Giải pháp đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu tiểu luận tài trợ thương mại quốc tế bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại việt nam thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 43 - 45)

3. Giải pháp phát triển hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam

3.1.Giải pháp đối với Nhà nước

3.1.1. Kiện toàn khung pháp lý về bảo hiếm tín dụng xuất khẩu

Hiện tại so với gần 10 năm về trước, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam đã có những sự đổi khác nhất định.

Hệ thống pháp luật chuyên ngành về kinh doanh bảo hiểm đã được rà soát và sửa đổi, bổ sung nhằm thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Luật sửa đổi, bổ sung Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã xoá bỏ rào cản và phân biệt đối xử đối với các DNBH có vốn đầu tư nước ngoài, tạo sự bình đẳng cho các DNBH thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động trên thị trường. Hệ thống văn bản pháp luật về bảo hiểm đã từng bước hoàn chỉnh theo hướng ngày càng chi tiết, rõ ràng, minh bạch, cụ thể hoá các quy định đối với từng lĩnh vực bảo hiểm (thậm chí đến từng loại hình nghiệp vụ, sản phẩm bảo hiểm đặc thù), phù hợp hơn với các chuẩn mực quốc tế.

Quả thực, cục giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính đã có những hỗ trợ nhất định. Nhưng, thị trường cần nhiều hơn thế. Bộ Tài chính đã lựa chọn 7 doanh nghiệp bảo hiểm tham gia đề án thí điểm về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu từ 2011 đến 2013 nhằm khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu mua bảo hiểm và tháo gỡ khó khăn khi thị trường đi xuống. Tuy nhiên, từ đó đến nay, không có thêm DN nào tham gia vì khó khăn về năng lực thực hiện.

Vì vậy, dựa trên những định hướng cơ bản về sản phẩm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trong mô hình trong đó công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là nhà cung cấp, Nhà

nước cần hoàn thiện hơn nữa các chính sách pháp lý sao cho vừa hỗ trợ, cung cấp thông tin và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu Việt Nam trong bối cảnh kinh tế hiện nay, vừa bắt kịp được với những thay đổi, cải tiến trong hành lang pháp lý cũng như những chính sách thương mại song phương, đa phương và xu thế chung của thương mại thế giới.

3.1.2. Hoàn thiện công cụ giám sát và hệ thống thông tin, đơn giản hóa các thủ tục hành chính

Ngoài việc phải kiện toàn khung pháp lý về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, chúng ta cần hoàn thiện các công cụ giám sát và hệ thống thông tin, đơn giản hoa các thủ tục hành chính. Thủ tục hành chính nếu không được công khai, không minh bạch, phức tạp, khó hiểu, khó thực hiện sẽ trở thành rào cản đối với sự phát triển kinh tế và xã hội nói chung, là gánh nặng đôi với các tổ chức, doanh nghiệp, ngân hàng tham gia báo hiếm tín dụng xuất khẩu...

Việc công khai, minh bạch các thủ tục hành chính có ý nghĩa lớn đối với lĩnh vực bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, tuy nhiên vẫn chưa đủ. Việc làm có ý nghĩa sâu sắc hơn là rà soát các thủ tục hành chính hiện có nhàm phát hiện những thủ tục không cần thiết, không hợp lý và không hợp pháp để tiến hành cắt bỏ, đơn giản hóa theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, giảm chi phí và rủi ro cho các tổ chức, doanh nghiệp cũng như các ngân hàng khi tham gia vào loại hình bảo hiểm này.

Nếu thực hiện tốt việc đơn giản hóa thủ tục hành chính theo đúng yêu cầu, không chì có lợi cho các lĩnh vực, ngành nghề, có lợi cho loại hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu mà chúng ta còn có thể cắt giảm được trên mười ngàn tỷ đồng chi phí cho việc thực hiện các quy định về thủ tục hành chính mỗi năm. số tiền này sẽ được tái đầu tư trở lại cho nền kinh tế, kích thích đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra nhiều việc làm và của cải cho xã hội.

Khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tê thê giới, các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nước ngoài thì mức độ rủi ro liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm tín dụng xuât khẩu cũng ngày càng gia tặng. Chính

vì lẽ đó, Nhà nước cần phải đưa ra những công cụ giám sát nền kinh tế một cách hiệu quả hơn.

Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã có nhiều đổi mới, chuyển biến tích cực, đạt mức tăng trưởng kinh tế cao và được nhận định là thị trường đầy tiềm năng cho các hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Không ít các nhà đầu tư muốn hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, nhưng vấn đề là ở chỗ họ còn e ngại khi không có thông tin đây đủ và chinh xác về các doanh nghiệp họ định đầu tư. Chính vì thế để giải quyết vấn đề nan giải này, Nhà nước ta nên xây dựng một kênh thông tin cung cấp chi tiết về tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp, giúp các công ty bảo hiểm có thể tránh được những rủi ro về mặt tài chính. Thêm vào đó là hoàn thiện hệ thống dịch vụ kiểm toán đủ tin cậy, thực thi chuyên môn đáp ứng chuẩn mực kiểm toán quốc tế tránh tạo ra sai lệch thông tin tài chính và kinh doanh của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu tiểu luận tài trợ thương mại quốc tế bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại việt nam thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 43 - 45)