủ năng lực thực hiện và thủ tục mở L/C khá mất thời gian.
Thời gian gần đây, phương thức trả chậm được sử dụng nhiều nhờ các ưu điểm như thủ tục thanh toán nhanh, giúp người bán thúc đẩy doanh số hàng, khai thác thêm nhiều khách hàng mới... Tuy nhiên, phương thức này cũng mang đến không ít rủi ro cho người bán về mặt thanh toán, chẳng hạn người mua cố tình trì hoãn, trả không đúng cam kết, thậm chí không thanh toán do phá sản hay tình hình chính trị biến động...
Các doanh nghiệp đã ý thức được điều này và đang tìm kiếm giải pháp. Ðây chính là cơ hội để các công ty bảo hiểm đưa ra các sản phẩm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, từ
đó tạo động lực tăng trưởng mới khi thị trường các sản phẩm bảo hiểm truyền thống đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt.
Để đưa ra thành công các sản phẩm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và tiếp cận được đến khách hàng, doanh nghiệp tiềm năng, các doanh nghiệp bảo hiểm cần:
Thứ nhất, tăng cường công tác quảng bá cho khách hàng. Trước hết, các doanh nghiệp này nên khai thác những khách hàng đang mua bảo hiểm hàng hóa tại DNBH:
với những nhà xuất khẩu đang mua bảo hiểm hàng hóa tại DNBH có điều kiện về thời gian thanh toán là trả tiền sau, nhân viên khai thác có thể tư vấn cho họ về những thiệt hại có thể xảy ra. Đồng thời thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo về BHTDXK, mời các DNXK đến tham gia, đây là một dịch vụ mới, các DNBH cần phải giúp các DN hiểurõ về lợi ích khi tham gia bảo hiểm. Và cập nhật các thông tin về BHTDXK trên website của DNBH; Gửi thư trực tiếp đến khách hàng, theo phương thức này, DNBH có thể dễdàng tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng.
Thứ hai, phát triển kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng Các DNBH cần phát triển kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng. Thông qua sự hợp tác này, DNBH có thể tiếp cận hệ thống khách hàng đó. Với những khách hàng vay vốn tại ngân hàng để sản xuất hàng xuất khẩu thì ngân hàng có thể chấp nhận hợp đồng BHTDXK là tài sản thế chấp. Hoặc với những khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ bao thanh toán xuất khẩu tại ngân hàng với hạn mức cao hơn hạn mức do đối tác nước ngoài cấp thì ngân hàng có thể mua BHTDXK tại DNBH.
Thứ ba, tăng cường thiết lập quan hệ đối tác
Gia tăng tìm kiếm sự hợp tác với các công ty BHTDXK quốc tế hàng đầu là cần thiết đối với hệ thống DN bảo hiểm trong nước để từ đó học hỏi kinh nghiệm, thiết lập cơ cấu chấp nhận và chuyển giao rủi ro bảo hiểm, tái bảo hiểm tín dụng phù hợp.
Ngoài ra, Các DNBH cần tăng cường mối quan hệ với các công ty môi giới bảo hiểm. Những nhà môi giới này có lợi thế là có nhiều mối quan hệ thân thiết với các nhà lãnh đạo hay những nhân viên tài chính - kế toán… có ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm bảo hiểm hay không. Ngoài sự hiểu biết về tình hình hoạt động của DN, họ cũng là những người rất am hiểu về tài chính, đầu tư, diễn biến kinh tế, tỷ giá, thanh toán
quốc tế… nên hoàn toàn có thể tư vấn khách hàng mà nhà bảo hiểm không phải mất nhiều chi phí đào tạo.
Thứ tư, thành lập bộ phận bảo hiểm tín dụng xuất khẩu riêng
BHTDXK có những đặc thù riêng so với các loại hình bảo hiểm khác. Nó thuộc loại sản phẩm bảo hiểm tài chính. Khi mới bắt đầu triển khai, số lượng khách hàng chưa nhiều, DNBH có thể gộp chung BHTDXK và bảo hiểm hàng hóa. Tuy nhiên, khi lượng khách hàng tăng lên thì DNBH phải chú trọng nhiều hơn về năng lực chuyên môn và sử dụng công nghệ tiên tiến. Cụ thể, họ cần đầu tư thành lập một bộ phận riêng biệt chuyên triển khai về BHTDXK để thẩm định, đánh giá rủi ro và nhận chuyển giao kỹ thuật từ các đối tác nước ngoài, từ đó dần dần có thể triển khai độc lập.
Ngoài ra, về sản phẩm, doanh nghiệp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nên tập trung vào việc đa dạng hoá các hình thức bảo hiểm tuỳ theo mức độ rủi ro, quy mô doanh nghiệp tham gia đồng thời mở rộng phương thức cung cấp sản phẩm, quy tắc, điều khoản, biểu phí sản phẩm cụ thể được quy định dựa trên sự tham khảo đối với mô hình ở một số nước mà bảo hiểm tín dụng xuất khẩu xuất khẩu phát triển mạnh (như Mỹ và Brazil) kết hợp với nghiên cứu điều kiện trong nước để có thể đưa ra các sản phẩm phù hợp, thiết thực và hiệu quả nhất như đã phân tích ở trên. Việc đưa ra những gói bảo hiểm đa dạng sẽ không chỉ giúp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trở nên phổ biến, mà còn giúp các doanh nghiệp trong nước dần làm quen với các hình thức tín dụng hỗ trợ xuất khẩu hiện đại theo xu thế chung của thế giới.