Những biểu hiện đặc trưng của chế độ sở hữu tư liệu sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Sở hữu tư liệu sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 67 - 91)

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỞ HỮU, SỞ HỮU TƯ LIỆU SẢN XUẤT VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, BIẾN ĐỔI CỦA CHẾ ĐỘ SỞ HỮU VỀ TƯ LIỆU SẢN XUẤT TRONG NỀN KINH TẾ

2.4. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và những biểu hiện đặc trưng về chế độ sở hữu tư liệu sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

2.4.2 Những biểu hiện đặc trưng của chế độ sở hữu tư liệu sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Việc xác định những đặc trưng của chế độ sở hữu tư liệu sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một công việc

không đơn giản bởi lẽ chúng ta mới chỉ đang ở bước đầu xây dựng một nền kinh tế theo mô hình đặc thù chưa từng có tiền lệ trong lịch sử.

Tuy nhiên, nhu cầu phát triển của thực tiễn luôn luôn đòi hỏi lý luận phải đi trước, mở đường cho sự phát triển của thực tiễn.

Với những kinh nghiệm gần hai mươi năm xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, kết hợp những với những phân tích kinh nghiệm của các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc, có thể cho phép bước đầu khái quát hóa những biểu hiện mang tính đặc trưng của chế độ sở hữu tư liệu sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Những khái quát này có thể góp phần tích cực vào quá trình hoàn thiện lý luận kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và góp phần tích cực vào quá trình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đặc trưng 1: Chế độ sở hữu tư liệu sản xuất trong nền kinh tế thị trường mang đặc trưng của một cơ cấu sở hữu nhiều loại hình cùng tồn tại trong một thể thống nhất của nền kinh tế

Quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam diễn ra trong gần hai chục năm qua đã có sự biến đổi căn bản ở chiều sâu của nó. Đó là sự biến đổi trong cơ cấu sở hữu của nền kinh tế. Từ một nền kinh tế gần như tuyệt đối dựa trên nền tảng thuần nhất là chế độ công hữu với hai hình thức sở hữu là toàn dân và tập thể đã từng bước tạo lập một cơ cấu sở hữu nhị nguyên công tư kết hợp với nhiều hình thức sở hữu đa dạng đan xen hỗn hợp ngày càng thích hợp với thực tiễn huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho chiến lược tăng trưởng và phát triển kinh tế theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh. Đó là kết quả của một quá trình:

1.Làm sống lại và phát triển nhanh chóng các thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân dưới mọi hình thức: cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân . Chỉ cần ở bất cứ lĩnh vực nào không có cấm đoán ngặt ngèo của thể chế kinh tế truyền thống là ở đó có mặt của kinh tế tư nhân. Quá trình tái sinh và phát

triển của sở hữu tư nhân đã diễn ra theo khuynh hướng tự phát hơn là tự giác, vợt qua khả năng quản lý thực tế của nhà nước.

2. Quá trình giải thể của chế độ hợp tác xã truyền thống, tái thiết lập chế độ hợp tác xã kiểu mới diễn ra song song với quá trình phân tách quyền sở hữu tối cao của Nhà nước ra khỏi quyền sử dụng, định đoạt, chuyển nhượng ... có thời hạn đối với ruộng đất-tư liệu sản xuất cơ bản nhất trong nông nghiệp. Từ đó làm hình thành kinh tế hộ gia đình mà trong thực tế là thuộc sở hữu tư nhân . Kinh tế tập thể dựa trên sở hữu tập thể được tạo ra bởi chế độ hợp tác xã kiểu mới cũng được tái thiết lập nhưng trong thực tế là chiếm một tỷ trọng không lớn, chủ yếu là sở hữu của hợp tác xã dịch vụ cho quá trình sản xuất của kinh tế hộ gia đình và thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như cung ứng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất.

3. Quá trình cải tổ chế độ sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý trong bộ phận một số doanh nghiệp và tổ chức kinh tế thuộc thành phần kinh tế Nhà nước. Quá trình này diễn ra căn bản theo xu hướng phân tách quyền sở hữu và quyền kinh doanh tài sản thuộc sở hữu toàn dân và tái thiết lại cơ chế phân bổ nguồn lực giữa các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp Nhà nước. Kết quả là giảm thiểu được mức độ can thiệp của chính quyền vào doanh nghiệp. Đã hình thành được một số doanh nghiệp theo chế độ cổ phần hóa tạo ra cơ cấu sở hữu đa nguyên trong chế độ quyền tài sản kinh doanh của các doanh nghiệp kiểu mới.

4. Quá trình mở rộng kinh tế đối ngoại đã tạo cơ hội cho việc xác lập và phát triển thành kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Về cơ bản, thành phần kinh tế này dựa trên chế độ sở hữu tư nhân .

5. Quá trình cải tổ chế độ sở hữu toàn dân mà trong thực tế quản lý và vận hành tài sản kinh doanh là thuộc sở hữu nhà nước cùng quá trình mở rộng kinh tế đối ngoại và phát triển kinh tế tư bản tư nhân trong nước đã làm hình thành kinh tế tư bản nhà nước với kết cấu đa nguyên về sở hữu tài sản của các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế này.

Quá trình chuyển đổi theo phương thức tiệm tiến của nền kinh tế Việt Nam sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong gần hai chục năm qua đã có được sự biến đổi khá sâu sắc trong chế độ sở hữu của nền kinh tế so với chế độ sở hữu của nền kinh tế tập trung truyền thống trước đó. Đây là một nguyên nhân sâu xa của những thành tựu kinh tế được ghi nhận. Sự tồn tại của nhiều hình thức sở hữu đa dạng đã chứng minh tất yếu của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển đa dạng, năng động của lực lượng sản xuất hiện có của nền kinh tế thị trường theo xu hướng mở cửa, hội nhập kinh tế hiện nay của Việt Nam.

Xét trong tổng thể, quá trình hình thành cơ cấu sở hữu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam có đặc trưng diễn ra theo hai xu hướng :

- Đa dạng hóa các loại hình sở hữu và phân tách quyền sở hữu với quyền sử dụng (kinh doanh) tài sản; liên kết sở hữu tài sản dưới hình thức chế độ đa nguyên tài sản của các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế.

- Các thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân có xu hướng phát triển nhanh chúng và tỏ rừ sức mạnh tiềm năng vốn cú của nú trong cơ chế thị trường, trái lại các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế dựa trên các hình thức công hữu có xu hướng thu hẹp tỷ trọng trong nền kinh tế và tỏ ra rất khó thích ứng với cơ chế thị trường mặc dù đã có sự hỗ trợ rất lớn của Nhà nước .

Hai xu hướng nói trên hoàn toàn trái ngược với xu hướng vận động của nền kinh tế trước thời kỳ đổi mới. Đây là thực tiễn minh chứng: quan niệm nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam căn bản dựa trên chế độ công hữu chiếm ưu thế là không có căn cứ thực tiễn vững chắc.

Do vậy, cần khẳng định rằng: Đặc điểm về chế độ sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một chế độ sở hữu nhiều loại hình cùng tồn tại trong một cơ cấu thống nhất. Để bảo đảm

tính phù hợp của quan hệ sản xuất nói chung, quan hệ sở hữu nói riêng đối với các lực lượng sản xuất đa dạng, nhiều trình độ phát triển năng động theo xu hướng xã hội hóa, quốc tế hóa hiện nay thì cơ cấu sở hữu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cần thiết phải là sự thống nhất giữa sở hữu công cộng và sở hữu tư nhân dưới nhiều hình thức đa dạng trong sự phân công và phối hợp tự nhiên theo chức năng và khả năng vốn có của các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.

Như vậy, ở nước ta hiện nay các tổ chức doanh nghịêp nhà nước cần đầu tư vào các lĩnh vực đặc biệt then chốt có ý nghĩa đảm bảo an ninh quốc gia và an toàn trong quá trình vận động vĩ mô của nền kinh tế cũng như lĩnh vực độc quyền tự nhiên. Trái lại, các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp dựa trên sở hữu tư nhân cần có được cơ hội phát triển ở tất cả các lĩnh vực còn của nền kinh tế theo cơ chế thị trường, cùng cạnh tranh bình đẳng theo pháp luật.

Nước ta đang xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đòi hỏi "phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế- xã hội có tính chất quá độ.16,tr.85Trong đường lối kinh tế Đảng đề ra Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa". 16, tr.

89.

Muốn vậy thì phải tạo điều kiện cho nền kinh tế của Việt Nam đạt được bước tăng trưởng kinh tế cao và để làm được điều đó thì hình thức sở hữu nào còn phù hợp và có tiềm năng tăng trởng cao thì phải được phát huy rộng rãi, đặc biệt là sở hữu tư nhân, cũng có vai trò và vị trí quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, sử dụng được mọi nguồn nhân lực không hạn chế quy mô.

Quan hệ sở hữu là nhân tố cơ bản có vai trò quyết định đối với các nhân tố khác của hệ thống quan hệ sản xuất. Do vậy việc xây dựng và hoàn thiện các quan hệ sở hữu có một ý nghĩa hết sức to lớn. Để xây dựng và hoàn thiện các quan hệ sở hữu theo định hướng xã hội chủ nghĩa cần coi trọng những vấn đề sau:

-Thừa nhận và tạo điều kiện cho mọi hình thức sở hữu tương ứng với các trình độ phát triển khác nhau của lực lượng sản xuất cùng tồn tại.

Lịch sử từ xưa tới nay luôn tồn tại những hình thức sở hữu khác nhau trong mỗi nền kinh tế, điều đó suy đến cùng được quy định một cách khách quan bởi những trình độ phát triển khác nhau của lực lượng sản xuất xã hội.

- Việc thừa nhận và tạo điều kiện cho mọi hình thức sở hữu, mọi thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển sẽ động viên được mọi chủ sở hữu tham gia vào phát triển kinh tế, phát triển sản xuất hàng hoá lại kích thích và tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, tính đa dạng về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất sẽ giảm dần và khi lực lượng sản xuất phát triển ở trình độ cao sẽ làm cho tính chất xã hội hoá sản xuất ngày càng cao đây là cơ sở kinh tế làm nảy sinh nhu cầu xác lập sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và tạo điều kiện thúc đẩy sự văn minh của con người hướng tới giải phóng con người, giải phóng sức sáng tạo thuộc năng lực lao động của con người và nó được hưởng thụ những lợi ích có được từ sự sáng tạo ấy.

- Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, do sự đa dạng về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất mà trong nền kinh tế tồn tại đồng thời các cấp độ phát triển khác nhau của quan hệ sở hữu nói trên, biểu hiện thành một hình thức sở hữu trong nền kinh tế. Do vậy trong thời kỳ quá độ các quan hệ sở hữu trong nền kinh tế rất đa dạng và tồn tại các hình thức sở hữu khác nhau, đến lượt nó lại là cơ sở tồn tại của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thời kỳ quá độ mỗi hình thức sở hữu của một quan hệ sản xuất nhất định và tương ứng với nó là một thành phần kinh tế đều có vai trò

tích cực nhất định góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội và do đó thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước là một yêu cầu khách quan.

Cụ thể như cần mở rộng các hình thức kinh tế tư bản nhà nước loại hình sở hữu tiến bộ nằm trong cơ cấu của quan hệ sản xuất định hướng xã hội chủ nghĩa cũng là một trong những cách thức để thu hút nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng khả năng vật chất đảm bảo công bằng xã hội.

Đối với sự phát triển của các chế độ sở hữu kinh tế khác nhaunếu như trước đây chủ yếu dựa vào chính sách thì nay cần chuyển sang phương hướng xây dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng, phát huy thế mạnh của từng thành phần kinh tế khác nhau, nâng cao hiệu quả và ích lợi, tăng cường sức sống.

Phải có thái độ đối xử bình đẳng, tiếp tục khuyến khích các thành phần kinh tế khác nhau cùng phát triển, kiên trì sự phát triển của kinh tế nhà nước không nên lấy việc hạn chế sự phát triển của thành phần kinh tế khác làm điều kiện tiền đề.

Việc điều tiết vĩ mô của nhà nước, việc quản lý thu thuế, việc quản lý hành chính cần thiết, việc cung cấp các loại dịch vụ, đối với các thành phần sở hữu kinh tế khác nhau phải đối xử bình đẳng. Phải đặc biệt chú ý tăng cường sự quản lý đối với các xí nghiệp tập thể, các thể tư doanh và đầu tư của nước ngoài.

Hoàn thiện quy tắc thị trường mà các thành phần kinh tế bình đẳng cạnh tranh. Tiếp tục công bằng về thuế; cải cách sâu sắc giá cả, chỉnh đốn mối quan

hệ giá cả. Từng bước xóa bỏ chính sách ưu đãi theo thành phần kinh tế, chống lũng đoạn, ngăn cấm cạnh tranh không chính đáng. Đồng thời, phải tăng cường công tác lập pháp , hành pháp có liên quan.

Nhanh chóng cải cách chế độ bảo hiểm xã hội; thực hiện bảo hiểm xã hội cơ bản đối với người công nhân viên chức của các loại xí nghiệp và những người lao động cá thể ở thành phố và thị trấn.40, tr.178-179

Tăng cường việc chỉ đạo và quản lý đối với kinh tế cá thể và tư nhân. Nâng cao trình độ tổ chức hóa kinh tế cá thể và tư nhân, xúc tiến xã hội hóa vốn.

Chỉ đạo và giúp đỡ một số xí nghiệp tư nhân khá lớn, triển vọng tiêu thụ hàng hóa tốt để cải tạo thành công ty hữu hạn cổ phần, khi có đầy đủ điều kiện thì có thể mở thị trường chứng khoán.

Hoàn thiện các văn bản pháp quy về việc bảo vệ tài sản cá nhân và quyền thu lợi ích tài sản . Xây dựng, kiện toàn chế độ pháp quy có liên quan, làm cho kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân mở rộng hoạt động kinh doanh trong phạm vi luật pháp cho phép, xây dựng chế độ tài chính càn thiết, kiện toàn chế độ thuế khóa, tăng cường việc thu thuế.

Tạo điều kiện, khuyến khích cá nhân người lao động trực tiếp đầu tư vốn. Tài sản của cá nhân. Thu hút số tiền này trực tiếp đầu tư có lợi cho việc giải quyết dần mâu thuẫn căng thẳng về vốn của xí nghiệp và thúc đẩy việc chuyển đổi cơ chế kinh doanh của xí nghiệp, cũng có thể giảm bớt được khó khăn bế tắc mà ngân hàng nhà nước phải gánh vác. Khai thác nhiều nguồn đầu tư vốn, ngoài việc tiếp tục ổn định cải tạo xí nghiệp quốc doanh có điều kiện thành công ty hữu hạn cổ phần thu hút vốn đầu tư của dân chúng, tích cực tiến hành thí điểm công ty quản lý đầu tư vốn do nhà nước khống chế cổ phần, phát triển quỹ đầu tư vốn chung, chuyển tiền vốn phân tán của cá nhân thành vốn tài sản do nhà nước khống chế.

Tiếp tục kiên trì mở cửa với nước ngoài, tích cực thu hút vốn của nước ngoài, mở cửa rộng hơn nữa thị trường trong nước, cải thiện môi trường dầu tư vốn, mở rộng lĩnh vực đầu tư vốn, nâng cao hiều quả đầu tư vốn, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn vào công trình cơ sở, các xí nghiệp cơ sở, ngành nghề có kỹ thuật cao và mới và việc cải tạo kỹ thuật của

Một phần của tài liệu Sở hữu tư liệu sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 67 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)