CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỞ HỮU, SỞ HỮU TƯ LIỆU SẢN XUẤT VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, BIẾN ĐỔI CỦA CHẾ ĐỘ SỞ HỮU VỀ TƯ LIỆU SẢN XUẤT TRONG NỀN KINH TẾ
2.2. Sự khủng hoảng của chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa theo mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, việc xây dựng chủ nghĩa xã hội gắn chặt với quá trình xã hội hoá lực lượng sản xuất. Nhưng việc tiến hành xã hội hoá lượng sản xuất phải diễn ra từng bước song song với sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Do chủ quan duy ý chí nên đã có những cách hiểu chưa đúng và vận dụng thiếu biện chứng một số quan điểm của C.Mác, Ph.Ăng-ghen và V.I.Lênin vào thực tiễn vốn sôi động và cho rằng cần phải xóa ngay chế độ tư hữu trong một thời gian ngắn.
Theo lý luận của chủ nghĩa Mác, quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển thực tế của các lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất không chỉ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất trong trường hợp lạc hậu mà ngay cả trong trường hợp vượt quá tính quy định của sự phát triển của lực lượng sản xuất hiện có. Thực tế lịch sử cũng cho ta thấy, lực lượng sản xuất phát triển đến mức nào thì kéo theo tính chất xã hội hóa cao đến mức đó và nó đòi hỏi một hình thức tương ứng về sử dụng lực lượng sản xuất ấy.
Trong khi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở các nước xã hội chủ nghĩa còn ở trình độ thấp kém mà đã thực hiện công hữu hoá ngay thì thực ra là ta đã nóng vội, về thực chất nhà nước hoá các tư liệu sản xuất không dựa trên sự chín muồi của lực lượng sản xuất mà trái lại tạo ra thái độ thiếu trách nhiệm của xã hội đối với tư liệu sản xuất và quá trình sản xuất nói chung. Cùng với điều đó kế hoạch hoá tập trung trong điều kiện mà sự phát triển của lực lượng sản xuất chưa đạt đến mức đòi hỏi phải kế hoạch hoá tập
trung, lực lượng sản xuất cũng chưa cho phép đạt tới trình độ kế hoạch hoá tập trung đã dẫn đến việc phá hoại lực lượng sản xuất ngăn cản sự phát triển tự nhiên của nó.
Các nước xã hội chủ nghĩa theo mô hình kế hoạch hóa tập trung (trong đó có Việt Nam) đã giải quyết vấn đề công bằng xã hội bằng cách tập trung giải quyết vấn đề sở hữu và các nước đã xoá bỏ tư hữu, thiết lập chế độ công hữu dưới hai hình thức sở hữu toàn dân và tập thể, mặt khác nhà nước thực hiện chính sách bao cấp cho toàn xã hội với mục tiêu là thực hiện công bằng nhưng trên thực tế không thực hiện được công bằng, mà thực chất chỉ phân phối bình quân và tạo cơ hội cho đặc quyền đặc lợi của một số ít người. Do đó không có động lực để phát triển kinh tế -xã hội. Hậu quả cuối cùng đã xảy ra sự khủng hoảng của mô hình vốn được coi là lý tưởng.
Nhìn chung ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa lực lượng sản xuất chưa phát triển, trình độ xã hội hoá chưa cao, những yếu tố văn hoá truyền thống lạc hậu còn thống trị nặng nề, việc tạo lập cơ sở xã hội cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa cũng chưa đầy đủ, làm cho cho chủ nghĩa xã hội không có cơ sở để ăn sâu bám dễ một cách vững chắc. Thêm vào đó, những hạn chế do chủ quan trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xó hội ngày càng bộc lộ rừ nột nhất là trong lĩnh vực kinh tế.
Cũng chính từ thực tế đó mà nhiều tác giả nước ngoài đã tiến hành những phê phán gay gắt với những bộc lộ hạn chế của mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ trong các nước xã hội chủ nghĩa theo mô hình Liên Xô.
A.Znurvlev, tiến sĩ kinh tế học, đại biểu nhân dân Liên Xô, viết: Một trong những lầm lẫn căn bản nhất mà hiện nay đã được khắc phục ở một mức độ đáng kể là quan niệm cho rằng cứ hòa chung tất cả các hình thức sở hữu lại thành một hình thức sở hữu duy nhất là sở hữu toàn dân là có thể loại bỏ tình trạng người bóc lột người. Quan niệm sai lầm về sở hữu đã đưa tới những hậu quả không lường được. Nói như V.Mironov, một biến đổi đầy thảm họa về cơ
cấu xã hội - giai cấp đã xẩy ra trước hết là do toàn bộ cơ thể xã hội được chuyển từ cái trục sở hữu sang cái trục quyền lực. Nói cách khác, các nhóm xã hội được quy định không phải ở chỗ có hay không có sở hữu, mà ở vị trí mạng lưới thứ bậc của quan hệ quyền lực. Và về thực chất, cơ cấu của quan hệ sản xuất Châu Á đã được tái hiện, tuy có thay đổi nhiều điểm. Với chế độ sở hữu toàn dõn (sở hữu nhà nước) duy nhất, hoặc giữ vai trũ chi phối, rừ ràng ở Liên Xô đã không xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa theo đúng khái niệm này, mà xây dựng nên một xã hội độc tài - quan liêu,
Tác giả E.Starikov đã dùng khái niệm tính chất Châu á để chỉ những đặc trưng của sự phát triển xã hội Liên Xô trước đây. Trong xã hội này, các quan hệ chính trị-nhà nước hòa chung với các quan hệ sở hữu tức là nhà nước trở thành người sở hữu cao nhất về tư liệu sản xuất, và do đó, toàn bộ đời sống xã hội hoàn toàn phụ thuộc vào nhà nước kỳ quái ấy. Cơ cấu xã hội được phân chia theo những dấu hiệu khác với những dấu hiệu giai cấp. Tác giả phân biệt hai mô hình xã hội khác nhau với sự phân chia cơ cấu xã hội khác nhau. Một mô hình dựa vào thị trường tức là dựa vào sự trao đổi hàng hóa – tiền tệ, theo chiều ngang, theo quy luật giá trị; do đó cơ cấu xã hội giai cấp hình thành trên cơ sở những chủ thể sở hữu độc lập với nhà nước, đạt tới trình độ xã hội công dân phát triển, trong đó tổ chức chính trị của chính quyền chỉ là một yếu tố kiến trúc thượng tầng. Còn mô hình Xô Viết trước đây dựa vào phân phối lại, tức là thực hiện trao đổi sản phẩm không phải hàng hóa ngang giá, theo chiều dọc, trong đó chính quyền trung ương chiếm lấy sản phẩm thặng dư để phân phối lại sau đó. Và như vậy là đã không cho phép tồn tại kinh tế thị trường và tất nhiờn là đó dẫn kinh tế xó hội đến ngừ cụt. Bởi vỡ, cả Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa theo mô hình truyền thống đều chỉ dựa trên nhà nước sở hữu không cho phép tồn tại những hình thức sở hữu nào về những tư liệu sản xuất cơ bản ngoài hình thức sở hữu nhà nước. Khi tuyên bố thiết lập chế độ sở hữu toàn dân (sở hữu nhà nước) trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân thì cũng là khi người lao động mất đi tư cách người sở hữu thực
tế đối với tư liệu sản xuất. Liên Xô trong những năm 30-50, người ta đã áp dụng những hạn chế đối với tự do các nhân của công dân (hệ thống giấy chứng minh-thông hành hạn chế đi lại trong nước, nhất là đối với nông dân và hạn chế việc đi ra nước ngoài... ), cũng như biện pháp nhằm nhà nước hóa nhân lực của xã hội. Chính là từ đó, người lao động bị tước mất tư cách người sở hữu thực tế, khi sở hữu toàn dân không phải là sở hữu của ai cả, các qúa trình tha hóa, chán nản về mặt xã hội và kỹ thuật suy sụp đã dần dần tăng lên.
Vấn đề không phải là ở trình độ kém cỏi của những người nhân danh nhà nước đưa ra biện pháp đụng tới số phận hàng triệu người mà vấn đề chủ yếu là tình trạng đó xuất hiện do tách rời sở hữu và trách nhiệm.
Cũng như tác giả khác, R.Nureev nói tới một hệ quả rất quan trọng của Nhà nước sở hữu là quá trình nhà nước hóa không chỉ diễn ra trong lĩnh vực sản xuất, mà cả trong lĩnh vực phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Nhà nước quy định tiêu chuẩn sinh hoạt của con người trong tất cả các lĩnh vực theo vị trí trong hệ thứ bậc Đảng - Nhà nước, đặc biệt điều đó biểu hiện trong lĩnh vực phân phối. Đúng là lúc đầu, về mặt phân phối, các xu hướng bình quân thống trị. Nhưng sau đó, diễn ra quá trình tách rời cống hiến lao động và tiền công, nhiều đặc quyền đặc lợi được áp dụng cho những người làm việc trong bộ máy Đảng - Nhà nước. Nguyên tắc làm theo năng lực, hưởng theo lao động
bị bóp méo.
Chế độ sở hữu nhà nước như vậy, không chỉ triệt tiêu những động lực phát triển kinh tế và xã hội bên trong các nước xã hội chủ nghĩa mà còn làm cho nền kinh tế của các nước này tụt lại sau các nước tư bản chủ nghĩa.24, tr.3-9
Theo Sergei Alekseev, viện sĩ thông thông tấn Viện hàn lâm khoa học Liên Xô trước đây, chủ tịch ủy ban kiểm tra về hiến pháp của Liên Xô, trong một bài viết gần đây trên tờ Người cộng sản dưới nhan đề: Sở hữu cho người lao động. Tác giả xuất phát từ quan niệm chủ nghĩa xã hội tự do để bàn tới vấn đề sở hữu. Theo ông, việc thêm vào thuật ngữ chủ nghĩa xã hội
bằng những tính từ dân chủ, nhân đạo sẽ không tiến lên được bao nhiêu, nếu không gắn chủ nghĩa xã hội với tự do. Chủ nghĩa xã hội trước hết phải là một xã hội tự do công dân. Nhưng, một xã hội thật sự tự do bắt đầu từ cái gì? Ông đặt ra câu hỏi ấy và trả lời ngay rằng phải từ sở hữu, tính từ phổ biến của nó, từ sở hữu của mọi người. Bởi thật đơn giản: để cho tự do được khẳng định trong xã hội theo những nguyên tắc công bằng, bình đẳng, cộng đồng người tức là những gì trong sáng nằm trong tư tưởng xã hội chủ nghĩa thì cần phải làm cho tất cả mọi người trở thành người có sở hữu.
Cụ thể hơn, cần phải làm sao để cho tất cả những người sản xuất có khả năng thực tế và ngang nhau trong việc tham gia trực tiếp vào quan hệ sở hữu sản xuất. Nói cách khác, một xã hội tự do cần có:
-Thị trường, vì sản xuất hàng hóa – thị trường về nguyên tắc không thể có được nếu người sản xuất không có quyền sở hữu về sản phẩm làm ra.
- Tính độc lập của người sản xuất, trên những liên hiệp của họ;
- Sự bình đẳng về khả năng;
- Tự do thật sự về cơ sở sống đầu tiên của xã hội về kinh tế;
- Chỗ dựa vững chắc và tin cậy cho các tự do chính trị và tinh thần...
Theo ý nghĩa đó, sở hữu chính là cơ sở của xã hội tự do, không phải là sở hữu nói chung, mà sở hữu sản xuất và điều cốt yếu hơn, là sở hữu của người sản xuất. Không chỉ có thế. Tác giả viết: Tôi xin nhấn mạnh: không phải chỉ là sở hữu xã hội, mà là sở hữu theo những nguyên tắc tậo thể, nhưng đó là của chính những người sản xuất. Đó là then chốt của vấn đề, là cái gốc của nó. Vì chỉ có sở hữu ấy mới có thể duy trì được sự quan tâm thường xuyên, không xụt giảm của chính người sản xuất đối với lao động căng thẳng, Có chất lượng cao.
Sở hữu đó là sở hữu tập thể, như sở hữu của các hội nông dân, chẳng hạn. Nhưng trong thời đại có trình độ phát triển công nghiệp hiện đại, không
thể tránh khỏi sự tồn tại của sản xuất lớn, không thể phân chia được về kỹ thuật và công nghệ, không cho phép chia nhỏ những tư nhân, riêng rẽ. Vậy làm thế nào ? Làm thế nào để đưa sản xuất vào các quan hệ sở hữu ở những cơ sở sản xuất lớn ấy ? Giữ nguyên sở hữu nhà nước chăng ? Không thể được! Có một phương án thích đáng để thay cho sở hữu nhà nước. Theo tác giả, đó là những hợp tác xã sản xuất và những xí nghiệp hợp tác, những hình thức trực tiếp đưa người sản xuất vào các quan hệ sở hữu hợp tác hay tập thể làm cho họ trở thành những người cùng sở hữu.
Trong điều kiện hiện nay, Cũng theo Sergei Alekseev: đa tạo ra những tiền đề pháp lý để đưa người sản xuất vào các quan hệ sở hữu thông qua các hợp tác xã sản xuất và các xí nghiệp tập thể. Mới đây đã có luật về hợp tác hoàn chỉnh hơn. Luật pháp mới về sở hữu và về cho thuê cho phép thực hiện việc phi nhà nước hóa về sở hữu độc quyền siêu tập trung chưa từng có trong lịch sử. Các xí nghiệp nhà nước có quyền chuyển sang cho thuê, tăng thêm tài sản của mình, và sau đó, tập thể mua lại các xí nghiệp để trở thành xí nghiệp tập thể, trong đó công nhân và nhân viên có quyền sở hữu tài sản. Tư nhân hóa sở hữu được coi như là một yếu tố căn bản của chương trình toàn quốc chuyển sang thị trường.
Nhưng cách đặt vấn đề như vậy có phù hợp với chủ nghĩa Mác không ? Theo S. Alekseev, quan niệm về xã hội theo như xã hội của những người sở hữu là tuyệt đối phù hợp với nội dung của của chủ nghĩa Mác đích thực, ban đầu. Bởi vì, cái chủ yếu nhất đối với chủ nghĩa Mác là khắc phục sự tách rời của con người khỏi tư liệu sản xuất, khỏi sở hữu, khỏi những điều kiện tồn tại thật sự của con người, khỏi văn hóa. Không phải vô cớ mà chính Lênin, vào cuối đời đã chú trọng tới cái cơ sở của những cơ sở ấy của những quan điểm mác xít, khi ông gọi chủ nghĩa xã hội là chế độ của những người hợp tác văn minh.
Khắc phục sự tác rời của người sản xuất tư liệu sản xuất - điều đó có nghĩa là đạt tới chỗ người sản xuất và người sở hữu thống nhất lại trong cùng
một nhân vật. Như vậy, xã hội trong đó người sản xuất là nhân vật chính cũng trở thành xó hội của những người sở hữu. Tỏc giả núi rừ hơn: Xột về một ý nghĩa nào đó, thậm chí đó là xã hội của những người sở hữu tư nhân, nhưng là những người sở hữu tư nhân tự do.
Chính C.Mác đã có những ý kiến thích thú về những ưu điểm của sở hữu tư nhân tự do. Nhà lý luận về sự xóa bỏ tư hữu này (như người ta gọi Mác như vậy) đã từng khẳng định rằng sản xuất nhỏ dựa trên sở hữu ấy là điều kiện cần thiết cho cá tính tự do của bản thân người lao động. Hơn nữa, chỉ ở đâu người lao động là người sở hữu tư nhân tự do về những điều kiện lao động do chính anh ta thực hiện, thì ở đó phương thức sản xuất tương ứng mới đạt tới sự phồn vinh, mới biểu hiện được toàn bộ năng lượng của nó.
Nhưng thế phải chăng là trái với công thức mọi người đều biết nói rằng, thực chất của chủ nghĩa cộng sản là xóa bỏ chế độ tư hữu ?
Tiếc thay, trong khi thường nhắc đi nhắc lại công thức này, người ta lại không chú ý đúng mức tới một điều: đây không phải là nói tới sở hữu tư nhân (chế độ tư hữu) nói chung mà chỉ là chế độ tư hữu trong những điều kiện tách người sản xuất khỏi tư liệu sản xuất. Tức là khi xã hội chia thành người sở hữu và người sản xuất, những người này bị tước mất tư liệu sản xuất và vì thế buộc phải bán sức lao động theo lối làm thuê.
Tác giả cho rằng, ngay chế độ làm thuê (kết hợp với chế độ tư hữu ) đã là một bước tiến lịch sử to lớn tiến tới tự do so với lao động cưỡng bức.
Nhưng nó vẫn không thể chặn đứng được loài người tự phát trượt vào thảm họa. Còn xã hội theo chủ nghĩa xã hội tự do, bằng cách tiếp nhận tất cả những gì tích cực do chế độ tư hữu đưa lại ở các nước văn minh, có thể làm cho chế độ tư hữu trở thành phổ biến và tự do. Tác giả khẳng định đó không phải là
lâu đài xây dựng trên không, không phải là không tưởng.