Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Sở hữu tư liệu sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 60 - 67)

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỞ HỮU, SỞ HỮU TƯ LIỆU SẢN XUẤT VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, BIẾN ĐỔI CỦA CHẾ ĐỘ SỞ HỮU VỀ TƯ LIỆU SẢN XUẤT TRONG NỀN KINH TẾ

2.4. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và những biểu hiện đặc trưng về chế độ sở hữu tư liệu sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

2.4.1. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu cho thấy mô hình kế hoạch hóa tập trung không phải là con đường, phương cách đưa lại sự phát triển mạnh mẽ, có hiệu quả với nền kinh tế vốn có xuất phát điểm lạc hậu đi lên hiện đại. Quan điểm coi nhẹ thị trường, đối lập thị trường với chủ nghĩa xã hội có thể xem như là một trong những nguyên nhân góp phần dẫn đến khủng hoảng kinh tế – xã hội, làm sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

Chúng ta biết rằng, kinh tế thị trường không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản mà trái lại, nó là sản phẩm của lịch sử phát triển xã hội loài người. Lịch sử đã chứng minh cho đến nay chưa có một nền kinh tế đạt tới trình độ phát triển mà lại không trải qua quá trình tổ chức nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường.

Thực tiễn phát triển của nền kinh tế thế giới cho thấy có nhiều mô hình khác nhau về kinh tế thị truờng. Ngay trong phạm vi nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa cũng có nhiều mô hình khác nhau ở các nước khác nhau. Đồng thời, không chỉ có nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa mà còn có nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Ví dụ, Trung Quốc xác định nền kinh tế hiện nay của họ là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở giai đoạn đầu.

Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội không phải từ một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, vì vậy việc xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa càng cần thiết. Bởi lẽ, nền kinh tế xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế có lực lượng sản xuất phát triển cao. Lực lượng sản xuất ấy phải cao hơn lực lượng sản xuất của xã hội tư bản phát triển. Theo mô hình phát triển tuần tự từ thấp đến cao thì sự phát triển của chủ nghĩa tư bản chuẩn bị những tiền đề vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Khi lực lượng sản xuất trong chủ nghĩa tư bản đạt đến trình độ phát triển rất cao thì nó mâu thuẫn với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, dẫn đến cách mạng xã hội chủ nghĩa thay thế quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuất phát triển cao đó.

Trong chủ nghĩa tư bản ngày nay, lực lượng sản xuất đã đạt đến trình độ cao (với công nghệ tin học, công nghệ sinh học, vật liệu mới...), nhưng vẫn chưa phải nấc thang cuối cùng trên con đường phát triển chủ nghĩa tư bản.

Lịch sử loài người đã chứng tỏ rằng, con đường phát triển tuần tự không phải là con đường phát triển duy nhất từ phương thức sản xuất này đến phương thức sản xuất kia. Hơn nữa, khi nhận thức của con người về xã hội càng phát triển thì khả năng đi tắt, rút ngắn, lại càng hiện thực. Mặc dù con đường rút ngắn, không tuần tự ....phải bảo đảm những tính quy luật nhất định.

Sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, nước ta chỉ có một con đường lựa chọn đúng đắn nhất là đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng lực lượng sản xuất của nước ta ở trình độ thấp kém, không thể thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa bằng việc cải tạo quan hệ sản xuất cho phù hợp với lực lượng sản xuất. Như đối với chủ nghĩa tư bản đã phát triển cao. Vì vậy, nhiệm vụ trọng tâm của nước ta trong giai đoạn vừa qua và hiện nay là phải phát triển lực lượng sản xuất.

Nhưng lực lượng sản xuất tự nó không thể phát triển được. Lực lượng sản xuất chỉ có thể phát triển thông qua quan hệ sản xuất nhất định, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của nó. Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta và ở các nước khácchứng tỏ rằng, con đường duy nhất để phát triển lực lượng sản xuất đến trình độ cao – một trình độ mà theo mô hình phát

triển tuần tự được thực hiện bởi chủ nghĩa tư bản là phát triển nền kinh tế thị trường đến trình độ cao. Đại hội lần thứ VI của Đảng ta khẳng định, để phát triển lực lượng sản xuất chúng ta không thể bỏ qua sản xuất hàng hóa. Đại hội lần thứ VII và lần thứ VIII của Đảng nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực chất của nền kinh tế mà chúng ta muốn xây dựng và phát triển này chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Việc chúng ta lựa chọn con đường phát triển nền kinh tế thị trường còn do sự phát triển của lực lượng sản xuất và các quan hệ sản xuất trên thế giới ngày nay quy định. Ngày nay, sự phát triển lực lượng sản xuất đã phát triển đến trình độ làm cho xu thế hội nhập, quốc tế hóa trở thành xu thế không thể đảo ngược. Trong xú thế đó, khi mà hàu hết các nước đều phát triển trên cơ sở kinh tế thị trường, thì không thể có nước nào phát triển được mà không tham gia hội nhập quốc tế, hoặc hội nhập mà không dựa trên cơ sở kinh tế thị trường.

Mặt khác, nền kinh tế thị trường mà chúng ta cần xây dựng không phải là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, mà là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng ngày càng biểu hiệnlà nền kinh tế có những đặc trưng cơ bản sau đây:

Thứ nhất, đó là nền kinh tế thị trường hiện đại.

Nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa đã có lịch sử mấy trăm năm.

Hình thái ban đầu hoàn chỉnh của nó là mô hình kinh tế thị trường vận hành theo nguyên tắc tự do cạnh tranh với nền tảng vật chất – kỹ thuật là đại công nghiệp cơ khí. Nhưng nuớc ta là nước đi sau, bước vào xây dựng nền kinh tế thị trường vào những năm cuối thế kỷ XX, chúng ta không lặp lại toàn bộ tiến trình lịch sử trong sự phát triển của kinh tế thị trường mà các nước tư bản đã

trải qua, mà có thể đi thẳng vào xây dựng kinh tế thị trường theo hướng hiện đại. Kinh nghiệm thực tế của những nước đi sau chứng minh khả năng kết hợp những bước tuần tự và nhảy vọt.

Với tính chất như vậy, nền kinh tế thị trường mà chúng ta xây dựng phải chứa đựng những yếu tố cơ bản của một nền kinh tế thị trường hiện đại.

Trước hết, nó phải dựa trên một nền tảng kỹ thuật cao, công nghệ hiện đại, đồng thời phải là nền kinh tế có kế hoạch định hướng và có sự điều tiết của nhà nước ở tầm vĩ mô. Trong nền kinh tế ấy, phương pháp và cơ chế quản lý kinh tế phải mang tính hiện đại, tiên tiến; hệ thống thị trường phải phát triển đồng bộ, chứa đựng đầy đủ các yếu tố chi phối nền kinh tế vận hành ở trình độ theo hướng hiện đại. Hiển nhiên điều đó không tạo lập đầy đủ ngay trong một thời gian ngắn nhưng cần thiết phải tạo ra các nhân tố hiện đại ngay từ đầu đối với các lĩnh vực và các ngành kinh tế giữ vai trò then chốt trong nền kinh tế như ngân hàng, tài chính, thị trường chứng khoán.v v.

Thứ hai, đó là nền kinh tế nhiều thành phần phát triển dựa trên cơ sở có nhiều loại hình sở hữu cùng tồn tại và phát triển

Hai điều kiện ra đời và tồn tại của mọi nền kinh tế hàng hóa mà hình thức cao là nền kinh tế thị trường đó là sự phân công lao động xã hội đạt trình độ phát triển cao và sự tồn tại của các chủ thể sở hữu độc lập nhau. Trong giai đoạn đầu, sự phát triển của kinh tế thị trường, cái đảm bảo cho điều kiện thứ hai (các chủ sở hữu độc lập nhau) là chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.

Trong nền kinh tế thị trường hiện đại tư bản chủ nghĩa, mặc dù đã xuất hiện các hình thức sở hữu không thuần túy là tư nhân như sở hữu nhóm các nhà tư bản, sở hữu tập thể, sở hữu nhà nước, sở hữu hỗn hợp...., nhưng giữ vai trò chủ đại vẫn là sở hữu tư nhân.

Khác với quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường mà chúng ta xây dựng ngay từ đầu phải là nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu. Chế độ kinh tế đa hình thức sở hữu đảm bảo điều kiện thứ hai cho sự ra đời và phát triển của nền kinh tế thị trường.

Đặc điểm của thể chế kinh tế dựa trên cơ cấu đa loại hình sở hữu là mọi bộ phận hợp thành của nền kinh tế đều được khuyến khích phát triển và có cơ hội phát triển. Sự phát triển mạnh hơn, nhanh hơn của bộ phận này so với bộ phận kia phụ thuộc trước hết vào hiệu quả kinh tế của nó. Tuy nhiên, do xu hướng xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất là đặc điểm của sự phát triển nền kinh tế hiện đại, kinh tế tư hữu sẽ không giữ vai trò chủ đạo, hình thức kinh tế công hữu sẽ có nhiều điều kiện phát triển hơn. Các hình thức phi công hữu cũng được tạo điều kiện phát triển.

Thứ ba, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo

Trong nền kinh tế thị trương tư bản chủ nghĩa hiện đại, nhà nước giữ vai trò quan trọng. Nhà nước thực hiện việc can thiệp, điều tiết nền kinh tế.

Mức độ can thiệp, điều tiết này có khác nhau ở lúc này, lúc khác, nước này, nước khác, nhưng mục đích của sự điều tiết này thực chất là để hỗ trợ cho kinh tế tư nhân phát triển. Điều này xuất phát từ hai căn nguyên chủ yếu:

-Tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong điều kiện ngày nay còn nhiều tiềm năng cho sự phát triển kinh tế tư nhân.

-Nhà nước là nhà nước tư sản bị khống chế và chi phối các tập đoàn tư bản. Do đó trong những điều kiện, những lĩnh vực mà cả kinh tế tư nhân và các thành phần khác có khả năng tạo hiệu quả như nhau thì kinh tế tư nhân nhìn chung được ưu tiên, khuyến khích....

Tất nhiên, không thể phủ nhận là, nhà nước và khu vực kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa cũng có đóng góp vào việc mở rộng việc làm, đưa lại thu nhập cho người lao động, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế – xã hội. Những cải thiện này về thực chất cũng là tạo ra cơ sở và điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân có môi trường thuận lợi để phát triển hơn, để nâng cao hơn tỷ suất lợi nhuận.

Đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước không chỉ giữ vai trò can thiệp, điều tiết, trở thành tác nhân quan trọng của sự phát triển kinh tế, mà nhà nước còn phải giữ vai trò dẫn dắt, định hướng của nhà nước đối với nền kinh tế.

Cơ sở kinh tế trực tiếp để nhà nước xã hội chủ nghĩa có thể giữ vai trò điều tiết nền kinh tế chính là bộ phận kinh tế nhà nước. Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước không phải thể hiện ở quy mô lớn, tỷ trọng cao trong nền kinh tế quốc dân, mà nó thể hiện ở vai trò có khả năng định hướng, hỗ trợ và điều tiết sự phát triển chung của nền kinh tế. Như vậy kinh tế nhà nước không nhất thiết phải xuất hiện và có mặt ở hầu khắp các lĩnh vực mà chỉ cần tập trung vào một số khâu, một số lĩnh vực có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của nước nhà. Hơn nữa, vai trò chủ đạo còn cần phải thể hiện ở tính hiệu quả cao của chính khu vực kinh tế nhà nước so với các thành phần kinh tế khác cùng hoạt động trong môi trường tương ứng, tạo sự cộng hưởng cho sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế.

Thứ tư, phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện công bằng xã hội

Giữa công bằng xã hội và phát triển kinh tế có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Công bằng xã hội chỉ có thể thực hiện trong điều kiện phát triển nhất định của kinh tế, và ngược lại, việc thực hiện công bằng xã hội có thể thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn, bế tắc trong sự phát triển kinh tế.

Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa hiện đại, đã có những yếu tố công bằng xã hội so với những giai đoạn trước đây. Sở dĩ có điều đó là vì;

-Sự đấu tranh của nhân dân lao động đòi quyền lợi cho mình.

-Do những bế tắc trong phát triển kinh tế buộc chủ nghĩa tư bản phải điều chỉnh, thực hiện công bằng xã hội ở mức nhất định để mở đường cho bước phát triển tiếp theo của kinh tế.

Khác với nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công bằng xã hội được chủ động thực hiện một cách thỏa đáng trên mỗi trình độ phát triển nhất định của kinh tế.

Công bằng xã hội được thực hiện trên nguyên tắc phù hợp với từng giai đoạn phát triển của kinh tế nhưng không làm triệt tiêu động lực phát triển kinh tế.

Công bằng xã hội được thực hiện trên những lĩnh vực sau:

-Trong lĩnh vực sản xuất: tạo cơ hội bình đẳng trong sản xuất kinh doanh, đảm bảo lợi nhuận thu được phù hợp với hiệu quả sản xuất và đầu tư...

-Trong lĩnh vực xã hội: hạn chế phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội, tạo lập các cơ hội ngang nhau trong giáo dục, tiếp cận các thông tin tri thức mới v. v...

Thứ năm, phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa và phát triển con người

Trước đây, sự phát triển văn hóa chỉ được xem là một sự xa hoa, là cái đuôi, của sự phát triển kinh tế. Nhưng trong thời đại ngày nay, phát triển văn hóa trở thành một nhân tố quan trọng cho phát triển kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa hiện đại, văn hóa đã được chủ nghĩa tư bản lợi dụng để phát triển kinh tế. Đó là một triết lý lớn của sự phát triển kinh tế:

trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa hiện đại, văn hóa được chủ nghĩa tư bản lợi dụng để phát triển kinh tế . Với mô thức nhấn mạnh đến tăng trưởng, coi chỉ tiêu GDP là mục tiêu thể hiện sự phát triển, các quốc gia phương Tây bằng mọi cách để nâng cao tốc độ GDP và tăng trưởng đã thành một lối sống. Thực tiễn phát triển những thập kỷ sau chiến tranh cho thấy mô thức phát triển của phương Tây, cái đang được hô hào áp dụng vào thế giới thứ ba không phải là con đường lý tưởng của nhân loại.

Những phương cách ứng xử với văn hóa theo kiểu phát triển kinh tế bất chấp văn hóa như chủ nghĩa tư bản đầu thế kỷ XIX, hay cách thức giải quyết

kinh tế trước rồi văn hóa sẽ theo sau, v.v.. đã bộc lộ những hạn chế kìm hãm sự phát triển toàn diện của con người.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế và vắn hóa gắn bó chặt chẽ, là hai lĩnh vực không tách rời nhau. Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là nhân tố thúc đẩy và còn là hệ điều tiết cho sự phát triển. Điều đó cũng có nghĩa rằng mọi sự phát triển cũng là vì con người, do con người và cho con người. Đây là đặc trưng không thể thiếu được của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thứ sáu, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải là nền kinh tế mở.

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không phải là nền kinh tế khép kín mà phải là nền kinh tế mở. Mặc dù thể giới bên ngoài là thế giới tư bản chủ nghĩa, nhưng thực chất mở là một yếu tố tất yếu của nền kinh tế thị trường hiện đại. Tính chất mở của nền kinh tế thể hịên ở sự tham gia, hội nhập vào các hoạt động kinh tế khu vực và trên toàn thế giới, tham gia vào sự phân công lao động quốc tế với một cơ cấu kinh tế mở.17, tr. 203- 214

Sau gần hai mươi năm đổi mới chuyển sang kinh tế thị trường, chúng ta đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, nhất là những thành tựu trong lĩnh vực kinh tế; đã chấm rứt được khủng hoảng, khắc phục, kiềm chế được lạm phát, đời sống xã hội có nhiều biến đổi tích cực. Thực tế này nói lên sự đúng đắn và cần thiêt phải tiếp tục đẩy mạnh quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

2.4.2. Những biểu hiện đặc trưng của chế độ sở hữu tư liệu sản xuất trong

Một phần của tài liệu Sở hữu tư liệu sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)